Quốc Việt, thông tín viên RFA
2011-09-12
Gần đây, viên chức Bảo tàng Tổng hợp của Sở VHTT và Du lịch tỉnh Trà Vinh đã đến các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh nhằm mục đích sưu tầm và khảo sát những hiện vật nghệ thuật điêu khắc và hội họa dân tộc Khmer.Một số chùa bị nhóm công tác dọa thu lấy hiện vật để đem về trưng bày và giới thiệu khách tham quan tại Bảo tàng. Sư sãi và Ban Quản trị chùa phản ứng gay gắt trước hành động của cán bộ, viên chức Bảo tàng tỉnh Trà Vinh. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sauđây:
Đúng luật hay không?
Vào ngày 16/8, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ông Thạch Suông có ra Công văn cử cán bộ, viên chức Bảo tàng Tổng hợp đến các chùa Khmer trong tỉnh, tiến hành sưu tầm hiện vật về nghệ thuật điêu khắc và hội họa dân tộc Khmer nhằm góp phần bảo tồn và phục vụ công tác trưng bày, giới thiệu khách tham quan về các loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Khmer trong tỉnh. Đề tài này được cán bộ, viên chức Bảo tàng Tổng hợp đến thực hiện khảo sát và sưu tầm tại các nhà dân và chùa Khmer trong tỉnh trong thời gian 6 tháng kể từ tháng 8/2011.Người dân không hiểu luật cho nên người ta vẫn tưởng khi họ đào đất hoặc phát hiện hiện vật đó là của người ta, người ta có quyền, người ta muốn đem đi đâu hay làm gì.Bên cạnh đó, Ban Thường trực Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh cũng thống nhất với nội dung Công văn nói trên và giới thiệu cán bộ, viên chức sưu tầm hiện vật điêu khắc và hội họa của dân tộc Khmer đến 141 chùa Phật giáo Nam tông Khmer để nghiên cứu học hỏi về văn hóa dân tộc Khmer trong nền văn hóa chùa Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh.
Huỳnh Thị Mỹ Vân
Tuy nhiên khi cán bộ, viên chức Sở xuống làm việc tại các Chùa đã bị người dân và sư sãi phản ứng gay gắt trước lời hăm dọa thu lấy hiện vật mà họ có và phát hiện từ trong lòng đất.
Trụ trì chùa Svay Pok, thuộc ấp Xoài Dọt, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú là sư Thạch Cương cho biết vừa qua phật tử của chùa đã đào đất phát hiện một hiện vật và sau đó họ đem về cúng cho chùa. Sau khi thông tin này tiết lộ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đến khảo sát và yêu cầu thu lấy vì họ giải thích rằng theo Công văn của Sở và giấy giới thiệu của Ban Thường trực Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh và Luật di sản của Bộ Văn hóa Việt Nam thì tất cả các hiện vật phát hiện ở lòng đất, trên mặt đất hay dưới lòng biển là hiện vật thuộc về quản lý của Nhà nước.
Theo Trụ trì Thạch Cương, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh đã có rất nhiều hiện vật quý báo hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm. Những hiện vật điêu khắc và hội họa dân tộc Khmer đã được trưng bày và giới thiệu tại chùa. Trụ trì và Ban Quản trị chùa chưa bao giờ nghe là chính phủ Việt Nam có chủ trương hay chính sách tịch thu hiện vật từ chùa và các nhà dân. Sư sãi và Ban Quản trị chùa sẽ họp trao đổi ý kiến vào ngày 12/9 liên quan yêu cầu thu lấy hiện vật nói trên, tuy nhiên sư Thạch Cương tiết lộ rằng họ sẽ không đồng ý cho đem hiện vật về Bảo tàng, vì theo Công văn của Sở và giấy giới thiệu của Ban Thường trực Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh là chỉ giới thiệu cho đến sưu tầm hiện vật điêu khắc và hội họa của dân tộc Khmer.
Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp bà Hùynh Thị Mỹ Vân cho biết cán bộ, viên chức Bảo tàng và cán bộ địa phương có xuống thẩm định hiện vật vừa nói vào ngày 30/8 vừa qua. Qua việc thẩm định, bà xác nhận đó là loại hiện vật được phát hiện trong lòng đất, và theo Luật di sản quy định thì phải đưa về Bảo tàng. Vẫn theo bà, hiện vật nói trên không phải là của Sư sãi chùa Svay Pok mà là của dân làng phát hiện trong lồng đất. Bà Huỳnh Thị Mỹ Vân cho biết thêm:
“Tụi tôi chỉ xuống dưới gặp Sư cả và thỏa thuận với Sư cả là cho tụi tôi mang hiện vật về bởi vì đúng ra hiện vật đó không phải là hiện vật của chùa mà là hiện vật phát hiện trong lòng đất, của một người dân đào đất. Nhưng vì người ta chưa biết Luật, nên người ta đem vào chùa gởi. Còn Sư cả tưởng như đem vô cúng cho chùa cho nên Sư cả để đó luôn. Hiện vật đó, hiện nay tụi tôi không công bố (loại hình), trước mắt tụi tôi xuống thỏa thuận trao đổi để đưa về. Sau đó, tụi tôi sẽ thành lập Hội đồng thẩm định xác định hiện vật lại. Chỉ biết là hiện vật đó ở thời đại niên kỳ Bà la môn. Nói chung, người dân không hiểu luật cho nên người ta vẫn tưởng khi họ đào đất hoặc phát hiện hiện vật đó là của người ta, người ta có quyền, người ta muốn đem đi đâu hay làm gì. Cho nên, ở đây mới xuống dưới báo cáo tình hình cho chùa và Ban Quản trị nắm được tình hình là tất cả các hiện vật khi phát hiện là phải báo cáo cho các cơ quan chức năng và Sở Văn hóa, nhưng họ không báo mà đưa về chùa. Có một số người dân hiểu Luật, người ta phát hiện rồi báo cho cơ quan chức năng…tụi tôi mới xuống.”
Quốc Việt: Thưa bà, nếu Trụ trì và Ban Quản trị chùa không đồng ý cho mang về thì sao?
Đem về trưng bày tại Bảo tàng để cho tất cả mọi người được xem chung, đó là lý do của họ. Nhưng cho hay không cho thì tùy nhà sư.
Trần Manh Rinh
Huỳnh Thị Mỹ Vân: Cái đó, hôm rồi phật tử cũng có hỏi nhưng mà ở đây nói thẳng ra là phạm luật đó. Nhưng mà ở đây thì không có căn cứ vào luật để mà làm việc, chỉ thuyết phục Sư cả thôi. Còn nếu mà Sư cả không chịu thì tôi sẽ xin ý kiến từ Bộ Văn hóa.
Quốc Việt: Vậy, Sở có ra công văn cho đi tịch thu gì không, thưa bà?
Bà Huỳnh Thị Mỹ Vân: Không có. Không có chính sách hay công văn nào hết. Tụi tôi không đi tịch thu bao giờ, chỉ xuống làm việc, nói cho sư và Ban Quản trị chùa hiểu được là luật quy định như vậy.
Sưu tầm hay tịch thu?
Còn trưởng Ban kế hoạch của Liên Minh Khmer Kampuchia-Krom tại Hoa Kỳ Trần Manh Rinh cho rằng việc Sở cử cán bộ, viên chức Bảo tàng đi sưu tầm thì có nghĩa là họ đi tìm kiếm, khảo sát, nghiên cứu học hỏi chứ không có nghĩa đi bắt buộc người khác trao tặng cho mình. Một xã hội dân chủ, tự do và tôn trọng quyền sở hữu cá nhân, tất cả hiện vật người nào có thì người đó làm chủ, chứ không bao giờ thuộc về chính phủ quản lý. Ông nói thêm:“Lý do họ nói để đem về trưng bày tại Bảo tàng để cho tất cả mọi người được xem chung, đó là lý do của họ. Nhưng cho hay không cho thì tượng phật đó thuộc về chùa đó, thuộc về nhà sư đó tùy nhà sư, chùa đó có cho hay không. Nhưng ở Việt Nam thì không có luật lệ, không có nguyên tắc. Nếu Nhà nước muốn lấy, thì Nhà nước cứ lấy, dùng đủ điều, đủ luật để lấy. Ví dụ, muốn bắt một người bỏ tù thì họ kiếm đủ mọi cách, mọi cớ để bắt người đó bỏ tù. Cho nên nói chung thì họ không nói đến luật lệ mà chỉ nói đến quyền lực của những người nắm quyền hiện tại.”
Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh ông Thạch Suông nhấn mạnh Công văn của ông chỉ cử cán bộ, viên chức Bảo tàng Tổng hợp triển khai dự án sưu tầm hiện vật điêu khắc và hội họa của dân tộc Khmer trong tỉnh nhưng không tịch thu. Ông nói:
“Sưu tầm để biết thôi chứ hoàn toàn không có vụ tịch thu. (Công văn) tôi đưa ra để sưu tầm hiện vật đó thôi, sưu tầm để biết thôi, chứ không tịch thu và cũng không có trưng mua nữa. Mà ai đó cho rằng tụi tôi tịch thu, rồi lấy đem về thì hoàn toàn trái với quy định Nhà nước Việt Nam - chủ yếu là tỉnh Trà Vinh. Nếu trường hợp ai đó quản lý tang vật gì đó, họ đồng ý bán hoặc là trao tặng thì nhận…còn không bao giờ bắt buộc, không có bắt buộc gì hết.”
Dự án sưu tầm văn hóa điêu khắc phi vật thể và vật thể của dân tộc Khmer trong tỉnh Trà Vinh đã bắt đầu triển khai từ giữa tháng 8/2011 và sẽ kết thúc vào cuối tháng Giêng năm 2012. Cán bộ, viên chức Bảo tàng sẽ đi khảo sát 141 chùa Phật giáo Nam tông Khmer và các nhà dân trong tỉnh. Cho đến thời điểm này, dự án được triển khai thực hiện tại năm huyện trên tám huyện-thành trong tỉnh. Trước tiên, họ đi điền dã khảo sát hiện vật và chụp ảnh cho Hội đồng thẩm định tư vấn xem.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét