Pages

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

VN: Biên độ của cuộc chiến phe phái



Cựu lãnh đạo Vinalines Dương Chí Dũng
Thủ tướng Dũng đã yêu cầu 'bắt bằng được' ông Dũng
Vụ bắt cựu lãnh đạo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines Dương Chí Dũng hồi đầu tuần này đã đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa của nó trong bối cảnh chống tham nhũng và cải cách rộng lớn hơn ở Việt Nam.
Sau khi có tin ông Dương Chí Dũng bị bắt hôm 5/9, BBC đã điện thoại phỏng vấn nhà quan sát Việt Nam có tiếng Carl Thayer từ Học Viện Quốc phòng Úc. Trước hết ông cho biết đánh giá về động cơ của vụ bắt: 

Nhưng những đại công ty [ở Việt Nam] là con đẻ của thủ tướng và ông là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng.
Nhìn nhận đầu tiên của tôi là đây là động thái giảm thiểu tác hại. Không nghi ngờ gì về chuyện có mối liên hệ giữa chiến dịch chống tham nhũng và việc cải cách ngành ngân hàng ở Việt Nam.


Các nhà lãnh đạo Đảng ở Việt Nam luôn nói, mặc dù chỉ nói suông, họ sẽ truy cứu những người tham nhũng bất kể họ giữ chức vụ cao tới đâu.
Nhưng họ luôn dừng ở các cấp thấp hơn nhiều so với ủy viên bộ chính trị, có thể là đến cấp thứ trưởng hoặc ủy viên trung ương nhưng không bao giờ lên mức cao hơn thế.
Trong trường hợp này thủ tướng đang chịu sức ép rất lớn khi để tồn tại môi trường kinh doanh lỏng lẻo trong đó các tổng công ty và Ngân hàng Nhà nước muốn làm gì thì làm, họ không bị kiểm toán.
Bản thân các đại công ty cũng không tự kiểm toán đúng đắn.
Khi người ta tham nhũng thì không phải là thủ tướng ra lệnh cho họ làm như vậy và có liên quan trực tiếp.
Người ta có thể nói rằng ông là người được hưởng lợi gián tiếp từ một mạng lưới lớn hoạt động dưới trướng của ông.
Vậy nên nếu giờ có những bằng chứng về các vấn đề tài chính lớn [ở các tổng công ty] thì ông [Dũng] không thể bảo vệ họ được nếu ông muốn vô tội.
Chính vì vậy những tay chân của ông đã bị bỏ mặc, bỏ rơi.
BBC: Trong vụ Vinashin, Vinalines cũng như vụ bắt cựu lãnh đạo và lãnh đạo ngân hàng thương mại tư nhân ACB, lý do đều là 'thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng', trong trường hợp này [thất thoát ở các tổng công ty nhà nước] liệu chúng ta có thể nói điều tương tự về thủ tướng không?
Vâng, nhưng đây là chiến dịch phê và tự phê sẽ diễn ra tại cuộc họp của ban chấp hành trung ương tới đây. Người ta không thể tự phê mà không nói rằng họ đã có những bước đi [để cải thiện tình hình] vì như vậy họ sẽ chật vật.
Chính vì vậy trong vụ Vinashin, cho dù không có chiến dịch phê và tự phê, thủ tướng đã có bước đi phủ đầu và nhận trách nhiệm. Liệu người ta còn làm được gì thêm nữa khi người đứng đầu nói rằng ông nhận trách nhiệm.
Nay với chiến dịch phê và tự phê, ông sẽ phải tự kiểm điểm mình và những người khác có thể kiểm điểm ông vì ông chưa tự kiểm điểm đúng mức.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Dũng được cho là sẽ không 'chiến đấu vì ai' nếu ông bị vạ lây
Nói mình có trách nhiệm là một chuyện nhưng [câu hỏi là] người đó đã làm gì về chuyện [thiếu trách nhiệm] đó.
Theo những gì tôi nhìn nhận từ bên ngoài về môi trường chính trị Việt Nam thì nhiều nhóm bị bỏ ra ngoài lề, nhiều đảng viên cộng sản không hài lòng với những gì họ được hưởng trong điều kiện kinh tế hiện nay và thủ tướng có vẻ khá bị cô lập.
Ông vẫn có một mạng lưới lớn và tôi không tin vào tin đồn rằng ông sẽ bị đẩy khỏi ghế thủ tướng.
Như tôi đã từng nói với BBC, đây là động thái của Đảng [cộng sản] nhằm giành lại quyền lực và thực hiện việc kiểm tra và kiểm soát đối với mạng lưới lớn mà cho tới nay hoạt động dưới sự điều khiển của thủ tướng và ông chưa thực hiện thanh tra và kiểm soát.
Khi mà kinh tế phát triển tốt và các công ty này cũng như những thực thể khác hoạt động tốt thì không có chuyện gì cả.
Nhưng nay sự chú ý đang đổ vào tình trạng tham nhũng ở những công ty này và cả trong ngành ngân hàng đang rất cần được cải cách.
Cái nhìn của tôi là như vậy, một phần là những động thái phủ đầu [của thủ tướng], ông sẽ không chiến đấu vì ai cả vì nó sẽ chỉ làm ông gặp thêm cho khăn và chính vì vậy họ [tay chân của thủ tướng] đã bị bỏ rơi.
BBC: Ông có nghĩ rằng sẽ có thêm những chuyện tương tự như Vinashin, Vinalines xảy ra nữa không? Người ta đang tự hỏi, nhất là sau cả vụ scandal trong ngành ngân hàng nữa, rằng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Mọi chuyện liệu có dừng ở đây không hay lại có thêm những vấn đề, thêm những vụ bắt bớ và thêm cả những gì mà ông gọi là 'kiểm soát tác hại' từ phía thủ tướng nhưng thủ tướng sẽ vẫn tại vị để giải quyết những rắc rối của chính ông?
"Có cả chuyện mà người ta nói rằng muốn hạ bệ thủ tướng, điều mà tôi không tin vì như vậy sẽ tạo bất ổn và gây đổ máu"
Carl Thayer
Tôi nghĩ bước tiếp theo sẽ là khả năng bị ảnh hưởng của các liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài bị lỗ trong năm tài chính này. Bởi vì sẽ chẳng có đối tác Việt Nam nào chịu trách nhiệm về điều đó cả và sẽ đổ hết trách nhiệm cho phía nước ngoài.
Vấn đề ở đây là tất cả những người liên quan không ai muốn làm bất ổn hệ thống cả vì nó sẽ làm lung lay vị trí của chính họ.
Có rất nhiều toan tính ở đây, có cả chuyện mà người ta nói rằng muốn hạ bệ thủ tướng, điều mà tôi không tin vì như vậy sẽ tạo bất ổn và gây đổ máu.
Cũng giống như hai người chơi cờ quá nhanh và ăn lấy một con tốt hay con tượng mà không để ý tới hậu quả sẽ ra sao khi họ dừng lại.
Ở đây cả hai phía phát tín hiệu cho nhau để quyết định xem sẽ đi xa tới đâu.
BBC: Từ trước tới nay người ta đã chỉ trích thủ tướng và nhiều người sẽ nói rằng chỉ trích là đúng. Nhưng nếu ông [Nguyễn Tấn Dũng] ra đi, điều mà ông cho rằng sẽ không xảy ra, liệu chúng ta có ứng viên nào có khả năng xuất sắc hơn không hay cho dù ông có thế đi chăng nữa thì cũng không có ai để thay thế?
Kể từ khi Việt Nam thống nhất tới nay, tôi không biết tới thủ tướng nào ở Việt Nam lên chức này mà lại không đi qua chức phó thủ tướng.
Bước đi đầu tiên phải là chức phó thủ tướng. Khi ông Dũng nhậm chức, ông có ba [phó thủ tướng] và ông cố giảm số cũ và thay vào bằng người của ông nhưng không thành công.
Nhưng giờ tất cả các phó thủ tướng đều là người của ông cả nên phế truất thủ tướng và thay vào đó bằng một đệ tử ruột của ông cũng sẽ không thay đổi được gì nhiều.
Đây [phế truất thủ tướng] là điều chưa có tiền lệ và hơn nữa người ta có thể nói gì về những điều thủ tướng đã làm ngoại trừ việc cai quản chung.
Chiến dịch phê và tự phê cũng là để người ta phát triển những điểm mạnh sau khi đã xác định được những điểm yếu.
Quá trình này không phải được đưa ra để loại người ta ra khỏi đảng.
Nói cách khác, nếu một [lãnh đạo] khôn khéo sẽ thừa nhận đủ mức và hứa sẽ cải cách để tiếp tục tại nhiệm.
"Tôi cũng nghĩ rằng sự ủng hộ rỗng rãi của khối doanh nghiệp nhà nước cho ông thủ tướng là rất mạnh và chúng ta chưa thấy lực lượng này được huy động."
Tôi sợ rằng vào kỳ đại hội đảng sắp tới một số phó thủ tướng vẫn sẽ cảm thấy không đủ tầm để vào chức thủ tướng.
Tôi cũng nghĩ rằng sự ủng hộ rộng rãi của khối doanh nghiệp nhà nước cho ông thủ tướng là rất mạnh và chúng ta chưa thấy lực lượng này được huy động.
Đối phương sẽ tự hại mình khi đánh vào thủ tướng vì nó sẽ gây ra bất ổn và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ lo ngại trong khi họ chính là những con ngỗng đẻ trứng vàng cho Việt Nam.
Vậy tại sao lại hạ bệ thủ tướng khiến các nhà đầu tư nước ngoài bỏ chạy để cải tổ kinh tế?
Và câu hỏi ai có thể làm tốt hơn cũng là câu hỏi mở. Dĩ nhiên là có nhiều khiếm khuyết nhưng ông [Dũng] đã trị vì một đất nước phát triển.
Nhưng chính sự phát triển đó cũng mang lại những vấn đề khi thủ tướng thiếu sự kiểm soát đúng mức.
Chuyện ông nói ông vô tội là một ví dụ [vì điều đó có nghĩa là] họ [các tổng công ty] muốn làm gì thì làm.
Tôi nhớ ông ấy còn nói có năm các tổng công ty không được kiểm toán vì có khủng hoảng tài chính [toàn cầu]. Nhưng vấn đề chính vẫn là Bộ Luật Hình sự của Việt Nam mà theo đó gây lỗ cho nhà nước là một tội.
BBC:Tức là đây là trường hợp đặc biệt của riêng Việt Nam, còn ở nhiều nước khác gây lỗ là chuyện thường và không phải chịu trách nhiệm hình sự?
Đúng vậy. Lấy ví dụ công ty Jetstar bị thua lỗ nhiều năm trước vì đưa ra các quyết định dựa vào phán đoán giá xăng dầu trong tương lai. Trong thế giới kinh doanh thương mại, người ta sẽ cho những người [chịu trách nhiệm] đó nghỉ hưu và không có bồi thường gì cho họ cả. Và đó là cái giá họ phải trả.
Những người làm kinh doanh tự nghĩ rằng 'mình cũng có thể có những quyết định sai lầm như thế và trong trường hợp này họ đã sai lầm vậy nên quên nó đi'.
Ở đây chúng ta không nói đến chuyện tham nhũng mà là việc phán đoán giá xăng dầu do tính thất thường của nó.
Nhưng họ [Việt Nam] đã truy Jetstar và đòi công ty phải trả lại nhà nước khoản tiền lỗ. Người ta không thể quy định các doanh nghiệp không được lỗ và nếu lỗ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như thế là can thiệp vào thị trường và thị trường có khả năng tự trừng phạt những công ty làm ăn không hiệu quả chứ không cần tới nhà nước.
BBC: Trong các vụ có liên quan tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông nhận xét thế nào về thái độ của Chủ tịch nước [Trương Tấn Sang] và liệu ông có nuôi tham vọng gì không?
Những người ủng hộ ông và cả một số cựu đại sứ mà tôi sẽ không nêu tên nói rằng ông [Sang] thực ra là người có đầu óc cải cách. Đây là vấn đề không rõ ràng. Liệu ông có phải là người chủ động có những bước đi cải cách hay ông chỉ phản ứng lại trước sức ép. Tôi thiên về điều thứ hai [phản ứng trước sức ép].
Mỗi khi tôi nói chuyện với những quan chức của Bộ Ngoại giao, họ vẫn nói rằng Chủ tịch nước muốn có nhiều quyền hơn trong chính sách đối ngoại. Thực ra ông Sang muốn kết hợp hai chức chủ tịch nước và tổng bí thư.
Ông muốn có quyền lực và sẽ không chịu đứng thứ hai sau Thủ tướng. Mặc dù văn phòng chủ tịch nước ít quyền lực hơn văn phòng thủ tướng nhưng ông cũng ở trong Bộ Chính trị và điều này củng cố vị trí của ông.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào thời gian đại hội Đảng sắp tới chỉ có một người trong Bộ Chính trị đủ tuổi ở lại, những người khác sẽ phải có ngoại lệ mới có thể tiếp tục [trong Bộ Chính trị].
Chủ tịch Trương Tấn Sang trong lần gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
Ông Sang muốn có thêm quyền lực trong các lĩnh vực bao gồm cả chính sách ngoại giao
Chính vì vậy tôi không nghĩ ông Sang có tham vọng gì khác.
Sự cạnh tranh quyền lực [giữa ông Sang và ông Dũng] luôn có nhưng tôi chưa bao giờ thấy nó tới mức người này muốn hạ bệ người kia.
Trong lịch sử hậu 1975 của Việt Nam chỉ có duy nhất một ủy viên bộ chính trị bị phế truất là ông Trần Xuân Bách nhưng vì lý do khác.
Ông [Bách] khi đó là ngoại lệ khi ông là người có đầu óc cải cách và không thay đổi suy nghĩ của mình.
Việt Nam muốn có sự cân bằng, họ muốn ông Dũng lùi bước và chia sẻ bớt quyền lực cho những người nằm ngoài mạng lưới của ông và điều này sẽ khiến ông Sang và những người khác hài lòng.
Vụ ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng [từ dưới quyền ông Dũng sẽ về dưới quyền Bộ Chính trị] là một ví dụ.
Việt Nam cũng đã tham gia hệ thống toàn cầu và họ sẽ không thể cạnh tranh được nếu có nền kinh tế yếu kém, tham nhũng tràn lan và hệ thống ngân hàng nợ nần chồng chất.
Cho dù anh là phe cải tổ hay bảo thủ, một khi anh đã chọn hướng đi chiến lược thì phải đảm bảo nó hoạt động hiệu quả.
Theo tôi đây là điều ông Sang theo đuổi bên cạnh sự cạnh tranh với ông Dũng nhưng những người dưới trướng ông Sang có thể có những mục tiêu khác.
BBC: Sau tất cả những bình luận của ông trên BBC và các đài báo nước ngoài khác về các vụ bắt giữ gần đây trong đó có vụ bắt những người trong ngành ngân hàng, một số báo Việt Nam mạnh mẽ nói rằng mọi việc được thực hiện đúng quy định của pháp luật và không có yếu tố chính trị gì ở đây cả. Ông nghĩ sao?
Có hai cách để trả lời câu hỏi này.
Cách thứ nhất là Việt Nam thực hiện cải cách ngân hàng và mọi việc chấm dứt ở đó thôi.
Nhưng trong hệ thống nhà nước và đảng ở Việt Nam tôi không tin là có ai có vị trí độc lập như Bộ trưởng Tư pháp Úc, người theo luật có thể làm bất cứ điều gì bất chấp chuyện thủ tướng muốn gì.
Ở Việt Nam không thế và tôi không tin rằng người ta có thể bắt một ai đấy trong danh sách 30 hay 100 người giàu nhất mà không có cuộc gặp riêng với Thủ tướng hay cộng sự thân cận của ông để báo cho ông biết.
Chúng ta hãy nhìn lại vụ Năm Cam và vụ PMU[18], người ta đã đi xa tới đâu trong những vụ đó?
Vụ Năm Cam xảy ra khi ông [Trương Tấn Sang] lãnh đạo [thành phố Hồ Chí Minh] nhưng khi vụ việc vỡ lở ông ấy đã ở Hà Nội. Ông ấy không sao cả và con đường thăng tiến cũng không gặp vấn đề gì.
Và cũng đã có lúc báo chí Việt Nam được tự do viết về rất nhiều chuyện. Nhưng rồi đột nhiên có chuyện ai đó khóa vòi lại.
Vậy nên không có cơ quan thực thi pháp luật hay tư pháp nào độc lập ở Việt Nam cả.

Không có nhận xét nào: