Pages

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

TPP: VN cần nhận thiếu sót trước quốc tế

Tiến trình đàm phán TPP vẫn gặp nhiều khó khăn vì mâu thuẫn quyền lợi giữa các nước tham gia
Việt Nam cần thừa nhận những khuyết điểm, thiếu sót trước quốc tế để tham gia tốt hơn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

BBC:
 Trước mâu thuẫn quyền lợi giữa các nước tham gia đàm phán TPP như hiện nay, ông đánh giá thế nào về tính khả thi của nó?
Ý kiến trên được kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt, Tổng giám đốc công ty tư vấn đầu tư InvestConsult Group, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 28/8.

Kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt: Các định chế quốc tế hoặc tổ chức quốc tế đều phải xử lý mâu thuẫn quyền lợi giữa các quốc gia, không những TPP mà kể cả Hiệp định Thương mại Song phương (BTA) hay các vòng đàm phán của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)
Tôi nghĩ rằng để gia nhập TPP thành công, Việt Nam cần cố gắng tham gia đàm phán để hiện thực hóa, làm các thỏa thuận có hiệu lực.
"Đôi khi vì lý do chính trị, người ta mô tả khuyết tật của Việt Nam không công bằng lắm"
Kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt
BBC: Ông từng nói Việt Nam phải "chấm dứt tình trạng láu tôm láu cá trong các quan hệ thương mại quốc tế". Ông có thể nêu ví dụ và cho biết cách khắc phục?
Kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ rằng khó đưa ra những ví dụ cụ thể.
Nhưng những hiện tượng như vậy là có thật trong quốc tế trong việc dựng các hàng rào, sử dụng các quy tắc về cân bằng quyền lợi quốc gia.
Tôi nghĩ sự 'láu tôm láu cá' ấy càng ít đi thì quan hệ quốc tế trong kinh tế càng công bằng và các hiệp định như vậy càng có hiệu lực trên thực tế.
Đó là cuộc chơi giữa những người ngay thẳng với nhau.
BBC: Ông từng có nhận định rằng Việt Nam có lợi thế gia công. Nhưng liệu Việt Nam có nên tạo điều kiện cho việc sản xuất ra các sản phẩm có giá trị cao hơn trên chuỗi giá trị toàn cầu, thay vì tạo điều kiện cho gia công hay không?
Kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt: Gia công là bước ban đầu của mọi quốc gia khi tham gia vào các định chế, tổ chức quốc tế. Người Trung Quốc cũng từng như thế.
Quyền lợi người lao động tại Việt Nam vẫn là điều thường xuyên bị chỉ trích
Việt Nam hiện nay đã có kinh nghiệm gia công, nhưng vẫn cần phải bước xa hơn.
Việt Nam đáng ra có thể trở thành công xưởng thực sự nhưng có lẽ vẫn còn thiếu sót gì đó trong chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài nên không thể phát triển hết tiềm năng.
BBC: Một trong những khó khăn hiện nay trong đàm phán TPP của Việt Nam, đó là quyền lợi người lao động. Đã có nhiều phản ánh về tình trạng cưỡng bức lao động, lao động trẻ em tại Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về nỗ lực cải thiện vấn đề này từ phía chính quyền và liệu những nỗ lực này có được thực hiện kịp thời để tạo lực đẩy cho tiến trình đàm phán TPP không?
Kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ rằng trên thế giới này có nhiều quốc gia phạm phải các lỗi liên quan đến quyền của người lao động.
Việt Nam phạm phải các lỗi này do trình độ phát triển. Cùng với sự phát triển, ví dụ như khi lao động tại Việt Nam đạt tới trình độ cho ra các sản phẩm chất lượng cao, thì các lỗi này sẽ được khắc phục dễ dàng.
Tôi cho rằng đôi khi vì lý do chính trị, người ta mô tả khuyết tật của Việt Nam không công bằng lắm.
Về việc bóc lột trẻ em, tôi cho rằng người Việt không có ý thức về việc này. Cái này không phải bây giờ tôi mới nói mà khi đàm phán BTA với Hoa Kỳ, Phó đại sứ Hoa Kỳ cũng từng hỏi tôi về chuyện này.
BBC: Ông từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tín nhiệm lẫn nhau trong quan hệ kinh doanh. Đây phải chăng là một yếu tố trong văn hóa kinh doanh có thể được cải thiện theo thời gian, hay nó cần có sự hỗ trợ của những biện pháp pháp lý?
Kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ rằng vấn đề tín nhiệm lẫn nhau trong các quan hệ thương mại không đơn thuần là vấn đề đạo đức mà là vấn đề năng lực.
Khi chính phủ đàm phán gia nhập vào tổ chức quốc tế nào đó hoặc định chế quốc tế nào đó cũng không lường hết được vì các lực lượng xã hội còn non trẻ.
Nhưng tôi là người cổ vũ cho xã hội tham gia vào các định chế quốc tế
Đó là các trường học rất lớn, người Việt không đi qua các môi trường làm việc hợp tác có hệ thống pháp lý như vậy thì khó xây dựng kỷ luật xã hội, kỷ luật kinh tế.
Tôi nghĩ vẫn phải tham gia, sửa khuyết điểm, cần nhận khuyết điểm trước quốc tế rằng chúng tôi vẫn còn có thiếu sót.

Không có nhận xét nào: