Cuối năm 1990, từ kinh tế mới Xuyên Mộc về thăm quê nhà, có lần đạp xe đi ngang qua trường cũ, dừng nơi cổng trước, cánh cửa nhỏ bên trái hé mở, toan dắt xe vào dạo quanh sân một vòng, nhưng nhìn vào phía cột cờ thấy tượng Hồ Chí Minh màu đen dựng trên một trụ cao, nên giật mình bỏ ý định, tôi quay ra công viên bên kia đường Lê Lợi, dựng xe đạp bên ghế đá trước bến đò Thừa Phủ, ngồi nhìn ra sông Hương lặng lờ, bất chợt nhẩm làm mấy câu thơ:
Ai về thăm Quốc Học?
Nếu bạn có về thăm Quốc Học
Đứng xa xa đừng lãng vãng cổng trường
Thầy! Biết ai là cán bộ, công an?
Trò! Biết đứa nào giao liên, chỉ điểm?
Nơi cột cờ dựng tượng Hồ đê điếm
Nhìn làm chi thêm ứa máu sôi gan!
Trường trót cưu mang mấy đứa bất lương
Như Giáp, Nguyễn Sinh Cung, Mai Chí Thọ…
Lẫn trong đám, những anh hùng liệt nữ
Sống quên mình, chết cho nước vì dân
Lại có những thằng gian ác, bất nhân
Như Nguyễn Đắc Xuân, Phan, Tường- Hoàng Phủ…
Mặt hình người mà lòng lang dạ thú
Vấy máu đồng bào chẳng thấy mùi tanh
Đến nay chúng vẫn biện bạch loanh quanh
Để cúi đầu phụng thờ Mao, Lê, Mác…
+++
Nếu các bạn muốn về thăm Quốc Học
Thôi hãy đợi ngày lấy lại trường xưa
Cùng toàn dân xây dựng lại cột cờ
Xóa bỏ tượng Hồ, xua bầy lang sói.
(Huế mùa Đông, 10/1990)
Tôi bước tới bình phong đối diện cổng trường, cạnh bờ sông. Nơi đây, ngày xưa là nơi có đôi lần chúng tôi, năm ba đứa thường thơ thẩn đợi cho hết những giờ học đầu vì vắng thầy, hoặc ồn ào tranh cãi nhau đủ mọi vấn đề, chuyện học hành, thi cử… tình trạng chiến tranh, tình hình Quốc- Cộng… Nay mới có dịp một mình đứng quan sát từng nét chạm trổ Long Mã hầu như còn nguyên vẹn,lẫn khuất những ẩn nghĩa sâu kín mà người xưa lưu lại cho hậu thế, dưới lớp rêu phong đen sạm theo tháng ngày, bức bình phong lặng lẽ in bóng bên dòng nước trong xanh. Mãi đến sau nầy, năm1996, nhân trường đúng100 năm tuổi, mới chợt hồi tưởng để viết:
Bình phong Long Mã vịnh
Trăm năm Quốc Học vẫn còn đây
Đổi vật dời sao mấy độ rày
Cổng trước Hồ gian giương mắt cáo
Sân sau Cộng ác giấu nanh cầy
Dòng Hương thế đơi, Tiềm Long ẩn
Đỉnh Ngự thời chờ, Tráng Mã phi
Quỷ dữ ma hung cần quét sạch
Hiền nhân minh chủ sẽ ra thay
(1996)
Từ đó đến nay 20 năm rồi 15 năm, đất nước ngày càng u tối. Hiểm họa diệt tộc vong quốc đang ở trước mắt, mà nguy cơ hàng đầu là văn hóa suy đồi, đạo đức sa sút vượt quá lằn ranh “báo động đỏ” thế nhưng bọn cầm quyền, những tên đầu sỏ vẫn nhắm mắt dối láo, lừa bịp:
Đúng vào ngày 2/9/2011 tên y tá thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đánh trống khai giảng năm học mới” tại trường “THPT chuyên?” Quốc Học- Huế.
Nhiều hình chụp cho thấy tượng Hồ nay to lớn hơn, sơn màu vàng óngchứ không là tượng bán thân đen đũi trên cột trụ cao như trước, nay có thêm một cột cờ treo búa liềm thay cho tổ Liên Xô đã hủy bỏ! Phía sau, sát cột cờ đã xây thêm nhà mới (thờ bồ tác Hồ?) Hồ Xuân Mãn, tên bí thư tỉnh ủy bóp vú trong quán ăn bị tát tai, sau đó được tuyên dương “học tập tốt tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng tháp tùng Dũng, có cả Nguyễn Chí Vịnh vừa mới đi yết kiến Bắc triều, ca tụng “nước lớn Trung quốc không hề xâm chiếm lãnh thổ” nên thề hứa sẽ triệt hạ các cuộc “biểu tình chống Tầu Cộng xâm lăng.”
Mỉa mai là khẩu hiệu chữ vàng bảng đỏ, sau lưng Dũng đứng đọc diễn văn: “Non Sông Việt Nam Có Trở Nên Tươi Đẹp Hay Không, Dân Tộc Việt Nam Có Bước Tới Đài Vinh Quang Để Sánh Vai Với Các Cường Quốc Được Hay Không Là Nhờ…” Những hàng chữ tiếp theo bị Dũng đứng che lấp, có lẽ “là nhờ… các thế hệ học sinh học tập theo gương bán nước của Hồ và Cộng đảng?”
Dũng bắt chước trình diễn màn kịch “trồng cây lưu niệm” của Hồ cũng như tất cả những tên chóp bu mỗi khi có dịp. Từ Hồ đến nay chúng nó trồng được mấy trăm cây? Trong khi mỗi năm chúng tàn phá hàng vạn mẫu rừng, để phá nhanh hơn chúng nó phải cho bọn Tầu Cộng thuê rừng khắp nước với giá rẻ mạt, mặc sức tự tung tự tác tàn phá, rồi về lâu về dài sẽ trở thành thuộc địa của chúng!
Phét biểu với thày và trò trường Quốc Học, Nguyễn Tấn Dũng khoác lác “Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, coi đây là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước, một nhân tố có ý nghĩa quyết định để xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển nhanh – bền vững.”
Một nền giáo dục tệ hại đã từng bị nhiều nhà trí thức chuyên nghiệp ở trong cũng như ngoài nước phê phán gay gắt, Dũng vẫn huênh hoang:
“Đến nay nền giáo dục nước ta đã có bước phát triển đáng kể. Hệ thống và mạng lưới giáo dục ngày càng được hoàn thiện; quy mô tăng nhanh; chất lượng không ngừng được nâng lên. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được đặc biệt quan tâm…”
Dũng đề cao ngôi trường để nhắc tới lãnh tụ “Hồ Việt gian”:
“… đây là ngôi trường có bề dày lịch sử vẻ vang, yêu nước và cách mạng, nơi mà nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà nước, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà giáo dục lỗi lạc của dân tộc ta đã từng học tập, giảng dạy, rèn tâm, luyện trí, truyền lửa cho các thế hệ đời sau. Đặc biệt, chính tại ngôi trường này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng học tập, nung nấu ý chí cách mạng, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước và trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.”
Thật ra Hồ (Nguyễn Sinh Cung) phải bỏ học vì cha là Nguyễn Sinh Sắc bị Pháp bãi chức quan bởi can tội đánh chết một nông dân, Cung ra đi “tìm đường kiếm cơm” chứ “cứu nước” cứu non gì? Cứu nước Pháp hay cứu nước Tầu? Lá đơn xin học trường thuộc địa của Hồ còn rành rành ở kho lưu trữ bên Pháp.
Nhiều “nhà” như Dũng nói, có kể đến bọn nhà Nguyễn Đắc Xuân, anh em nhà Hoàng Phủ Ngọc Tường, Phan… Nguyễn Khoa Điềm, Hồ Xuân Mãn chẳng biết có học ở trường nầy không?
Dũng đề ra chỉ tiêu: “ngành Giáo dục nói chung, trong đó có ngành giáo dục Thừa Thiên Huế phải khẩn trương xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế; tập trung đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục…vượt qua khó khăn, thi đua dạy tốt học tốt, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của năm học mới, trong đó tập trung làm tốt một số nội dung như quan tâm xây dựng tập thể sư phạm nhà trường ngày càng vững mạnh về mọi mặt, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cả về số lượng và chất lượng, gắn với việc đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.”
“Làm tốt công tác giáo dục toàn diện, đào tạo thế hệ trẻ phát triển cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ; phối hợp thật tốt việc dạy văn hóa với giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tích cực đổi mới các hình thức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, kết hợp thật tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội để quản lý, giáo dục học sinh có hiệu quả, thu hút học sinh vào các hoạt động lành mạnh, hữu ích.Dũng đề nghị “cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể, các bậc cha mẹ học sinh cùng toàn thể nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như trong cả nước phải luôn quan tâm chăm lo và đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”, tạo điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em chúng ta.”
*
Hai ngày sau khi Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị đầu tư kế hoạch “trồng người”, tiếp nối sự nghiệp “trồng người” của Hồ, một bài phóng sự trên báo Xã Luận.com, như một hầm “phốt” tạt vào mặt Dũng:
“Báo động đỏ về tình hình phạm tội ở HS, SV”
“Công an TP Huế đã điều tra làm rõ nhiều vụ án hình sự, tiến hành khởi tố bắt tạm giam nhiều đối tượng gây án. Nhưng một sự thật đau lòng, đa số đối tượng đều chủ yếu là HS, SV.
Ngay khi nhận tin báo của nhân dân về vụ cướp tài sản xảy ra đường Phan Chu Trinh. Công an TP Huế đã tổ chức truy xét nóng, kịp thời bắt giữ các đối tượng sau 2 giờ gây án.
Đó là các tên: Bùi Anh Tuấn, Lê Đình Quyền, Phạm Văn Như. Tất cả đều trong độ tuổi 18 đến 25 và đang là SV năm cuối trường Cao đẳng công nghiệp Huế.
Đó là các tên: Bùi Anh Tuấn, Lê Đình Quyền, Phạm Văn Như. Tất cả đều trong độ tuổi 18 đến 25 và đang là SV năm cuối trường Cao đẳng công nghiệp Huế.
Không những vi phạm pháp luật trên lĩnh vực hình sự mà số đối tượng thanh thiếu niên này còn có hành vi liên quan đến ma túy. Mới đây nhất, khi tên Nguyễn Trường Sơn (SN 1988, trú tại 25/23 kiệt 131, đường Trần Phú, TP Huế) có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy cũng nhanh chóng bị lực lượng Công an bắt giữ.
Cơ quan điều tra đã bước đầu làm rõ: Sơn đang là SV trường Cao đẳng nghề kỹ thuật thiết bị y tế Hà Nội.
Trước đó, hàng loạt đối tượng có tuổi đời từ 16 – 30 có các hành vi cố ý gây thương tích, cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản…
Trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, số đối tượng là thanh thiếu niên vi phạm cũng không hề thiếu. Đây là đối tượng Nguyễn Ngọc Phúc Nhật (SN 1988, hiện đang là SV năm thứ 1 khoa tiếng Anh trường Đại học ngoại ngữ Huế).
Ngày 1/8/2011, Nhật điều khiển xe ô tô mang biển số 75K – 0926 đi trên đường Lê Lợi hướng từ ga Huế đến cầu Trường Tiền. Đến giao lộ phía Nam cầu Phú Xuân va chạm xe mô tô mang biển số 75H6 – 0564 gây tai nạn giao thông. Tuy là một người có học nhưng Nhật lại lái xe bỏ chạy, bỏ mặc hậu quả xảy ra.
Điều đáng nói hơn, đây không phải là lần đầu y thực hiện hành vi này. Trước đó, ngày 31/12/2010, tại cột điện 17a đường Lê Quý Đôn, đối tượng này đã lái xe ô tô trên gây ra tai nạn giao thông và lái xe bỏ chạy.
Nguy hiểm hơn, hiện nay có một số đối tượng hàng đêm tụ tập, sử dụng xe phân khối lớn để phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng…gây nguy hiểm cho người đi đường. Liên tục các “quái xế” mà Công an tp Huế bắt giữ thời gian gần đây cho thấy: hành vi xem thường pháp luật trong số đối tượng này đã đến lúc đáng báo động.
Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2011 tới nay, Công an TP Huế đã bắt giữ 231 đối tượng, trong đó, thanh thiếu niên chiếm đến 168 đối tượng. Đây thực sự là con số đáng báo động về hiện tượng vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên.” (Theo Dân Trí)
Theo một đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Tp Huế: “Nguyên nhân phạm tội có nhiều nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do sự buông lỏng quản lý của gia đình và thiếu hiểu biết về pháp luật. Đặc biệt, là hậu quả pháp lý mà các đối tượng phải gánh chịu về các tội liên quan đến cướp, cướp giật tài sản, phạm tội liên quan đến ma túy…Bên cạnh đó, thì không ít đối tượng do sa vào cờ bạc, rượu chè, cờ bạc, nhất là cá độ tỉ số bóng đã rồi dẫn sâu vào con đường vi phạm pháp luật…”
Tất cả tội phạm, tội ác đều do “gia đình buông lỏng quản lý!” Vậy thì “Thi đua học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chỉ sản sinh được những Hồ Xuân Mãn, Sầm Đức Xương…mà thôi hay sao?
Trước năm 1975, thành phố Huế nói riêng (có lẽ cả Miền Nam Việt Nam nói chung) chưa từng có một một học sinh trung, tiểu học hay một sinh viên can tội trộm cướp, giết người!
Nếu có, là những đứa sau khi đã bỏ học vào bưng theo “Mặt trận giải phóng”, được học tập huấn luyện mang AK, mã tấu về chém giết thầy cô, hạn hữu… thậm chí là thân nhân, theo lệnh của cấp trên. Một bọn thầy cô, sinh viên học sinh ở Huế trong Tết Mậu Thân, 1968 là điển hình cho chủng loại nầy!
11/9/2011
nguyễn duy ân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét