Một dự thảo nghị quyết về an ninh hàng hải tại Châu Á – Thái Bình Dương đã được hai dân biểu Forbes và Hanabusa đệ trình vào hôm qua 31/07/2014 để Hạ viện thông qua. Trong nghị quyết này, đặc biệt có đề nghị chính quyền Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.
Trong một bản thông cáo báo chí, hai dân biểu - ông Randy Forbes, đảng Cộng Hòa, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực và Triển khai lực lượng, thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện và bà Colleen Hanabusa, đảng Dân Chủ, thành viên Ủy ban Quân lực - đã xác nhận việc đệ trình một dự thảo Nghị quyết hậu thuẫn cho quyền tự do hàng không và hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo dân biểu Forbes, văn kiện được sự ủng hộ của cả hai đảng tại Hạ viện Mỹ, sẽ khẳng định trở lại « lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ trong việc duy trì quyền tự do lưu thông (trên biển và trên không), và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ». Theo nhân vật này : « Cả hai điều trên đã nhiều lần bị Trung Quốc thách thức bằng những việc cố dùng sức mạnh để làm thay đổi hiện trạng trong khu vực ».
Các hành vi nói trên, theo ông Forbes, đã củng cố một sự thật quan trọng : Đó là Hoa Kỳ phải tiếp tục tích cực dấn thân vào vùng Châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của nền hòa bình và thịnh vượng mà khu vực được thừa hưởng trong sáu thập kỷ qua.
Về phần mình, bà Hanabusa xác định rằng nghị quyết vừa được đệ trình nói rõ ràng rằng những nước muốn phát triển thịnh vượng nhờ nền kinh tế toàn cầu, đều phải tuân thủ và tôn trọng các quy tắc chi phối các đại dương, và đảm bảo quyền tự do lưu thông.
Nội dung bản dự thảo nghị quyết dài 16 trang đã nêu bật gần như tất cả các hành vi « gây mất ổn định » trong cả hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, mà thủ phạm là Trung Quốc đã bị nêu đích danh.
Riêng về Biển Đông, bản dự thảo nghị quyết đặc biệt ghi nhận « rất nhiều » sự cố do Trung Quốc gây ra trong vùng biển gần Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Malaysia bị đánh giá là « nguy hiểm » và « gây mất ổn định », từ vụ lấn chiếm trong thực tế bãi Scarborough, phong tỏa bãi Cỏ Mây – Second Thomas, cho đến việc đòi chủ quyền tại các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác mà không hề dựa trên bất kỳ luật lệ quốc tế nào...
Gần một trang cho vụ HD-981
Vụ Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (01/05 – 15/07/2014) dĩ nhiên đã được bản dự thảo nghị quyết đặc biệt chú ý.
Trong gần một trang, Hạ viện Mỹ nhắc lại vụ việc khởi sự từ ngày 01/05/2014, khi Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, đưa giàn khoan nước sâu Hai Yang Shi You 981 (HD-981), được hơn 25 tàu Trung Quốc hộ tống vào cắm tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Sau đó, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc đã tăng lên hơn 80, trong đó có bảy tàu quân sự.
Các tàu Trung Quốc đã hung hãn tuần tra và đe dọa tàu Cảnh sát biển Việt Nam, và theo bản dự thảo Nghị quyết, đã vi phạm Công ước về các Quy định Quốc tế phòng tránh va chạm trên Biển COLREG. Hạ viện Mỹ cũng nhắc lại, nhiều nguồn tin cho biết là tàu Trung Quốc cố tình đâm vào nhiều chiếc tàu của Việt Nam, và sử dụng máy bay trực thăng và vòi rồng để ngăn cản những chiếc khác.
Dự thảo nghị quyết của Hạ viện Mỹ còn tố cáo sự kiện tàu Hải cảnh Trung Quốc, từ ngày 05/05/2014, đã thiết lập một vành đai cấm tàu bè nước khác, với bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan HD-981.
Đối với Hạ viện Mỹ, hành động này đã phá hoại sự an toàn hàng hải trong khu vực và vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), được toàn thế giới công nhận.
Đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam
Trên các cơ sở đó, Hạ Viện Mỹ sẽ thông qua 17 quyết nghị mà nội dung lên án các hành vi cưỡng bức, hù dọa hay dùng võ lực để cản trở quyền tự do lưu thông trên không và trên biển ở các vùng biển châu Á, kêu gọi đích danh Trung Quốc không nên áp dụng các quy định về vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, và không được thiết lập các vùng tương tự ở nơi khác.
Đặc biệt trong các khuyến cáo về mặt chính sách đối với chính quyền Mỹ, khuyến nghị thứ 13 liên quan đến quan hệ Mỹ-Việt, nội dung bật đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam.
Bản dự thảo cho rằng chính sách của Mỹ phải là : « Thiết lập và thực hiện một khuôn khổ chính sách với chính phủ Việt Nam sao cho phản ánh được cả sự tiến bộ lẫn thách thức còn tồn tại trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, cũng như là các lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu của Hoa Kỳ, bằng cách đào sâu và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam thông qua việc bán hoặc chuyển giao thiết bị quốc phòng trong chiều hướng thích hợp với sự phát triển và duy trì khả năng phòng thủ chống ngoại xâm của Việt Nam… ».
Trong một bản thông cáo báo chí, hai dân biểu - ông Randy Forbes, đảng Cộng Hòa, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực và Triển khai lực lượng, thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện và bà Colleen Hanabusa, đảng Dân Chủ, thành viên Ủy ban Quân lực - đã xác nhận việc đệ trình một dự thảo Nghị quyết hậu thuẫn cho quyền tự do hàng không và hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo dân biểu Forbes, văn kiện được sự ủng hộ của cả hai đảng tại Hạ viện Mỹ, sẽ khẳng định trở lại « lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ trong việc duy trì quyền tự do lưu thông (trên biển và trên không), và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ». Theo nhân vật này : « Cả hai điều trên đã nhiều lần bị Trung Quốc thách thức bằng những việc cố dùng sức mạnh để làm thay đổi hiện trạng trong khu vực ».
Các hành vi nói trên, theo ông Forbes, đã củng cố một sự thật quan trọng : Đó là Hoa Kỳ phải tiếp tục tích cực dấn thân vào vùng Châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của nền hòa bình và thịnh vượng mà khu vực được thừa hưởng trong sáu thập kỷ qua.
Về phần mình, bà Hanabusa xác định rằng nghị quyết vừa được đệ trình nói rõ ràng rằng những nước muốn phát triển thịnh vượng nhờ nền kinh tế toàn cầu, đều phải tuân thủ và tôn trọng các quy tắc chi phối các đại dương, và đảm bảo quyền tự do lưu thông.
Nội dung bản dự thảo nghị quyết dài 16 trang đã nêu bật gần như tất cả các hành vi « gây mất ổn định » trong cả hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, mà thủ phạm là Trung Quốc đã bị nêu đích danh.
Riêng về Biển Đông, bản dự thảo nghị quyết đặc biệt ghi nhận « rất nhiều » sự cố do Trung Quốc gây ra trong vùng biển gần Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Malaysia bị đánh giá là « nguy hiểm » và « gây mất ổn định », từ vụ lấn chiếm trong thực tế bãi Scarborough, phong tỏa bãi Cỏ Mây – Second Thomas, cho đến việc đòi chủ quyền tại các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác mà không hề dựa trên bất kỳ luật lệ quốc tế nào...
Gần một trang cho vụ HD-981
Vụ Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (01/05 – 15/07/2014) dĩ nhiên đã được bản dự thảo nghị quyết đặc biệt chú ý.
Trong gần một trang, Hạ viện Mỹ nhắc lại vụ việc khởi sự từ ngày 01/05/2014, khi Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, đưa giàn khoan nước sâu Hai Yang Shi You 981 (HD-981), được hơn 25 tàu Trung Quốc hộ tống vào cắm tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Sau đó, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc đã tăng lên hơn 80, trong đó có bảy tàu quân sự.
Các tàu Trung Quốc đã hung hãn tuần tra và đe dọa tàu Cảnh sát biển Việt Nam, và theo bản dự thảo Nghị quyết, đã vi phạm Công ước về các Quy định Quốc tế phòng tránh va chạm trên Biển COLREG. Hạ viện Mỹ cũng nhắc lại, nhiều nguồn tin cho biết là tàu Trung Quốc cố tình đâm vào nhiều chiếc tàu của Việt Nam, và sử dụng máy bay trực thăng và vòi rồng để ngăn cản những chiếc khác.
Dự thảo nghị quyết của Hạ viện Mỹ còn tố cáo sự kiện tàu Hải cảnh Trung Quốc, từ ngày 05/05/2014, đã thiết lập một vành đai cấm tàu bè nước khác, với bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan HD-981.
Đối với Hạ viện Mỹ, hành động này đã phá hoại sự an toàn hàng hải trong khu vực và vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), được toàn thế giới công nhận.
Đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam
Trên các cơ sở đó, Hạ Viện Mỹ sẽ thông qua 17 quyết nghị mà nội dung lên án các hành vi cưỡng bức, hù dọa hay dùng võ lực để cản trở quyền tự do lưu thông trên không và trên biển ở các vùng biển châu Á, kêu gọi đích danh Trung Quốc không nên áp dụng các quy định về vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, và không được thiết lập các vùng tương tự ở nơi khác.
Đặc biệt trong các khuyến cáo về mặt chính sách đối với chính quyền Mỹ, khuyến nghị thứ 13 liên quan đến quan hệ Mỹ-Việt, nội dung bật đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam.
Bản dự thảo cho rằng chính sách của Mỹ phải là : « Thiết lập và thực hiện một khuôn khổ chính sách với chính phủ Việt Nam sao cho phản ánh được cả sự tiến bộ lẫn thách thức còn tồn tại trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, cũng như là các lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu của Hoa Kỳ, bằng cách đào sâu và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam thông qua việc bán hoặc chuyển giao thiết bị quốc phòng trong chiều hướng thích hợp với sự phát triển và duy trì khả năng phòng thủ chống ngoại xâm của Việt Nam… ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét