Lê Hiền Đức
Bauxite Việt Nam: Thể theo đề nghị của bà Lê Hiền Đức, BVN xin đăng bài viết dưới đây của bà. Đăng, chỉ vì hết sức cảm kích trước tinh thần kiên trì và lạc quan tin tưởng của người nổi tiếng chống tham nhũng mà trên giải đất chữ S này hầu như ai cũng nghe danh.
Riêng anh chị em chúng tôi, niềm tin có khi đã gần cạn kiệt và bây giờ chúng tôi mới thấm thía một điều rằng, mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có vẻ như tất yếu phải chọn những mẫu người như bà Đặng Thị Bích Hòa làm mẫu người thời đại; trái lại, những mẫu người như anh hùng Trần Thị Ngọc Sương thì phải gạt bỏ cho nhanh vì đó là điển hình của một quá khứ đang cần phải vượt qua, phải vứt bỏ. Bà Hiền Đức cứ nhìn xem, khắp nơi trong xã hội hôm nay đang xảy ra những chuyện gì và ai là nhân vật chủ chốt của những chuyện ấy thì đủ rõ. Bà chẳng thấy Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, một thời bị cả Đại tướng võ Nguyên Giáp lẫn các vị lão thành cách mạng kịch liệt phê phán, coi là “con bài” tráo trở của Tổng cục II phản bội dân tộc, vậy mà nay đang nói năng rất giảo hoạt trên chính trường đấy sao? Ông Vịnh nói đằng nào và kiểu nào nghe cũng “hùng hồn” cả. Vậy thì, biết đâu đánh vào bà Hòa lại là phá bỏ một mô hình mà chúng ta đang “thể nghiệm”, điều ấy nguy hiểm lắm thưa bà Lê Hiền Đức kính mến.———
Đầu tháng 3-2011, vào trang mạng luatvidan, tôi đọc được văn bản số 05 ngày 26-2-2011 của Văn phòng Luật sư Vì Dân do Trưởng văn phòng là Tiến sĩ, Luật sư Trần Đình Triển ký, gửi Ban bí thư Trung ương đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (thường trực BCĐ phòng chống tham nhũng trungương), Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông, kiến nghị “xác minh, điều tra, làm rõ và xử lí nghiêm minh những căn cứ – dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng của bàĐặng Thị Bích Hòa (Bí thư Đảng uỷ, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổphần chuyển phát nhanh bưu điện) có liên quan đến một số cán bộ thuộc diện Ban bí thư trung ương quản lý”. Dưới đây là tóm tắt “những căn cứ – dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng” mà văn bản này (vẫn lưu ở http://luatvidan.vn/index.php?f=news&do=detail&id=87) đề cập:
- Lợi dụng chức vụ, dùng tiền công ty để giải quyết các quan hệ: Ngày 1-1-2008 ra quyết định tiếp nhận vợ Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn vào làm việc, sau đó chi trả tiền đóng bảo hiểm, bố trí cho đi “công tác” nước ngoài tuy bà này không hề tới làmở công ty; Chi trả cước phí điện thoại cho số thuê bao 0912672266 của con trai Bộ trưởng Tuấn (riêng tháng 3-2010 đã là 38.804.388 đồng); Tổ chức cho nhiều người ngoài công ty đi “công tác” nước ngoài;
- Tham nhũng: Tạo email giả của một đối tác nước ngoài tên là Jeffrey Ian McLean rồi thông qua 2 công ty Việt Nam, ký phát hóa đơn GTGT để rút gần 2 tỉ đồng của công ty; Dùng tiền công ty mua 2 xe ô-tô Mercedes để phục vụ riêng mình; Dựng lên một số đại lý ảo để rút tiền công ty (sơ bộ đã phát hiện 1,3 tỉ đồng); Dùng tiền công ty trảcước phí điện thoại cho số thuê bao 0915576869 của con mình (riêng tháng 3-2010 là 7.285.799 đồng); miệng nói công ty thừa xe nhưng lại ký hợp đồng thuê xe bên ngoài để chuyên chở hàng hóa;
- Có dấu hiệu khai man ngày sinh (hồ sơ Đảng, hồ sơ nhân sự ghi 10-2-1956, sổ bảo hiểm lại ghi 17-10-1957); Có dấu hiệu quan hệ bất thường với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn; Được Phó vụ trưởng Vụ Báo chí – xuất bản – Ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Văn Hùng bao che một cách khó hiểu, bất thường.
Đọc, thấy vừa phục vừa mừng. Phục, tất nhiên không phải đám tham nhũng, tiêu cực kia mà là Văn phòng Luật sư Vì Dân và các công dân – người lao động chân chính đã tố cáo, cung cấp thông tin về Hòa cho Văn phòng. Mừng vì với chứng cớ rành rành như vậy, nhiều khả năng con sâu Hòa sẽ sớm phải ra trước vòng móng ngựa, những kẻ có chức có quyền lâu nay bao che cho sai phạm của ả, quan hệ mờ ám với ả sẽ sớm bị vạch mặt chỉ tên, thân bại danh liệt.
Ai dè chỉ sau đó vài ngày, tôi nhận được một lá đơn của chị Khổng Thị Hồng Vân, nguyên Trưởng phòng Nghiệp vụ của Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện, là người đã chủ động tố cáo và tích cực tham gia đấu tranh với các sai phạm của Hòa, cũng là người đầu tháng 3-2011 bị Hòa sa thải cùng 11 người khác (trong đó có anhTrần Xuân Quý, nguyên Phó tổng giám đốc, nguyên Trưởng phòng Tổ chức hành chính). Với trách nhiệm công dân, tôi đã liên hệ với Văn phòng Luật sư Vì Dân, với chị Vân và những người bị Hòa đuổi việc như chị để xác thực các nội dung thông tin, sau đó có đơn tố cáo gửi tới một sốvị lãnh đạo Bộ Công an và tới Thanh tra Chính phủ, Ủy ban kiểm tra trung ương đảng. Để chắc ăn, tôi còn liên hệ với cả doanh nhân Jeffrey Ian McLean.
Một lần nữa tôi bị biến thành quả bóng, phải lăn vòng vèo trong một trận bóng đầy ám muội bởi các chân sút là các cơ quan của Đảng, Nhà nước.
Liên hệ với Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông (VNPT), cơ quan chủ quản của Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện, tôi nhận được câu trả lời là chỉ cơ quan công an mới có thể làm rõ được vụ việc này.
Với Bộ Công an thì Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm cho biết đã giao Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng; cục này đã điều tra, xác minh và chuyển toàn bộ hồ sơ sangđể Cục An ninh thông tin – truyền thông thuộc Tổng cục An ninh nội địa giải quyết theo thẩm quyền. Tôi đã gặp Tổng cục An ninh nội địa,và lãnh đạo bộ trực tiếp phụ trách thì được biết theo chỉ đạo của Bộ trưởng Lê Hồng Anh, Tổng cục An ninh 2 đã chuyển hồ sơ vụ việc tới Ủy ban Kiểm tra trung ương để xác minh; vì chưa nhận được phản hồi từ đó nên cơ quan công an không thể làm gì.
Ngày 13-9-2011,tôi đã đến gặp ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy VNPT.Ông Nhân cho biết: “Sự việc này chỉ có Bộ công an mới làm rõ được”.Còn Ủy ban Kiểm tra trung ương, sau nhiều lần gửi đơn thư, gọi điện thoại, sáng 17-9-2011 tôi nhận được trả lời bằng văn bản là cơ quan này đã giao Ủy ban Kiểm tra – Đảng uỷ VNPT xem xét, giải quyết.
Sau khi lăn đủ một vòng VNPT Bộ Công an Ủy ban Kiểm tra trung ương VNPT như vậy, tôi tự hỏi:
- Lãnh đạo VNPT bỏ qua cho Hòa vì coi tiền là vỏ hến, coi việc Hòa tham nhũng, lãng phí của công vài tỉ,vài chục tỉ là việc nhỏ hay vì cùng một giuộc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhưHòa?
- Bộ Công an là cơ quan của Chính phủ hay là cơ quan của Đảng, của Ủy ban Kiểm tra trung ương? Công an có còn là lực lượng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, hoạt động theo tinh thần thượng tôn pháp luật?
- Điều 32 của điều lệ Đảng quy định rõ uỷ ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ “1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên…”, tại sao Ủy ban Kiểm tra trung ương vẫn án binh bất động không chỉ với Hòa mà còn với cả Trần Văn Tuấn, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hùng khi sai phạm của họ đã rành rành, không còn là “dấu hiệu”?
- Phải chăng ngoài Trần Văn Tuấn, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hùng, Hòa còn quan hệ bất thường, mờ ám với lãnh đạo các cơ quan hữu quan như VNPT, Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra trungương, Ban Tuyên giáo trung ương?
Đau xót là trong thời gian qua, Hòa vẫn nhơn nhơn, tác oai tác quái ở vị trí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện; 12 công dân – người lao động chân chính vẫn bị tước đoạt công ăn việc làm, sa vào cảnh khó khăn về vật chất, hoang mang, bức xúc về tinh thần. Nghiêm trọng hơn, Văn phòng Luật sư Vì Dân và Tiến sĩ, Luật sư Trần Đình Triển còn bị Hòa thuê bọn lưu manh, côn đồ tới đe dọa, hành hung tới 2 lần (ngày 5-4 và ngày 8-8-2011) vì đã tố cáo ả, bảo vệ quyền lợi cho người lao động (việc này, có thể xem ở http://www.luatvidan.vn/index.php?f=news&do=detail&id=528).
Chẳng còn biết kêu cầu ở đâu, tôi đành đưa vụ việc này ra ánh sáng của công luận với hy vọng ánh sáng ấy sẽ soi rõ hơn, sẽ thiêu cháy những bộ mặt nội xâm quỷ dữ. Tôi vẫn tin chẳng chóng thì chầy, Hòa cùng những kẻ có chức có quyền lâu nay bao che cho sai phạm của ả, quan hệ mờ ám với ả sẽ phải trả giá đắt.
“Dễ dàng là thói hồng nhan – Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”, vụLã Thị Kim Oanh vừa mới đây thôi, chúng bay chẳng nhớ ư?
Lê Hiền Đức, 80 tuổi, công dân chống tham nhũng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét