Infonet – Hiện nay, ngay tại trung tâm Sài Gòn vẫn còn nhiều lô đất vàng trị giá hàng trăm tỷ đồng bị bỏ hoang hoặc biến thành những bãi giữ xe tạm bợ. Trong khi theo những dự án đã từng được duyệt, nơi đây lẽ ra đã mọc lên những tòa cao ốc quy mô và hoành tráng.
Với diện tích lên đến hàng m2, thật khó để định giá chính xác những “miếng vàng” này, bởi tất cả đều nằm ở vị trí đắc địa, nơi mỗi m2 đất có giá tới hàng trăm triệu đồng. Theo thiết kế, đây đều là những công trình tầm cỡ, với vốn đầu tư từ hàng chục tới hàng trăm triệu USD. Dù những công trình này đã được cấp phép xây dựng khá lâu, nhưng cho tới thời điểm này, hầu hết âm thầm bỏ hoang hoặc làm bãi xe tạm cho nhân viên văn phòng và khách uống cà phê ở trung tâm thành phố.
Với diện tích lên đến hàng m2, thật khó để định giá chính xác những “miếng vàng” này, bởi tất cả đều nằm ở vị trí đắc địa, nơi mỗi m2 đất có giá tới hàng trăm triệu đồng. Theo thiết kế, đây đều là những công trình tầm cỡ, với vốn đầu tư từ hàng chục tới hàng trăm triệu USD. Dù những công trình này đã được cấp phép xây dựng khá lâu, nhưng cho tới thời điểm này, hầu hết âm thầm bỏ hoang hoặc làm bãi xe tạm cho nhân viên văn phòng và khách uống cà phê ở trung tâm thành phố.
Trung tâm vàng bạc, đá quý SJC… bỏ hoang
Được cấp phép đầu tư vào tháng 11/2007, với mức đầu tư dự kiến khoảng 137 triệu USD, Dự án tòa cao ốc SJC Tower cao 52 tầng, ở vị trí đắc địa nằm trong khu vực tiếp giáp giữa 4 con đường Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Lợi và Nguyễn Trung Trực.
Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, tòa nhà SJC Tower sẽ là một trung tâm trưng bày, kinh doanh vàng bạc – đá quý và thương mại lớn nhất TP.HCM. Tuy nhiên, ngay từ giai đoạn đền bù giải tỏa, dự án này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của những hộ dân sống tại đây khi cho rằng phương án đền bù của ban giải phóng mặt bằng là không hợp lý.
Đến năm 2010 tưởng chừng như công trình sẽ được khởi công khi mặt bằng đã được giải tỏa. Nhưng một lần nữa tòa tháp lại lỗi hẹn, nguyên nhân được cho là vì chủ đầu tư thiếu vốn. Từ đó đến nay nơi đây vẫn chỉ là khu đất trống, cách đây mấy tháng nó đã được tận dụng làm bãi giữ xe.
Khu phức hợp thương mại quảng trường Quốc tế “bất động”
Theo Dự án, khu phức hợp trên sẽ được xây dựng trên khu đất 8290m2 tại số 01 Công trường Quốc tế – số 7 đường Phạm Ngọc Thạch và số 86 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3. Dự án đã được UBND TP.HCM cho phép Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Quảng trường Quốc tế đầu tư theo văn bản số 3613/QĐ-UBND ngày 30/7/2009.
Tháng 8/2009, UBND TP.HCM có Quyết định số 3613/QĐ-UBND về việc thu hồi 8.840m2 đất tại phường 6, quận 3 do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 và Công ty Vận tải Biển Sài Gòn quản lý sử dụng, và tạm giao cho Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Quảng trường Quốc tế quản lý để tiến hành giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư.
Tháng 3/2011, UBND TP.HCM đã có văn bản chấp thuận phương án xử lý không gian kiến trúc dự án này. Nhưng hiện tại khu vực này vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy nó sẽ được khởi công.
Dự án cao ốc Pacific hay bãi xe, quán nhậu?
Cao ốc Pacific (số 43-45-47 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), do Công ty TNHH xây dựng Thái Bình Dương làm chủ đầu tư, được cấp phép xây dựng năm 2005 với quy mô 20 tầng và 3 tầng hầm. Tháng 10/2007, trong khi thi công đào hầm công trình cao ốc này đã làm sập tòa nhà trụ sở Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và ảnh hưởng đến trụ sở của Sở Ngoại vụ gần đó.
Khi cơ quan chức năng vào cuộc mới phát hiện chủ đầu tư cao ốc Pacific đã cho đào tới tầng hầm thứ 5, trong khi giấy phép xây dựng chỉ có 3 tầng hầm. Sau một thời gian dài rắc rối với những quyết định của cơ quan chức năng, đến năm 2010 công trình này đã được cấp giấy phép mới. Sau đó có thông tin cho rằng khu đất trên đã được Công ty TNHH Bia Thái Bình Dương chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng nhà Thảo Loan.
Cho đến nay, công trình này mới chỉ hoàn thành xong phần móng. Hiện tại nơi đây đang được dùng làm bãi giữ xe, kèm quán nhậu.
Sau một thời gian dài các khu đô thị mới phát triển ào ạt thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng. Vì vậy, tình trạng các khu đô thị phát triển thiếu hoàn thiện, biệt thự, nhà liên kế bỏ hoang ngày một nhiều khiến việc xử lý gặp nhiều khó khăn. Theo một đại diện bán hàng của Tập đoàn Nam Cường (xin được giấu tên): việc xử lý các khu đô thị bỏ hoang càng khó khăn hơn, bởi có đến 60-70% biệt thự tại các khu đô thị mới thuộc về… quan chức!
Quan chức cấp quận sở hữu… 5 biệt thự trong 1 khu đô thị
Mặc dù chưa có một thống kê cụ thể, nhưng vị đại diện bán hàng của doanh nghiệp BĐS lớn, sở hữu nhiều dự án đô thị đình đám tại phía Tây Hà Nội này vẫn khẳng định: có đến 60-70% lượng biệt thự tại các khu đô thị mới thuộc sở hữu của quan chức nhiều cấp, ngành. 30-40% số biệt thự còn lại thuộc sở hữu của các tổng giám đốc hoặc các doanh nhân ở Hà Nội hoặc từ nhiều địa phương có tiền mua gom.
Vị đại diện bán hàng này cho biết, cách đây không lâu, khi doanh nghiệp mở bán đất liền kế và biệt thự tại một dự án phía Tây thành phố, có một quan chức cấp quận đã mua một lúc… 5 cái biệt thự. Nghĩ đây chỉ là chuyện khách hàng đặt mua ảo, doanh nghiệp đã cử người tiến hành điều tra thì xác định việc quan chức cấp quận này mua 5 cái biệt thự là đúng sự thật.
Tổng giám đốc một công ty cổ phần có tiếng khác tại Hà Nội (xin được giấu tên) cũng cho biết: ngoài ngôi nhà mặt phố tại Trung tâm Hà Nội mà gia đình đang sử dụng, ông cũng đang sở hữu đến 2 căn biệt thự rộng mấy trăm mét vuông tại một khu đô thị ngoại ô phía Tây Hà Nội mà chưa có người ở, cũng chưa biết bao giờ mới được hoàn thiện!
Vị Tổng giám đốc này cho biết, mới đây, ông đã phải đóng thuế cho mỗi căn biệt thự với số tiền lên đến 700 triệu đồng/1 căn. Tuy nhiên, khi hỏi đến việc sắp tới gia đình có chuyển đến đó ở hay không thì ông khẳng định là không.
Ngay cả việc có hoàn thiện căn biệt thự để bán hay cho thuê, ông cũng chưa tính đến nên không thể trả lời. Song, ông khẳng định, nếu nhà nước có tăng thu thuế với những căn biệt thự bỏ hoang ông đang sở hữu, ông cũng sẵn sàng nộp thuế đầy đủ không thiếu một xu!
Sở hữu nhiều BĐS là… mốt của những người có tiền!
Ông Phạm Trung Hà, tổng giám đốc Hoà Phát Land cho biết, việc khẳng định tỷ lệ bao nhiêu phầm trăm số biệt thự tại các khu đô thị mới thuộc sở hữu cuả quan chức thì doanh nghiệp là chủ dự án mới nắm được cụ thể nhất. Còn tại các sàn giao dịch BĐS, ông khẳng định, hầu hết những người mua sở hữu biệt thự đều là những người có… rất nhiều tiền.
Cũng theo ông Phạm Trung Hà, không phải khách hàng mua biệt thự nào cũng có nhu cầu để ở. Bởi, ngoài những căn biệt thự mới mua, họ đều có những nơi ở rất tốt tại các khu trung tâm.
Thậm chí, cũng có người mua biệt thự tại các khu đô thị để coi đó như ngôi nhà thứ 2 hoặc thứ 3 để ở thật. Song, vì chất lượng sống ở các khu đô thị này không như mong muốn nên chủ của các căn biệt thự cũng không chịu hoàn thiện dẫn tới việc hàng loạt biệt thự, thậm chí cả khu đô thị bỏ hoang, không có người ở như tình trạng đang xảy ra tại nhiều khu đô thị mới tại Hà Nội.
Không chỉ tại các khu đô thị ở xa trung tâm mới xảy ra tình trạng biệt thự bỏ hoang, mà ngay tại những khu đô thị có hạ tầng xã hội rất tốt, cũng vẫn có tình trạng biệt thự và nhà liền kế bị bỏ hoang. Bởi chủ sở hữu của những căn nhà liền kế và biệt thự này đều đã có ít nhất một nơi ở tốt hơn tại các khu trung tâm. Vì thế, việc mua thêm BĐS với nhiều người, đó dường như chỉ là một cái thú được sở hữu BĐS hoặc… mốt sở hữu BĐS cao cấp.
Và thực trạng những người có tiền, đã có nơi ở ổn định sở hữu thêm BĐS cao cấp, sẵn sàng nộp thuế, nhưng không chịu sử dụng, cũng không chịu hoàn thiện càng làm cho việc xử lý tình trạng biệt thự bỏ hoang tại các khu đô thị của các cơ quan chức năng trở nên khó khăn và phức tạp hơn!
Theo kết quả mới nhất mà Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) phối hợp với Sở Xây dựng Hà Nội tiến hành kiểm tra 16 dự án của 11 chủ đầu tư trên địa bàn Hà Nội thì có khoảng 2684 căn biệt thự. Trong đó có 1743 căn đã đưa vào sử dụng (chiếm khoảng 65%), còn lại khoảng 698 căn (chiếm tỷ lệ gần 35%) chưa đưa vào sử dụng.
|
Theo phunutoday.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét