Pages

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Ngày 17-2-1979


Dân Làm Báo – 30 năm trước đảng CSVN tin quan hệ Trung Quốc đến nỗi bị bất ngờ, niềm tin lúc đó là ngây thơ. Còn 30 năm sau niềm tin được xây dựng trên cơ sở lý luận đàng hoàng, niềm tin ấy được xây bởi sự hèn hạ. Sự hèn hạ bởi cam tâm mặc cả lợi ích của giai cấp thống trị với lợi ích của dân tộc…
Ngay đêm trước ngày 17-12-1979 binh lính Trung Quốc vẫn còn sang đất Việt Nam tung tăng chơi như bình thường. Lúc này quan hệ hai nước vẫn còn trong giai đoạn hữu hảo , tuy có căng thẳng trên cấp cao nhưng phía Việt Nam vẫn nghĩ không bao giờ Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam. Dù sao giữa những người anh em cùng hệ thống CNXH này cũng có những điểm tương đồng khăng khít không thể bỗng nhiên mà trở mặt tấn công nhau.

Bởi vậy ngày tệ hại trong lịch sử Việt Nam đó xảy ra khi mà các cán bộ từ cấp tiểu đoàn đều về hậu phương họp, quân đóng vùng biên giới đều là quân hậu phương hay quân mới bổ sung. Những cánh quân thiện chiến nằm ở biên giới Tây Nam.

Người Việt Nam hoàn toàn không phòng bị, khi pháo của Trung Quốc cấp tập nã sang. Người Việt lúc đầu còn không hiểu chuyện gì, khi nhận ra thì quá muộn, không có sự chống đỡ nào, trong cơn hoảng loạn binh lính Việt tháo chạy thoát thân dưới làn đạn pháo dồn dập. Ngay lúc đầu tại các cửa khẩu hải quan, lính biên phòng còn không ngờ quân Trung Quốc tấn công, một Việt Nam còn hồn nhiên ra đứng chặn lại và hỏi lý do, đáp lời họ là những tràng đạn tiểu liên của lính Trung Quốc, những người mà mới tối hôm trước còn cười nói đi sang bên này để xem phim chiếu nơi công cộng cùng bà con Việt Nam.

Trung Quốc chủ động chiếm lĩnh những điểm cao quan trọng, sau này khi tái chiếm các đỉnh cao, phía Việt Nam đã chịu nhiều tổn thất nặng nề về người. Từng trung đoàn bị nướng sạch đến nôi cả trung đoàn chỉ còn có 1 tiểu đội. Nhờ áp lực quốc tế, quân thiện chiến từ trong Nam chuyển ra, pháo Cachiusa một loại vũ khí khủng khiếp nhất lúc đó được chuyển lên… Trung Quốc lui quân nhưng cũng đã kịp phá hủy nhiều cơ sở vật chất của Việt Nam, cũng như dịch chuyển cột mốc để chiếm đất, một số cao điểm quan trọng của Việt Nam vĩnh viễn nằm trong tay Trung Quốc…

Điểm lại những tin này, không phải để nói về chiến thắng hay thất bại, không mổ xẻ về những trận chiến bên thiệt nhiều, bên thiệt ít. Mà điểm lại để xét một điều, tại sao Việt Nam chủ quan như vậy.

Vì Việt Nam như đã nói, họ tin rằng với tình hữu hảo như vậy, gắn bó như vậy người Trung Quốc không thể nào một sớm, một chiều trở mặt dù có những bất đồng.

Cuộc chiến đã qua hơn 30 năm, có vẻ người Việt Nam ngày nay, nói đúng hơn là lớp lãnh đạo Việt Nam ngày này thái độ còn tin cậy Trung Quốc hơn bao giờ hết. Họ nghĩ rằng chỉ cần hợp tác toàn diện, mở lòng cho Trung Quốc thấy rõ thiện chí của mình, những điều ấy sẽ khiến người Trung Quốc hiểu biết mình thì sẽ hạn chế được chiến tranh. Một suy luận đúng hay không thì chỉ cần nhìn lại lịch sử thì biết.

Người Trung Quốc tham vọng và tự tin sức mạnh của mình, như một con hổ tham tàn, con hổ chỉ chưa bao giờ nhìn thấy con nai hiền mà nó nghĩ có thể buông tha. Thế những dường như những nhà lãnh đạo Việt Nam chỉ cần nghĩ họ quy phục là đủ để Trung Quốc từ bỏ dã tâm độc ác. Một niềm tin ngây thế của kẻ yếu thế, vì cũng chẳng biết làm gì hơn, hay nói cách khác là không dám làm gì hơn sợ mất đi vị trí cầm quyền độc tôn tại Việt Nam. Ông Nguyễn Chí Vịnh nói rằng, không để các nước lớn mặc cả lợi ích của dân tộc Việt Nam. Nhưng để cho Đảng CSVN mặc cả lợi ích dân tộc với Trung Quốc thì được chăng ? Rõ ràng những động thái của ĐCSVN là đang mặc cả lợi ích dân tộc Việt Nam để lợi ích riêng cho họ. Bằng những sự hợp tác toàn bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa… y như một cuộc đầu hàng thần phục toàn diện.

Bởi thế Trung Quốc mới ngang nhiên đưa vào bản đồ chín khúc hình lưỡi bò. Tội gì mà họ không nhân lúc Việt Nam quy phục toàn diện như hôm nay để chiếm lấy những gì họ đã chiếm được. Không cần phải đổ máu như năm xưa.

30 năm trước đảng CSVN tin quan hệ Trung Quốc đến nỗi bị bất ngờ, niềm tin lúc đó là ngây thơ. Còn 30 năm sau niềm tin được xây dựng trên cơ sở lý luận đàng hoàng, niềm tin ấy được xây bởi sự hèn hạ. Sự hèn hạ bởi cam tâm mặc cả lợi ích của giai cấp thống trị với lợi ích của dân tộc. Những cái gọi là hợp tác hữu nghị toàn diện… gì đó hiển nhiên đã không ngăn được dã tâm Trung Quốc thôn tính biển Đông, mà trái lại càng khuyến khích người Trung Quốc gia tăng hành động công khai và gấp gáp hơn nữa.

Đảng CSVN phải chịu trách nhiệm lớn nhất khi để mất biển Đông. Trách nhiệm ấy là rõ ràng khi họ đang ở vị trí độc tôn lãnh đạo đất nước. Không có Đảng CSVN đất nước vẫn còn, dù có xâm chiếm bắt Việt Nam làm thuộc địa, thực dân Pháp vẫn tôn trọng và bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam qua hiệp ước Pháp-Thanh. Nếu ĐCSVN đánh đuổi Pháp mà lại để lãnh thổ đất nước bị mất đi thì phải chăng họ đánh Pháp để dành lợi ích cho mình chứ không hẳn vì đất nước. Đã đến lúc phải xét lại vai trò lãnh đạo của ĐCSVN có lợi gì cho đất nước hay không?

Không có nhận xét nào: