Ðất ở Hòa Liên, Hòa Vang, Ðà Nẵng
Ông Ngô Văn Tước, người đã đại diện đứng ra thương lượng với công ty Trung Nam và chính quyền Ðà Nẵng về vấn đề đền bù giải tỏa…
Người đàn ông bên cạnh ông Tư rít một hơi thuốc, nhìn ra cánh đồng chi chít cỏ dại và nước đen, nhìn sang những đống đất đỏ có mấy cột khói của máy đóng cọc rồi mở giọng trầm ngâm: “Cố gắng nghe tiếng chim thêm vài hôm nữa mà cũng không được, tiếng ồn làm chúng bay mất rồi, chúng sợ rồi…”
“Tự dưng, đang trong một khu vườn đầy chim, phải bán nó đi, bị buộc phải bán, xong rồi lại dành hết tiền vào mua một miếng đất khác, làm nhà hộp, dành dụm mua mấy cái lồng, mấy con chim cho nó hót mình nghe mà đỡ nhớ vườn cũ, hay đó, cay đó, hà hà, quá cay!”
Nhiều người bắt đầu lên tiếng, nói như là để xả nỗi bực tức, nỗi khốn khổ và ức chế đã cố nén trong lòng.
Từ một dự án mù mờ
Theo lời kể của những người dân thôn Trung Sơn thì dường như cái dự án này quá có vấn đề, nó mờ ám và tạo sự đột ngột không kịp trở tay cho bà con, nó rớt xuống ruộng vườn của người dân ở đây giống như một nhát chém chí tử từ sau lưng.
Ông Tuấn, người trong thôn nói: “Dự án hình như có lâu lắm rồi, nhưng cho đến gần đây chúng tôi mới được biết. Và khi chúng tôi được biết thì người ta đã đổ đất sát vườn mình rồi, lúc này mình chỉ biết chịu trận, năm 2010, họ đến đây đo đạc và cho biết là sẽ di dời mình đi. Mình đi đâu thì cũng chưa biết. Ðời sống trở nên mơ hồ….”
Ông Ngô Văn Tước, một lão niên có mấy đời bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ở thôn này cho biết: “Dự án hơi bất ngờ, khi chúng tôi biết thì chuyện đã rồi, mọi sự đâu đã vào đó, chúng tôi chỉ biết gật đầu mà đồng ý. Nhưng lạ nhất là nơi chúng tôi ở thuộc về thành phố, nhưng giá đền bù đất như vậy thì quá thấp, mỗi mét vuông 102,000 đồng (tương đương $5.002), như vậy thì chúng tôi mua được gì, một mét vuông đất mua được chưa đầy 3 tô phở, có mà chết dân!”
Những đống đất và khói bụi đang xâm thực những khu vườn vốn dĩ rất bình yên và thơ mộng ở Hòa Liên.
Cái con số mà ông Tước nói là con số chung mà chúng tôi đã tham khảo ở gần một ngàn hộ gia đình ở đây, đây là con số gây bức xúc. Và cũng là con số khiến cho nhiều người có nhà có cửa trở nên mất trắng và có nguy cơ ở nhà thuê triền miên.
Một người đàn ông khác yêu cầu giấu tên, nói: “Ruộng trong Quảng Nam bây giờ có cần lấy đất để làm thì người ta cũng đền bù đến chín chục triệu đồng ($4,500) trên một sào (500m2), còn ở đây, giá đền bù ban đầu chỉ có hai mươi lăm triệu đồng cho một sào, thấp như cám heo vậy ai chấp nhận chứ?!”
“Ban đầu, nhiều người không biết, cứ nhận tiền đền bù, cuối cùng chẳng làm được gì, thử hỏi, mấy sào ruộng vốn là cái nơi để cày cấy mà sống cả mấy đời, con cái học hành, làm nhà, mua sắm cũng dựa vào đấy, bây giờ đem đổi thành mấy chục triệu đồng, tiền thì rớt giá liên tục, sống được bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng? Chết!”
“Gần đây, dân bất bình quá, lại thêm chuyện công ty, nhà thầu công trình thuê côn đồ lên đánh anh Tuấn, dân bức xúc, kéo nhau lên đập phá, tìm cho được mấy thằng mất dạy hại dân. May mà hôm đó không có tụi nó, nếu có, chúng tôi đã xử đẹp, tức nước thì vỡ bờ thôi!”
Theo những người dân trong thôn cho biết thì giá đất ruộng sau này có được áp giá mới trên đầu sào khá hơn một chút, từ 25 triệu đồng lên 27 triệu đồng, sau đó lên 32 triệu đồng và hiện tại là 35 triệu đồng. Nhưng tính theo giá vàng và vật giá leo thang thì mức nâng giá đền bù không giải quyết được gì, số tiền vẫn quá nhỏ. Riêng giá đất vườn thì vẫn vậy, 102,000 đồng trên một mét vuông.
Một trụ sở văn phòng dự án công ty Trung Nam tại Hòa Liên.
Một mức giá rẻ hời, mỗi mét vuông đất mấy đời của dân còn thấp hơn giá một chiếc bánh Trung Thu loại vừa, ruột chứa hai trứng (giá từ 100 đến 180 ngàn đồng). Nhiều chiếc bánh Trung Thu cao cấp, nếu muốn mua, người dân Trung Sơn phải bỏ ra có khi cả chục mét vuông đất để mà có nó.
Chính sách biến mồ hôi và máu của dân thành chén cơm bịt miệng dân…
Một cán bộ ngành an ninh, mang lon thiếu tá, yêu cầu giấu tên, nói: “Cái dự án này giống như nuôi cá voi con vậy, khi bắt về từ biển, nó chỉ tốn công bắt và xăng dầu, khi bán ra, nó nặng hàng tấn, tiền cao ngất trời. Thì khi đền bù cho bà con, mỗi mét vuông đất chưa được một bữa ăn sáng của các quan, nhưng đến khi bán lại, đương nhiên là chỉ có đại gia mới mua nổi…”
“Hơn nữa đây là khu biệt thự sinh thái, nên cây cối bà con trồng sẵn mấy đời sẽ được tận dụng làm phối cảnh, và chắc chắn là giá đất ở đây sẽ lên cả vài chục triệu đồng trên một mét vuông, chắc chắn là vậy!”
Một kỹ sư công trình, đang làm việc tại công ty Trung Nam cho biết: “Ban đầu, dân bị lừa, vì hầu như toàn bộ thanh niên trong thôn được cho vào lao động trong công trình với mức lương từ 2 đến 3 triệu đồng mỗi tháng (tương đương $100- $150). Vốn là nông dân, được đi làm thì ai cũng thích. Chính vì sợ mất việc, nên khi biết mình bị ép mà vẫn phải nhún nhịn…”
“Thật ra, nếu làm một bài toán thì công ty này quá khôn trong chuyện này, một năm tiền lương cho mỗi người chưa đến ba chục triệu đồng, trong ba năm, tốn chín chục triệu đồng tiền một người lao động.”
“Nhưng ép giá đất xuống thấp còn chưa được một phần tư như vậy thì còn lãi chán. Mỗi người bị mất ít nhất cũng vài trăm triệu đồng tiền đền bù, lấy máu của ‘chính nó’ trả cho mồ hôi của ‘chính nó’ là một sách lược quá tàn nhẫn và tinh ranh, bịt miệng dân bằng chính chén cơm, mồ hôi và máu của họ!”
Vẫn còn rất nhiều trắc ẩn phía sau câu chuyện đất và người ở Hòa Liên, Hòa Vang, Ðà Nẵng. Xin kể ở bài sau!
Liêu Thái
Ông Ngô Văn Tước, người đã đại diện đứng ra thương lượng với công ty Trung Nam và chính quyền Ðà Nẵng về vấn đề đền bù giải tỏa…
Người đàn ông bên cạnh ông Tư rít một hơi thuốc, nhìn ra cánh đồng chi chít cỏ dại và nước đen, nhìn sang những đống đất đỏ có mấy cột khói của máy đóng cọc rồi mở giọng trầm ngâm: “Cố gắng nghe tiếng chim thêm vài hôm nữa mà cũng không được, tiếng ồn làm chúng bay mất rồi, chúng sợ rồi…”
“Tự dưng, đang trong một khu vườn đầy chim, phải bán nó đi, bị buộc phải bán, xong rồi lại dành hết tiền vào mua một miếng đất khác, làm nhà hộp, dành dụm mua mấy cái lồng, mấy con chim cho nó hót mình nghe mà đỡ nhớ vườn cũ, hay đó, cay đó, hà hà, quá cay!”
Nhiều người bắt đầu lên tiếng, nói như là để xả nỗi bực tức, nỗi khốn khổ và ức chế đã cố nén trong lòng.
Từ một dự án mù mờ
Theo lời kể của những người dân thôn Trung Sơn thì dường như cái dự án này quá có vấn đề, nó mờ ám và tạo sự đột ngột không kịp trở tay cho bà con, nó rớt xuống ruộng vườn của người dân ở đây giống như một nhát chém chí tử từ sau lưng.
Ông Tuấn, người trong thôn nói: “Dự án hình như có lâu lắm rồi, nhưng cho đến gần đây chúng tôi mới được biết. Và khi chúng tôi được biết thì người ta đã đổ đất sát vườn mình rồi, lúc này mình chỉ biết chịu trận, năm 2010, họ đến đây đo đạc và cho biết là sẽ di dời mình đi. Mình đi đâu thì cũng chưa biết. Ðời sống trở nên mơ hồ….”
Ông Ngô Văn Tước, một lão niên có mấy đời bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ở thôn này cho biết: “Dự án hơi bất ngờ, khi chúng tôi biết thì chuyện đã rồi, mọi sự đâu đã vào đó, chúng tôi chỉ biết gật đầu mà đồng ý. Nhưng lạ nhất là nơi chúng tôi ở thuộc về thành phố, nhưng giá đền bù đất như vậy thì quá thấp, mỗi mét vuông 102,000 đồng (tương đương $5.002), như vậy thì chúng tôi mua được gì, một mét vuông đất mua được chưa đầy 3 tô phở, có mà chết dân!”
Những đống đất và khói bụi đang xâm thực những khu vườn vốn dĩ rất bình yên và thơ mộng ở Hòa Liên.
Cái con số mà ông Tước nói là con số chung mà chúng tôi đã tham khảo ở gần một ngàn hộ gia đình ở đây, đây là con số gây bức xúc. Và cũng là con số khiến cho nhiều người có nhà có cửa trở nên mất trắng và có nguy cơ ở nhà thuê triền miên.
Một người đàn ông khác yêu cầu giấu tên, nói: “Ruộng trong Quảng Nam bây giờ có cần lấy đất để làm thì người ta cũng đền bù đến chín chục triệu đồng ($4,500) trên một sào (500m2), còn ở đây, giá đền bù ban đầu chỉ có hai mươi lăm triệu đồng cho một sào, thấp như cám heo vậy ai chấp nhận chứ?!”
“Ban đầu, nhiều người không biết, cứ nhận tiền đền bù, cuối cùng chẳng làm được gì, thử hỏi, mấy sào ruộng vốn là cái nơi để cày cấy mà sống cả mấy đời, con cái học hành, làm nhà, mua sắm cũng dựa vào đấy, bây giờ đem đổi thành mấy chục triệu đồng, tiền thì rớt giá liên tục, sống được bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng? Chết!”
“Gần đây, dân bất bình quá, lại thêm chuyện công ty, nhà thầu công trình thuê côn đồ lên đánh anh Tuấn, dân bức xúc, kéo nhau lên đập phá, tìm cho được mấy thằng mất dạy hại dân. May mà hôm đó không có tụi nó, nếu có, chúng tôi đã xử đẹp, tức nước thì vỡ bờ thôi!”
Theo những người dân trong thôn cho biết thì giá đất ruộng sau này có được áp giá mới trên đầu sào khá hơn một chút, từ 25 triệu đồng lên 27 triệu đồng, sau đó lên 32 triệu đồng và hiện tại là 35 triệu đồng. Nhưng tính theo giá vàng và vật giá leo thang thì mức nâng giá đền bù không giải quyết được gì, số tiền vẫn quá nhỏ. Riêng giá đất vườn thì vẫn vậy, 102,000 đồng trên một mét vuông.
Một trụ sở văn phòng dự án công ty Trung Nam tại Hòa Liên.
Một mức giá rẻ hời, mỗi mét vuông đất mấy đời của dân còn thấp hơn giá một chiếc bánh Trung Thu loại vừa, ruột chứa hai trứng (giá từ 100 đến 180 ngàn đồng). Nhiều chiếc bánh Trung Thu cao cấp, nếu muốn mua, người dân Trung Sơn phải bỏ ra có khi cả chục mét vuông đất để mà có nó.
Chính sách biến mồ hôi và máu của dân thành chén cơm bịt miệng dân…
Một cán bộ ngành an ninh, mang lon thiếu tá, yêu cầu giấu tên, nói: “Cái dự án này giống như nuôi cá voi con vậy, khi bắt về từ biển, nó chỉ tốn công bắt và xăng dầu, khi bán ra, nó nặng hàng tấn, tiền cao ngất trời. Thì khi đền bù cho bà con, mỗi mét vuông đất chưa được một bữa ăn sáng của các quan, nhưng đến khi bán lại, đương nhiên là chỉ có đại gia mới mua nổi…”
“Hơn nữa đây là khu biệt thự sinh thái, nên cây cối bà con trồng sẵn mấy đời sẽ được tận dụng làm phối cảnh, và chắc chắn là giá đất ở đây sẽ lên cả vài chục triệu đồng trên một mét vuông, chắc chắn là vậy!”
Một kỹ sư công trình, đang làm việc tại công ty Trung Nam cho biết: “Ban đầu, dân bị lừa, vì hầu như toàn bộ thanh niên trong thôn được cho vào lao động trong công trình với mức lương từ 2 đến 3 triệu đồng mỗi tháng (tương đương $100- $150). Vốn là nông dân, được đi làm thì ai cũng thích. Chính vì sợ mất việc, nên khi biết mình bị ép mà vẫn phải nhún nhịn…”
“Thật ra, nếu làm một bài toán thì công ty này quá khôn trong chuyện này, một năm tiền lương cho mỗi người chưa đến ba chục triệu đồng, trong ba năm, tốn chín chục triệu đồng tiền một người lao động.”
“Nhưng ép giá đất xuống thấp còn chưa được một phần tư như vậy thì còn lãi chán. Mỗi người bị mất ít nhất cũng vài trăm triệu đồng tiền đền bù, lấy máu của ‘chính nó’ trả cho mồ hôi của ‘chính nó’ là một sách lược quá tàn nhẫn và tinh ranh, bịt miệng dân bằng chính chén cơm, mồ hôi và máu của họ!”
Vẫn còn rất nhiều trắc ẩn phía sau câu chuyện đất và người ở Hòa Liên, Hòa Vang, Ðà Nẵng. Xin kể ở bài sau!
Liêu Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét