Nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, quyết định này sẽ mang lại thuận lợi hay bất lợi cho Việt Nam?
Vấn đề chỉ còn là thời gian
Tuần trước Thượng nghị sỹ John McCain cùng Thượng nghị sỹ Sheldon Whitehouse đã có chuyến thăm đến Việt Nam. Chuyến đi của ông McCain hoàn toàn bất ngờ với các phương tiện truyền thông vì nó không được báo trước.
Không chỉ có vậy, ông McCain còn mang đến một bất ngờ nữa trong cuộc gặp gỡ báo chí ở Hà Nội khi ông nói có thể tháng 9 tới lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ được dỡ bỏ. Chúng ta cũng nên nhắc lại rằng ông McCain trước đây là người quyết liệt nhất trong việc yêu cầu Việt Nam phải đáp ứng các vấn đề nhân quyền mới có thể xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm này. Ông cũng là một người rất có ảnh hưởng trong các vấn đề viện trợ quân sự của Mỹ cho nước ngoài.
Tuần trước Thượng nghị sỹ John McCain cùng Thượng nghị sỹ Sheldon Whitehouse đã có chuyến thăm đến Việt Nam. Chuyến đi của ông McCain hoàn toàn bất ngờ với các phương tiện truyền thông vì nó không được báo trước.
Không chỉ có vậy, ông McCain còn mang đến một bất ngờ nữa trong cuộc gặp gỡ báo chí ở Hà Nội khi ông nói có thể tháng 9 tới lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ được dỡ bỏ. Chúng ta cũng nên nhắc lại rằng ông McCain trước đây là người quyết liệt nhất trong việc yêu cầu Việt Nam phải đáp ứng các vấn đề nhân quyền mới có thể xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm này. Ông cũng là một người rất có ảnh hưởng trong các vấn đề viện trợ quân sự của Mỹ cho nước ngoài.
CÁC MÁY BAY CHIẾN ĐẤU F-16 CỦA MỸ. |
Trước khi ông McCain đến Việt Nam 2 ngày, Thượng nghị sỹ Bob Corker cũng đã có chuyến làm việc ở Hà Nội và đã gặp gỡ hết những lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. Ông Corker cũng bày tỏ với Việt Nam rằng sẽ có ý kiến về vấn đề vũ khí khi trở về Mỹ.
Với chừng ấy thông tin cho thấy rằng sự việc gần như đã ngã ngũ. Bây giờ, một vấn đề đặt ra là với quyết định đó của Mỹ thì Việt Nam được lợi gì và có thể bị điều gì bất lợi không?
Thuận lợi là chủ yếu…
Thuận lợi trước hết khi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương là mở ra cho Việt Nam một nguồn cung rộng lớn hơn, phong phú hơn về vũ khí. Hiện nay, nguồn cung vũ khí chủ yếu của Việt Nam là Nga. Nhưng trên thế giới, Nga chưa phải là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất.
Theo bảng xếp hạng 100 công ty vũ khí lớn nhất thế giới của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Mĩ chiếm đến 44 công ty cùng hơn 60% tổng doanh thu thương mại vũ khí toàn cầu.
Với chừng ấy thông tin cho thấy rằng sự việc gần như đã ngã ngũ. Bây giờ, một vấn đề đặt ra là với quyết định đó của Mỹ thì Việt Nam được lợi gì và có thể bị điều gì bất lợi không?
Thuận lợi là chủ yếu…
Thuận lợi trước hết khi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương là mở ra cho Việt Nam một nguồn cung rộng lớn hơn, phong phú hơn về vũ khí. Hiện nay, nguồn cung vũ khí chủ yếu của Việt Nam là Nga. Nhưng trên thế giới, Nga chưa phải là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất.
Theo bảng xếp hạng 100 công ty vũ khí lớn nhất thế giới của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Mĩ chiếm đến 44 công ty cùng hơn 60% tổng doanh thu thương mại vũ khí toàn cầu.
HAI THƯỢNG NGHỊ SỸ MỸ TRONG CUỘC HỌP BÁO TỐI 8/8 TẠI HÀ NỘI. |
Với việc thị trường rộng mở, Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn hơn mỗi khi có ý định mua sắm trang bị quân sự. Do có nhiều lựa chọn hơn, chúng ta sẽ tránh được bị các đối tác ép giá. Mặt khác, khi xảy ra chiến tranh, với nhiều nguồn vũ khí, chúng ta không bị phụ thuộc vào một nguồn cung cấp do đó không sợ bị ép buộc về chính trị.
Bên cạnh đó, việc lệnh cấm vận bị dỡ bỏ còn tạo điều kiện thông thoáng cho Việt Nam tiếp cận các thị trường vũ khí khác như các nước châu Âu. Vì sao các nước này lại liên can đến Mỹ? Bởi lẽ Mỹ có hợp tác chặt chẽ với các nước châu Âu trong khối NATO. Các sản phẩm quốc phòng của những nước NATO đều nhập nhiều linh kiện được chế tạo tại Mỹ. Khi lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam còn hiệu lực, Việt Nam sẽ không thể mua được các loại vũ khí của châu Âu nếu trong thành phần của nó có linh kiện Mỹ.
Một ví dụ điển hình như vụ Việt Nam đàm phán mua 24 máy bay chiến đấu Dasault Mirage 2000 của Pháp thất bại vì áp lực từ Mỹ.
Một lợi ích quan trọng nữa là khi lệnh cấm bị dỡ bỏ sẽ tạo điều kiện cho hai nước có thể hợp tác sản xuất vũ khí với nhau. Việt Nam nhờ đó có thể học hỏi kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của Mỹ để phát triển các ngành kỹ thuật quân sự của mình.
… nhưng cũng có bất lợi
Bên cạnh những thuận lợi như nói trên, việc Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam cũng tạo ra những bất lợi nhất định. Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông hiện tại, sự kiện này sẽ được Trung Quốc ghi nhận một cách tiêu cực. Cụ thể Trung Quốc sẽ coi đây là một trong những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế nước này.
Trong một bài viết của giáo sư Goldstein trên New York Times đã được chúng tôi dịch mang tên “Nếu Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thì sao?”, giáo sư này cho rằng nếu Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thật thì sẽ gây ra phản ứng tiêu cực của Bắc Kinh. Ông cho rằng: “Trong quan điểm của tôi, Mỹ nên thận trọng về việc bán vũ khí cho Việt Nam. Trong khi doanh số bán hàng như vậy có thể chỉ là con số nhỏ và mang tính biểu tượng thì nó lại có thể khiến cho căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc leo thang hơn nữa.
Bên cạnh đó, việc lệnh cấm vận bị dỡ bỏ còn tạo điều kiện thông thoáng cho Việt Nam tiếp cận các thị trường vũ khí khác như các nước châu Âu. Vì sao các nước này lại liên can đến Mỹ? Bởi lẽ Mỹ có hợp tác chặt chẽ với các nước châu Âu trong khối NATO. Các sản phẩm quốc phòng của những nước NATO đều nhập nhiều linh kiện được chế tạo tại Mỹ. Khi lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam còn hiệu lực, Việt Nam sẽ không thể mua được các loại vũ khí của châu Âu nếu trong thành phần của nó có linh kiện Mỹ.
Một ví dụ điển hình như vụ Việt Nam đàm phán mua 24 máy bay chiến đấu Dasault Mirage 2000 của Pháp thất bại vì áp lực từ Mỹ.
Một lợi ích quan trọng nữa là khi lệnh cấm bị dỡ bỏ sẽ tạo điều kiện cho hai nước có thể hợp tác sản xuất vũ khí với nhau. Việt Nam nhờ đó có thể học hỏi kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của Mỹ để phát triển các ngành kỹ thuật quân sự của mình.
… nhưng cũng có bất lợi
Bên cạnh những thuận lợi như nói trên, việc Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam cũng tạo ra những bất lợi nhất định. Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông hiện tại, sự kiện này sẽ được Trung Quốc ghi nhận một cách tiêu cực. Cụ thể Trung Quốc sẽ coi đây là một trong những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế nước này.
Trong một bài viết của giáo sư Goldstein trên New York Times đã được chúng tôi dịch mang tên “Nếu Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thì sao?”, giáo sư này cho rằng nếu Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thật thì sẽ gây ra phản ứng tiêu cực của Bắc Kinh. Ông cho rằng: “Trong quan điểm của tôi, Mỹ nên thận trọng về việc bán vũ khí cho Việt Nam. Trong khi doanh số bán hàng như vậy có thể chỉ là con số nhỏ và mang tính biểu tượng thì nó lại có thể khiến cho căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc leo thang hơn nữa.
HỆ THỐNG VŨ KHÍ MỸ VÀ NGA CÓ NHỮNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT KHÁC NHAU LÀ MỘT KHÓ KHĂN ĐỂ ĐỒNG BỘ KỸ THUẬT CHO NƯỚC NÀO SỞ HỮU VŨ KHÍ CỦA CẢ HAI NƯỚC NÀY. ẢNH TRÊN LÀ MỘT HỆ THỐNG TÊN LỬA MỸ VÀ ẢNH DƯỚI LÀ TÊN LỬA S-500 CỦA NGA. |
Điều đó cũng giống như cách mà người Mỹ sẽ phản ứng rất tiêu cực đến việc bán vũ khí của Trung Quốc ở châu Mỹ Latinh, ví dụ như Cuba hoặc Venezuela. Do đó, những thương vụ bán vũ khí sẽ được Bắc Kinh hiểu như một phần nỗ lực của Washington để tiếp tục "kiềm chế Trung Quốc”. Như vậy, họ sẽ không chỉ có khả năng tiếp tục làm nóng căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc mà còn có thể gây bất lợi cho quan hệ Mỹ-Trung Quốc, vốn đã khá căng thẳng”.
Một khía cạnh khó khăn khác là hiện tại quân đội Việt Nam sử dụng chủ yếu vũ khí của Nga với những tiêu chuẩn kỹ thuật khác phương Tây. Nếu như mai đây Việt Nam mua được vũ khí Mỹ thì sẽ gặp khó khăn về vấn đề đồng bộ kỹ thuật. Ngoài ra còn một điều nữa là vũ khí Mỹ thường có giá thành đắt hơn các nhà cung cấp khác.
Trần Vũ
Một khía cạnh khó khăn khác là hiện tại quân đội Việt Nam sử dụng chủ yếu vũ khí của Nga với những tiêu chuẩn kỹ thuật khác phương Tây. Nếu như mai đây Việt Nam mua được vũ khí Mỹ thì sẽ gặp khó khăn về vấn đề đồng bộ kỹ thuật. Ngoài ra còn một điều nữa là vũ khí Mỹ thường có giá thành đắt hơn các nhà cung cấp khác.
Trần Vũ
( Người Đưa Tin )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét