Pages

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Cần Đổi Thể Chế Chính Trị Để VN Tự Do, Dân Chủ, Ấm No – Nguyễn Viết Kim

1Nhìn lại những nước có hoàn cảnh sau thế chiến tương tự Việt Nam, tại Á Châu như Hàn Quốc, tại Âu Châu có Đức Quốc, những suy nghiệm qua sự quan sát có thể giúp chúng ta có một kiến thức tổng quát, có nền tảng để quyết định những bước tiến cho quốc gia trong thể chế chính trị và chính sách kinh tế, mục đích là đem cơm no áo ấm cho toàn dân trong một quốc gia có tự do dân chủ, đem cơ hội thăng tiến đồng đều cho mọi người với những quyền công dân căn bản và sự tôn trọng nhân quyền.
Hàn Quốc hay dưới tên chính thức là Cộng Hòa Hàn Quốc (Republic of Korea) có một bản hiến pháp có những đặc điểm:
- tổng thống chế như Hoa Kỳ, song không có chức vụ phó tổng thống, mà có chức vụ thủ tướng như Pháp Quốc. Tổng thống chỉ có một nhiệm kỳ 5 năm và không được tái cử.

- hiện nay là nữ tổng thống Park Geun-Hye, bà lên cầm quyền từ Feb 2013 với nhiệm kỳ 5 năm tức là chấm dứt vào Feb 2018, sinh năm 1952 bà là trưởng nữ của cố tổng thống Phác Chánh Hy, sau khi đỗ kỹ sư, bà qua Pháp Quốc du học tại Grenoble, song cùng năm đó (1974) bà phải trở về giúp thân phụ khi thân mẫu của bà bị ám sát trong một buổi ra mắt của tổng thống và phu nhân trong một rạp hát. Tổng thống Phác Chánh Hy cầm quyền từ năm 1963 đến 1979, vào năm đó ông bị bắn chết.
- bà Park Geun-Hye xin lỗi vào năm 2007 cho các lỗi lầm về nhân quyền của thân phụ vì trong 16 năm cầm quyền, cố tổng thống Phác Chánh Hy đã chú tâm vào việc đưa Hàn Quốc từ một nước chậm tiến lên hàng tiên tiến, song song với việc luôn phải đối đầu với sự gây hấn của Bắc Hàn cuộc chiến tranh Hàn Quốc (50-53). Tổng thống Phác Chánh Hy cầm quyền từ năm 1963 đến 1979, vào năm đó ông bị bắn chết.
- bà Park Geun-Hye xin lỗi vào năm 2007 cho các lỗi lầm về nhân quyền của thân phụ vì trong 16 năm cầm quyền, cố tổng thống Phác Chánh Hy đã chú tâm vào việc đưa Hàn Quốc từ một nước chậm tiến lên hàng tiên tiến, song song với việc luôn phải đối đầu với sự gây hấn của Bắc Hàn (cuộc chiến tranh Hàn Quốc (50-53) tạm thời kết thúc với quyết định đình chiến song phương tức là trên nguyên tắc cho đến khi có hòa ước vẫn còn trong tình trạng chiến tranh giữa Nam Hàn và Bắc Hàn), do đó ông đã có những biện pháp giới hạn quyền công dân, hạn chế nhân quyền để đẩy mạnh kinh tế quốc gia và giữ gìn an ninh lãnh thổ.
Khi nền kinh tế phát triển tạo ra một số đông thuộc lớp trung lưu và tiểu tư sản thành thị, bắt đầu có đời sống thịnh vượng thì có những nhu cầu từ “cơm no áo ấm” qua “ăn ngon mặc đẹp”, sự phát triển văn hóa dồi dào, yêu cầu chính trị đòi hỏi cởi mở hơn đưa đến một thể chế dân chủ thực sự (của dân do dân vì dân). Với một tinh thần trí thức cao, mặc dù đang có những bất đồng tự nhiên trong sự phát triển và hình thành thể chế dân chủ, song mọi người đã đồng ý tạm bỏ qua các tranh chấp và chú tâm vào việc tạo sự thành công cho thế vận hội 1988 tại Hán Thành (Olympic Seoul 1988). Cho đến nay đã hình thành thể chế trong tinh thần công bình, công chính.
Hàn Quốc được các tổ chức quốc tế xếp đặt vào hạng cao trên thế giới về giáo dục, y tế, thể chế, nhân quyền, kinh tế với những tiến bộ về cơ khí (xe hơi KIA và Huyndai rất thịnh hành), điện tử (điện thoại di động Samsung), màn ảnh cho vô tuyến truyền hình và các dụng cụ điện tử (Samsung), truyền hình cho khách sạn (LG), hàng không (bắt đầu xuất cảng phi cơ), khoa học đại dương (đóng tàu thuỷ vận chuyển viễn dương), không gian (sản xuất vệ tinh và dịch vụ phóng vệ tinh vào quỹ đạo), thể chế chính trị (bầu cử đàng hoàng nghiêm chỉnh trọng luật pháp, thay đổi nhiệm vụ đúng quy định và thời gian theo hiến pháp).
Những bảng sắp hạng về kinh tế tùy theo tiêu chuẩn: Hàn Quốc có hạng trong khoảng 10-12 toàn cầu và mức thu nhập trung bình là 35,000 mỹ kim mỗi năm cho mỗi người.
Với dân số khoảng 75 triệu, với sự đe dọa thường trực của Bắc Hàn, Hàn Quốc đã có những bước tiến vững vàng trong việc đem thanh bình thịnh vượng cơ hội đồng đều cho toàn dân trong một thế chế dân chủ pháp trị (các cựu tổng thống đều bị tòa án cứu xét theo đơn khiếu nại, có người bị kết án, có người bị ra tòa song không bị kết án, có vị không đủ yếu tố để truy tố) trong tinh thần công bình, công chính.
Điều đó nói lên một điều là để có những bước đi vững chắc thì đi đôi với sự cần cù, chăm chỉ tạo sự ấm no, người dân cần có sự tự do tự tưởng để bày tỏ những ý nghĩ của mình trong tinh thần dân chủ pháp trị công bình, công chính, nếu không thì sẽ là những sự khập khễnh, nếu có cả hai thì sẽ là những bước tiến vững chắc cho quốc gia với sự thịnh vượng, thoải mái, có bước tiền đồng bộ cho toàn dân.
Đức Quốc là một quốc gia có rất nhiều điều trái ngược, phức tạp đến độ nhiều khi không dễ dàng thông cảm, với một nền văn hóa rất đặc biệt qua những nhạc phẩm cổ điển của Strauss, Beethoven, Chopin, Brahms, song lại có những sự bạo tàn trong thời Quốc Xã (1939-1945), quả thật như trong tác phẩm Faust của Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832) trong đó “sự đối chọi, tranh dành giữa Thiện và Ác năng động và không ngừng nghỉ”. Cần nói thêm tác phẩm Faust của Goethe trong Đức Văn là một điển hình văn học như Hamlet của William Shakespeare (1564-1616) trong Anh Văn, Kim Vân Kiều Truyện của Nguyễn Du (1765-1820) trong Việt Văn.
Hiến Pháp của Đức Quốc là một bản văn rất đặc biệt trong đó vì quyền lợi quốc gia chính phủ có thể có những biện pháp can thiệp vào kinh tế để bảo toàn sự thịnh vượng của toàn dân. Điều này rất nguy hiểm nếu như có sự lạm quyền, vì thế thể chế chính trị này được thiết lập theo đại nghị chế với tổng thống đứng đầu song chỉ là tượng trưng, uy quyền thực tế là trong tay thủ tướng, từ ngày lập quốc sau Đệ Nhị Thế Chiến, Đức Quốc với tên gọi chính thức là Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc, (BRD: Bundesrepublik Deutschland: Federal Republic of Germany) chưa có một đảng phải nào có đa số tuyệt đối để cầm quyền quốc gia, người dân đi bầu rất đông và khi có sự khác biệt giữa chính sách của chính phủ và ý muốn của dân chúng thì sự thay đổi chính phủ rất mau phản ánh ý nguyện của cử tri. Bầu cử tại Đức Quốc có hai sắc thái đặc biệt: bầu trực tiếp và số ghế tại Quốc Hội được phân chia dựa theo số phiếu đại diện, chỉ có những đảng phải chính trị nào đạt được trên 5% tổng số phiếu của cử tri thì mới có đại diện.
Hiện nay có nữ thủ tướng (Bundeskanzlerin) là bà Angela Merkel, cầm quyền liên tục từ năm 2005 (bác sĩ Philipp Rosler, một người gốc Việt đã trong nội các của bà Merkel từ năm 2009 đến 2013 với 2 năm sau cùng là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng kinh tế và thuật lý, đảng FDP của ông thất cử và bị loại ra khỏi Quốc Hội Liên Bang vì không đủ số phiếu 5% theo hiến pháp), bà sinh năm 1954, lớn lên tại Đông Đức và mới đi vào chính trường sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ (1989) khi Đức Quốc chuẩn bị thống nhất (1990).
Đức Quốc có nền kinh tế mạnh thứ 4 hay thứ 5 tùy theo các tiêu chuẩn thẩm định, với mức lợi tức bình quân là 50,000 mỹ kim mỗi người mỗi năm. Dân số ở mức 81 triệu và không tăng.
Nổi tiếng với các sản phẩm về các xe có động cơ: dân sự như Mercedes Benz, (BMW: Bayerishe Motoren Werke), Porsche, (VW: Volkswagen), Audi, quân sự như chiến xa Leopard, các đồ dùng trong nhà với các nhãn hiệu Braun, Siemens, Bosch, Krupp. Thành viên quan trọng trong tổ hợp hàng không Âu Châu (chế tạo máy bay Airbus và phương tiện di chuyển lên không gian). Nhãn hiệu Made in Germany được coi là bảo đảm về phẩm chất.
Sau khi bị thảm bại trong Thế Chiến Thứ Hai, Đức Quốc bị tứ cường (Anh Pháp Mỹ Nga) tạm chiếm, Cộng Hoà Liên Bang Đức Quốc được thành lập vào năm 1949 trên phần đất tạm chiếm của tam cường (Anh Pháp Mỹ) và một phần của Bá Linh (Tây Bá Linh) trong tô giới của tam cường (Anh Pháp Mỹ), Bá Linh nằm sâu trong Đông Đức, phần tạm chiếm của Nga sau này trở thành Đông Đức với bức tường Bá Linh thiết lập năm 1961 bao quanh Tây Bá Linh. Mùa hè năm 1989 bức tường Bá Linh bị sụp đổ kèm theo sự tan rã của Đông Đức, và Đức Quốc thống nhất vào ngày 3 tháng 10 năm 1990 với danh hiệu đã có sẵn của Tây Đức là Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc, chính phủ Đức Quốc dời từ thủ đô tạm thời là thành phố Bonn về thành phố Bá Linh (cả hai khu Tây và Đông Bá Linh nhập một như trước kia).
Với sự cần cù và kiên nhẫn, chịu những đắng cay của một dân tộc bại trận, khi có chính phủ đầu tiên với bản hiến pháp rất hợp lòng dân và phù hợp với tình thế mới, vị thủ tướng đầu tiênKonrad Adenauer (1949-1963) và bộ trưởng kinh tế Ludwig Erhard đã tạo ra một nền kinh tế hùng mạnh được gọi là “phép lạ kinh tế ” (economic miracle) vì từ hoang tàn đổ nát của năm 1945 sau chiến tranh đi đến sự thịnh vượng chỉ có trong vòng 15 năm. Cần nói thêm là vào năm 1946, 47 khi ý thức được là Tây Âu cần một Tây Đức hùng mạnh để có thể chống trả được với Đông Âu với sự lãnh đạo của Nga Sô, chính phủ Mỹ đã bắt đầu trợ giúp kinh tế qua chương trình Marshall. Tây Đức có quân đội với danh hiệu Bundeswehr có nhiệm vụ cầm chân quân đội của khối Đông Âu và Nga Sô để Tây Âu và Hoa Kỳ đủ thì giờ tăng cường quân số, di chuyển quân xa, quân dụng từ Mỹ qua Âu Châu, cố thủ và phản công bắt đầu từ biên giới của Pháp Quốc; tóm lại cần một vùng trái độn (buffer zone); Tây Âu và Hoa Kỳ nhận thấy khả năng chiến đấu của dân tộc Đức và cần phải thiết lập một thế chế dân chủ cùng một kinh tế hùng mạnh.
Đảng có số phiếu cao nhất (cho tới bây giờ người dân Đức chưa bầu một chính đảng nào có số phiếu đa số tuyệt đối vì ý thức dân chủ cao) liên minh với một đảng khác để thành lập chính phủ liên hiệp (cho tới bây giờ chỉ cần hai đảng là đủ số phiếu đa số tại Quốc Hội), các đảng truyền thống là CDU (bà Merkel), FDP (cựu phó thủ tướng, bác sĩ gốc Việt Philipp Roesler), SPD (cố thủ tướng Willy Brandt, Nobel Peace Prize 1971) và các đảng mới lên như Xanh (Green) và Tả Phái (Left, xuất thân từ Đảng Cộng Sản tại Đông Đức). Cho tới hôm nay đảng Tả Phái chưa bao giờ được các đảng khác cho vào liên minh cầm quyền. Kết quả của kỳ bầu cử mới nhất vào năm 2013 tạo ra chính phủ hiện hữu của nữ thủ tướng Angela Merkel, (theo hiến pháp là có thực quyền điều khiển quốc gia, còn tổng thống chỉ có trách nhiệm nặng phần nghi lễ)
Tổng thống (lớn lên tại Đông Đức) Joachim Gauck từ năm 2012
CDU: 41.5%, 311 ghế, thủ tướng Angela Merkel
SPD: 25.7%, 193 ghế, phó thủ tướng Sigma Gabriel
các đảng khác trong Quốc Hội, không tham chánh, trong khối đối lập:
Tả Phái: 8.6%, 64 ghế
Xanh: 8.4%, 63 ghế
chính đảng quan trọng bị loại khỏi quốc hội vì không đủ 5% số phiếu hiến định:
FDP: 4.8%
Làm việc chăm chỉ, tính tình thẳng thắn, cần kiệm chi tiêu, sản phẩm có phẩm chất cao tạo dựng một nền kinh tế hùng mạnh, song song thì người dân có một ý thức chính trị rất cao (công bình, thăng bằng, công chính, trưởng thành trong ý thức chính trị qua việc tín nhiệm hai chức vụ cao nhất nước vào tay hai nhân vật lớn lên tại Đông Đức là tổng thống và thủ tướng), hiểu quyền lợi nhiệm vụ trách nhiệm luôn để ý đến tình hình chính trị để bầu xứng cử đúng tránh trường hợp hỗn loạn chính trị trước thế chiến thời cộng hòa Weimar Republic đưa đến Đức Quốc Xã (Nazi) và thế chiến thứ hai, do đó dân chúng chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp từ năm 1949 về sự can thiệp đặc biệt của chính phủ vào kinh tế trong quyền lợi chung về sự thịnh vượng của toàn dân (miễn phí tiểu, trung và đại học, y tế toàn dân, an sinh xã hội vững vàng, thuế đánh rất cao vào lợi tức), chấp nhận cho có sự đại diện rộng rãi song không mất trật tự (số ghế phân phối theo sự tương quan dân số, phải đạt được trên 5%). Kết quả là Đức Quốc thịnh vượng nhất Châu Âu, thể chế chính trị vững vàng, an sinh xã hội vững chắc từ y tế qua giáo dục, hưu trí.
Nguyễn Viết Kim

Không có nhận xét nào: