Thùy Linh - Lại nghe kể vừa mới đây ở Văn Giang, chỉ có khoảng 10% nhà dân treo cờ Tổ quốc trong ngày 2/9. Có ai đó đến tìm hiểu thì bà con cho biết, cờ đỏ sao vàng nhiều lần bà con dùng cắm giữ đất được trao quyền sử dụng, đã bị “thế lực thù địch”, “tổ chức” đen tối nào đó cướp và thủ tiêu mất nên giờ chả còn cờ để treo. Người kia hỏi tiếp: “Hiện nay chính quyền có gây sức ép, buộc dân phải lấy tiền đền bù nữa không?”. Bà con nói: “Việc gây sức ép với dân chúng tôi hiện nay còn dã man hơn trước”. Hỏi: “Chính quyền có đứng về dân không?”. Trả lời: “Chính quyền không đứng về phía dân, không được lòng dân. Kể cả cán bộ đã nghỉ cũng bị dân khinh, không dám nhìn mặt dân”…
Dường như tìm một khe hẹp an toàn, yên tĩnh để sống giờ này bỗng khó hơn bao giờ hết. Bất an tới mức vừa nói điều gì đó thì ngay lập tức nhớ tới chuyện khác còn bất an hơn. Sống sao khốn khó vậy?
Thủy điện sông Tranh I là mối đe dọa hàng nghìn người dân sống dưới chân đập. Nhưng người ta vẫn bảo an toàn, có thể tích nước để chạy thủy điện. Người nói an toàn vì không phải đêm đêm mất ngủ lắng nghe tiếng nước chảy để giật mình, nên cứ đề nghị và ra quyết định. Động đất nhiều bất thường, chưa từng thấy cũng không gây chấn động đến lương tâm những người có trách nhiệm. Tâm chấn lan tỏa, tan biến trong sự tham lam, vô cảm của con người. Bỏ đập thủy điện hay bỏ dân?
Viện bảo tàng Lịch sử đã trình đề án xây dựng hết hơn 11.000 tỷ đồng. Nếu thông qua và tiến hành xây dựng thì sẽ có viện Bảo tàng Vô cảm trường tồn với thời gian. Người ta sẽ nhớ nó được xây dựng vào cái thời khốn khổ, người dân đang kiệt quệ cùng cực. Nhà nghèo chơi sang là thế đấy. Nếu công tử Bạc Liêu sống dậy chắc chắp tay vái đám hậu duệ của ông. Chả khác gì tấm bia miệng, một bằng chứng sống động của một thời “đểu cáng đã lên ngôi”.
Thọ Xuân (Thanh Hóa) nửa đêm vỡ đê khiến người dân hoảng loạn và hơn nghìn người bỏ chạy khỏi ngôi nhà ngập nước của mình. Còn ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) thì vỡ đập thủy điện, bao vây hàng chục ha lúa, hoa màu của dân. Thiên tai và nhân tai đang góp sức bần cùng hóa dân nghèo. Khi mà tiền thất thoát, tham nhũng tính hàng tỷ đô la vẫn chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Hóa ra từ trước tới nay có người “vô hình” điều hành đất nước. Kẻ chịu trách nhiệm ở những người nắm quyền hành rất mơ hồ, nhưng khổ đau của người dân là rất thật.
Chương trình truyền hình thực tế The Voice lộ tẩy dàn xếp chung cuộc ầm ĩ trên mạng. Hóa ra là thế. Hóa ra những gì người ta nói về giới showbiz chả sai. Nhưng trách gì showbiz khi người ta dàn xếp cả nhân sự cho việc lớn của đất nước? Cũng là tiếp nối “truyền thống”, là phát huy tính “chủ động, sáng tạo” lâu nay vẫn được sử dụng ở khắp mọi nơi. Trách ai chấp nhận những cuộc chơi như thế…Cuộc thi thật, tiền thật, giá trị ảo, danh phận mỏng. Cuộc sống là những tiếp nối những giả dối choáng ngợp.
Một ngày đẹp trời, người ta bỗng đưa ra danh sách những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm cao chất ngất. Toàn những ngân hàng vừa qua lùm xùm nhiều trên mạng vì chuyện thao túng mờ ám, chuyện làm ăn bất minh… Cũng chụp ảnh trao bằng. Chỉ ngày sau đã có bài phản bác, có đơn thư của các ngân hàng khác không chấp nhận kết quả đó. Hội đồng biên soạn CRV Index 2012 bảo, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan trong điều kiện thực tế nên nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Câu này người nghe nghe mãi chán, nhưng người nói không chán cứ lặp lại. Để làm gì? Trời biết. Không lẽ xin các ông ấy hãy thương cho cảm xúc người dân, đừng lập hội đồng để xác quyết những điều không ai còn tin nữa. Chính các ông ấy còn thú nhận chưa hề khảo sát thực tế mà chỉ căn cứ vào thông báo của từng ngân hàng. Thế ra các thông báo của những ngân hàng được xếp loại A là đồ đểu? Không thì sao bị phản ứng dữ vậy? Cũng là cách dàn xếp như The Voice? Ai là nhạc sỹ Phương Uyên trong vụ này? Mà Phương Uyên đã lên tiếng xin lỗi rồi đấy. Tiếp theo “The Voice of Banks” thì ai sẽ lên tiếng xin lỗi? Dân chúng bị quan chức, đại gia đối xử như thời chỉ có hai tờ báo là Nhân dân và QĐND đưa tin không bằng…
Lại nghe kể vừa mới đây ở Văn Giang, chỉ có khoảng 10% nhà dân treo cờ Tổ quốc trong ngày 2/9. Có ai đó đến tìm hiểu thì bà con cho biết, cờ đỏ sao vàng nhiều lần bà con dùng cắm giữ đất được trao quyền sử dụng, đã bị “thế lực thù địch”, “tổ chức” đen tối nào đó cướp và thủ tiêu mất nên giờ chả còn cờ để treo. Người kia hỏi tiếp: “Hiện nay chính quyền có gây sức ép, buộc dân phải lấy tiền đền bù nữa không?”. Bà con nói: “Việc gây sức ép với dân chúng tôi hiện nay còn dã man hơn trước”. Hỏi: “Chính quyền có đứng về dân không?”. Trả lời: “Chính quyền không đứng về phía dân, không được lòng dân. Kể cả cán bộ đã nghỉ cũng bị dân khinh, không dám nhìn mặt dân”.
Lại được nghe kể thêm: Con trai anh Lê Văn Thông, trú tại thôn 4 xã Xuân Quan thi đỗ vào trường Cảnh sát nhân dân. Sau tết Độc Lập, cậu sinh viên mới về xã xin xác nhận lý lịch thì UBND xã, trực tiếp là ông Lê Quý Đôn – Phó chủ tịch UBND xã thông báo không xác nhận được vì bên công an có ý kiến vì anh là cháu ông Lê Văn Nuôi (đã mất) và bà nội anh hiện chưa nhận tiền đền bù đất ruộng cho dự án Ecopark nên xã không được phép xác nhận. Trên thực tế đất đai của hộ anh Lê Văn Thông không liên quan đến hộ nhà cụ Nuôi, cha anh. Ai ra lệnh cho UBND xã làm việc này? Chắc gì đã là cơ quan công an? Có ai lợi dụng miệng lưỡi của công an không? Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép dân đến mức ấy? Làm vậy khác gì chính quyền “tự diễn biến” trở thành “thế lực thù địch” của dân?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét