Hành Khất
Những băn khoăn thầm lặng_ cố giấu kín như một lỗi phạm vì yêu nước_ tự hỏi lại lòng : “biển Đông đã mất thật rồi sao ?” Nhưng câu hỏi dường như không bao giờ được quyền hé trên môi vì luật lệ, vì quy ước, và vì “an ninh” cho xã hội. Tiếng sóng biển vẫn vọng lời than trách_ có lúc mơ hồ như từ chốn xa xôi, ngược dòng lịch sử 4,000 năm; lại có lúc rất gần bên như hơi thở của đêm dài, sau một ngày mệt nhoài bươn chải cho miếng ăn trong cuộc sống. Cơn đau tinh thần lại bừng lên, thắt quặn trên cơ thể gần như cạn kiệt sức lực đã dâng hiến cho ngày. Chúng ta, những đứa con yếu đuối, có phải chăng cũng nên tập cho quen đi cái chứng bệnh “nhu nhược, lạnh cảm”, truyền nhiễm quái ác của thế kỷ 21 hôm nay, từ hơn 99.999 % dân số (?). Hay chúng ta cố gắng chịu đựng một cách can đảm, để được cùng hòa nhập trong dòng người theo định hướng ?
Chắc chắn rằng sự ray rức đó sẽ ám ảnh chúng ta suốt đời, như tảng băng bị chìm sâu hơn phần nổi. Cũng như Ts Nguyễn Nhã, đã cố gắng ngoi lên trong lương tâm của một người trí thức nhân sĩ, qua bài thuyết trình về “Chủ quyền Việt Nam tại HS-TS” ở Hà Nội, ngày 24/09/2011, cùng những người biểu-tình-yêu-nước (qua bản tin trên mạng tintuchangngay). Dù trong hoàn cảnh bị ngầm cấm đón qua việc “cơ quan công an gọi điện và yêu cầu chủ quán cắt điện, và ngưng phục vụ cuộc thuyết trình nầy” (trích đoạn), nhưng buổi thuyết trình vẫn tiếp tục_ không cần máy phóng ảnh (projector) hay máy nói chuyện (microphone). Và :
“Ông cho biết, Trung Quốc (TQ) đã cử hàng trăm trí thức trẻ nghiên cứu về Biển Đông và có hàng chục luận án Tiến sĩ về Biển Đông.”
Cũng như trong bản tin qua cuộc hội thảo về biển Đông, ngày 26/4/2011, (cũng có sự góp mặt của Ts Nguyễn Nhã), trên mạng vtc.vn, cho biết rằng :” Trung Quốc có tới 36 luận án tiến sĩ về biển Đông, Việt Nam chưa có…”
Cùng nhận thức đó, PGs-Ts Lê Cương, Phó chủ tịch TW Hội khoa học-Phát triển Nhân lực-Nhân tài Việt Nam, tốt nghiệp khoa vật lý, Đại học tổng hợp Hà Nội năm 1967, qua bài viết “Thiếu tướng Lê Văn Cương:”Hiểu Trung Quốc để có đối sách hợp lý”, ra ngày 21/08/2011, trên www.seasfoundation.org, nói rằng : “… tư liệu để khẳng định chủ quyền VN tại biển Đông còn nằm ở Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Honduras, Mỹ… Tại sao không chi tiền cho anh em làm cái này?”
Đó là câu hỏi khó có lời giải đáp, vì đối tượng thật sự cho câu hỏi đó không được đặt ra. Vậy ai, hay tổ chức nào dám tự tiện đứng ra trả lời ! Và đối tượng được bỏ trống đó_ dù người ta thầm hiểu là ai_ cũng có nghĩa, không cần câu trả lời !
Tuy nhiên, sau khóa hội thảo đó, dường như không có thêm bất kỳ thông tin được ghi nhận gì về chương trình (hay những chương trình) tài trợ cho những luận án tiến sĩ về biển Đông, cần phải nghiên cứu ở nước ngoài. Có lẽ, những gì Ts Lê Cương nghĩ hơi quá xa và không cần thiết, nên gần đây nhà nước sẵn sàng bỏ ra 410 tỉ đồng trong việc xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam (theo vnexpress, ngày 21/9/2011), dù đã được khởi công từ hơn 4 năm qua (27/07/2007), hay công trình chùa Bái Đính, Ninh Bình,(có thể hoàn thành vào năm 2015, và theo www.xaydungkientruc.vn trong bài viết “Chuyện không tin nổi về chùa Bái Đính tráng lệ”, ra ngày 6/01/2010, nhận xét : “đây sẽ là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, và không chừng sẽ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á” ) v.v.
Theo Ts Lê Cương : “Có lẽ, TQ đang vạch ra một chiến lược lâu dài đến khoảng năm 2030-2040 gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 là đuổi kịp Nhật Bản đến thời điểm 2008-2009 đã xong. Sau khi đuổi kịp Nhật Bản, 20 năm sau thì đuổi kịp Mỹ. Như vậy, khoảng 2035, TQ sẽ đuổi kịp Mỹ về GDP, trong đó phần đóng góp cho hiện đại hóa khoa học và quân sự vượt hẳn lên”
Và :
“Giai đoạn 15-20 năm nữa, TQ và Mỹ sẽ hợp tác và mặc cả với nhau về vấn đề biển Đông, ASEAN và eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên…”
Vì vậy :
“Đối với chiến lược dài hơi của TQ, chúng ta phải hiểu TQ để có chính sách hợp tác để giữ hòa khí. Đây là quan hệ trường tồn, vật đổi sao dời, không bao giờ thay đổi.”
Bởi vì :
“Nhìn lại quá khứ mới thấy cha ông ta sao mà giỏi thế. Khoảng thời gian 362 năm nhà Lê (1428- 1789), ta không mất 1 m2 đất trong khi đó phương Bắc cực thịnh, thời ba ông vua nổi tiếng thời Đại Thanh (Càn Long- Khang Hy- Ung Chính).
Mặc dù hằng năm ta vẫn sang cống nạp cho Bắc Kinh, nhưng không mất một tấc đất. Đó là nhờ chiến lược Thần phục hình thức,độc lập thực sự”.
Vẫn theo Ts Lê Cương, qua nhận định về những trung tâm nghiên cứu về biển Đông ở Việt Nam, không như TQ vì :
“Tất cả các hành động từ phía TQ đều không nằm ngoài sự kiểm soát của cấp trung ương. Người ta bày y như bàn cờ. Còn trạng thái của ta y như chữa cháy, cháy đâu thì mang xe cứu hỏa đến cứu”
Và lần nữa, Ts cũng không quên nhấn mạnh :
“Không nên dùng từ đối phó, mà là chiến lược hợp tác với Trung Quốc, tất nhiên có cạnh tranh. Rải rác có đến 12 nơi nghiên cứu về Trung Quốc, nhưng hoàn toàn phân tán và thiếu hợp tác chặt chẽ”
Cái nhìn của Thiếu Tướng Ts Lê Cương (LC) trong quan hệ với TQ hoàn toàn phù hợp với Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ngay cả việc, phân tích chiến lược của những triều đại xưa kia ở VN : “Thần phục hình thức,độc lập thực sự”, Ts LC cũng có phần không sai. Và đây mới thật sự chính thức là chính sách mà đảng đang theo ‼!
Điều đáng tiếc là, trong thế kỷ 21 nầy, nhưng VN vẫn theo đúng thủ tục cổ truyền triều cống cho TQ, mà cứ ngỡ nó đã được vứt bỏ từ thời thuộc Pháp ‼! (đã hơn một thế kỷ, nếu tính đến lúc thống nhất VN).
Dù chính Ts LC thừa nhận rằng những triều đại xưa kia, không mất đi 1m2 đất cho TQ, nhưng dường như qua công cuộc cắm mốc vừa qua, biên giới VN đã bị thu hẹp, sâu hơn vào lãnh thổ khoảng 10–20 km tùy vùng, chạy dọc theo đường phân chia của TQ.
Trở lại vấn đề biển Đông, theo Ts LC, vấn đề quản lý của trung ương ở VN còn quá rời rạc, không như mô hình “bàn cờ” của TQ, nên VN… không có đến 1 luận án, dù VN có nhiều trung tâm nghiên cứu như :
“… các trung tâm nghiên cứu của Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, riêng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam có tới 3 viện nghiên cứu về biển Đông là Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên cứu Mỹ, Viện nghiên cứu ASEAN, rồi các trường Đại học Quốc gia tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng TPHCM cũng có trung tâm nghiên cứu biển Đông…”
Vì :
“… ở một trạng thái cực kỳ phân tán, thiếu cơ chế hợp tác với nhau. Ngay cả trao đổi thông tin đã khó. Các cơ quan không có trung tâm điều phối, trao đổi thông tin.”
Ts LC dường như quên một điều không kém quan trọng là kỷ thuật thông tin hôm nay không cần người chạy bộ đến đưa tin, hay sợ kẹt xe trên đường phố, mà nó có thể trao đổi qua cuộc hội hộp kín trên màn ảnh giữa những thành viên không cùng một nơi, hay chuyển giao tài liệu qua hệ thống bảo mật của thư điện tử, v.v. Và nếu là một trung tâm nghiên cứu, chắc không đến nổi những người trí thức đó không biết cách điều phối… chỉ về việc… trao đổi thông tin. Một dẫn chứng có thể đưa ra là Bộ Công An. Họ làm việc rất là có quy củ, biết cách tính toán và thông tin “cực” nhạy bén_ theo nhận xét của nhiều người từng tham dự những cuộc biểu tình chống trung cộng, vừa qua. Và hơn nữa, không ít người trong ngành công an được tuyên dương công trạng trong dịp đó. Dường như chỉ có riêng Bộ quốc phòng, thì đúng như Ts LC nhận xét. Vì qua những cuộc săn đuổi, bắt ngư dân trên biển Đông của trung cộng, hệ thống thông tin của Bộ quốc phòng hoạt động không được… tốt lắm, ngay lúc đó; nên “sự cố” cứ… xãy ra cho những gia đình đáng thương sống ven biển.
Ngoài những trung tâm nghiên cứu về biển Đông kể trên, riêng hai Bộ công an, và Bộ quốc phòng chắc có nhiều tài liệu “sâu sắc” về “đường Hồ Chí Minh trên biển” hơn là về những bằng chứng lịch sử của HS–TS. Và càng không thể đưa sự kiện… “va chạm lầm lẫn” năm 1988 trên quần đảo Trường Sa_ đưa đến 64 bộ đội công binh của Hải quân VN phải hy sinh_ , và những sự việc “đáng tiếc” của những con tàu đánh cá VN_ “xâm phạm lãnh hải” trong vùng biển chủ quyền của VN_ ra làm tài liệu, vì như vậy vô tình tạo sự “thù nghịch” và phá hủy “chiến lược, chính sách hợp tác với TQ”.
Dù rằng chúng ta “chưa” có thể làm được gì nhiều hơn, trong nổ lực “cứu lấy” một biển Đông của ông cha để lại. Bằng cách nầy hay cách khác, trên mặt trận nầy hay mặt trận khác, chúng ta cũng nên cố gắng như có thể. Sự thành công nhỏ bé nào đó, chắc chắn sẽ là sự tích lũy hữu ích cho đại cuộc mai sau. Việc đơn giản, chúng ta có thể làm chung góp trong cuộc vận động chính thức hóa tên biển Đông, trước thế giới. Để tránh sự ngộ nhận của người ngoại quốc về chủ quyền khi nhìn thấy dòng chữ “South China Sea” nằm trong vùng biển của VN. Và nhất là ngăn chận trung cộng lợi dụng dòng chữ đó, để tuyên bố chủ quyền biển Đông. Xin các bạn, dành ít thời gian, vào ủng hộ việc chính thức hóa tên “biển Đông” (Southeast Sea) trên mạng http://www.nguyenthaihocfoundation.org (bấm vào chữ “Take action” bên tay phải, sau đó điền tên, họ, địa chỉ nơi ở, thành phố, số vùng, và địa chỉ e-mail. Xong bấm chữ “sign”).
Với 100 triệu dân Việt, nhưng đau đớn làm sao khi nhìn thấy con số chỉ hơn 50 ngàn. Không lẽ, chúng ta muốn thay thế tiếng gọi “biển Đông” của VN bằng “biển Trung Hoa” ???
T/g gửi tới TTHN
Đã từ lâu rồi, người Việt Nam vẫn gọi vùng biển dọc theo hình chữ S là biển Đông (Southeast Sea). Tên gọi thân yêu, quen thuộc đó được ghi lại trong những sách địa lý, lịch sử giáo khoa cho bậc tiểu học. Và không ít người trong chúng ta, có thể quên được bài học vỡ lòng đầu tiên : “Nước Việt Nam hình cong chữ S, dài 1,200 km từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau; Bắc giáp Trung Hoa, Tây giáp Lào, Campuchia, Đông và Nam giáp biển Đông Nam Hải, còn gọi là biển Đông.” Nhưng có lẽ, không bao lâu nữa, hai chữ biển Đông sẽ được thay thế bằng tên gọi mới : biển Trung Hoa (South China Sea). Một nỗi buồn câm nín của gần 100 triệu dân Việt trong và ngoài nước, dù muốn chấp nhận hay không, sự thật đau lòng đó, vẫn sẽ phải tập gọi trên môi 3 chữ : biển Trung Hoa
Đã từ lâu rồi, người Việt Nam vẫn gọi vùng biển dọc theo hình chữ S là biển Đông (Southeast Sea). Tên gọi thân yêu, quen thuộc đó được ghi lại trong những sách địa lý, lịch sử giáo khoa cho bậc tiểu học. Và không ít người trong chúng ta, có thể quên được bài học vỡ lòng đầu tiên : “Nước Việt Nam hình cong chữ S, dài 1,200 km từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau; Bắc giáp Trung Hoa, Tây giáp Lào, Campuchia, Đông và Nam giáp biển Đông Nam Hải, còn gọi là biển Đông.” Nhưng có lẽ, không bao lâu nữa, hai chữ biển Đông sẽ được thay thế bằng tên gọi mới : biển Trung Hoa (South China Sea). Một nỗi buồn câm nín của gần 100 triệu dân Việt trong và ngoài nước, dù muốn chấp nhận hay không, sự thật đau lòng đó, vẫn sẽ phải tập gọi trên môi 3 chữ : biển Trung Hoa
Những băn khoăn thầm lặng_ cố giấu kín như một lỗi phạm vì yêu nước_ tự hỏi lại lòng : “biển Đông đã mất thật rồi sao ?” Nhưng câu hỏi dường như không bao giờ được quyền hé trên môi vì luật lệ, vì quy ước, và vì “an ninh” cho xã hội. Tiếng sóng biển vẫn vọng lời than trách_ có lúc mơ hồ như từ chốn xa xôi, ngược dòng lịch sử 4,000 năm; lại có lúc rất gần bên như hơi thở của đêm dài, sau một ngày mệt nhoài bươn chải cho miếng ăn trong cuộc sống. Cơn đau tinh thần lại bừng lên, thắt quặn trên cơ thể gần như cạn kiệt sức lực đã dâng hiến cho ngày. Chúng ta, những đứa con yếu đuối, có phải chăng cũng nên tập cho quen đi cái chứng bệnh “nhu nhược, lạnh cảm”, truyền nhiễm quái ác của thế kỷ 21 hôm nay, từ hơn 99.999 % dân số (?). Hay chúng ta cố gắng chịu đựng một cách can đảm, để được cùng hòa nhập trong dòng người theo định hướng ?
Chắc chắn rằng sự ray rức đó sẽ ám ảnh chúng ta suốt đời, như tảng băng bị chìm sâu hơn phần nổi. Cũng như Ts Nguyễn Nhã, đã cố gắng ngoi lên trong lương tâm của một người trí thức nhân sĩ, qua bài thuyết trình về “Chủ quyền Việt Nam tại HS-TS” ở Hà Nội, ngày 24/09/2011, cùng những người biểu-tình-yêu-nước (qua bản tin trên mạng tintuchangngay). Dù trong hoàn cảnh bị ngầm cấm đón qua việc “cơ quan công an gọi điện và yêu cầu chủ quán cắt điện, và ngưng phục vụ cuộc thuyết trình nầy” (trích đoạn), nhưng buổi thuyết trình vẫn tiếp tục_ không cần máy phóng ảnh (projector) hay máy nói chuyện (microphone). Và :
“Ông cho biết, Trung Quốc (TQ) đã cử hàng trăm trí thức trẻ nghiên cứu về Biển Đông và có hàng chục luận án Tiến sĩ về Biển Đông.”
Cũng như trong bản tin qua cuộc hội thảo về biển Đông, ngày 26/4/2011, (cũng có sự góp mặt của Ts Nguyễn Nhã), trên mạng vtc.vn, cho biết rằng :” Trung Quốc có tới 36 luận án tiến sĩ về biển Đông, Việt Nam chưa có…”
Cùng nhận thức đó, PGs-Ts Lê Cương, Phó chủ tịch TW Hội khoa học-Phát triển Nhân lực-Nhân tài Việt Nam, tốt nghiệp khoa vật lý, Đại học tổng hợp Hà Nội năm 1967, qua bài viết “Thiếu tướng Lê Văn Cương:”Hiểu Trung Quốc để có đối sách hợp lý”, ra ngày 21/08/2011, trên www.seasfoundation.org, nói rằng : “… tư liệu để khẳng định chủ quyền VN tại biển Đông còn nằm ở Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Honduras, Mỹ… Tại sao không chi tiền cho anh em làm cái này?”
Đó là câu hỏi khó có lời giải đáp, vì đối tượng thật sự cho câu hỏi đó không được đặt ra. Vậy ai, hay tổ chức nào dám tự tiện đứng ra trả lời ! Và đối tượng được bỏ trống đó_ dù người ta thầm hiểu là ai_ cũng có nghĩa, không cần câu trả lời !
Tuy nhiên, sau khóa hội thảo đó, dường như không có thêm bất kỳ thông tin được ghi nhận gì về chương trình (hay những chương trình) tài trợ cho những luận án tiến sĩ về biển Đông, cần phải nghiên cứu ở nước ngoài. Có lẽ, những gì Ts Lê Cương nghĩ hơi quá xa và không cần thiết, nên gần đây nhà nước sẵn sàng bỏ ra 410 tỉ đồng trong việc xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam (theo vnexpress, ngày 21/9/2011), dù đã được khởi công từ hơn 4 năm qua (27/07/2007), hay công trình chùa Bái Đính, Ninh Bình,(có thể hoàn thành vào năm 2015, và theo www.xaydungkientruc.vn trong bài viết “Chuyện không tin nổi về chùa Bái Đính tráng lệ”, ra ngày 6/01/2010, nhận xét : “đây sẽ là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, và không chừng sẽ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á” ) v.v.
Theo Ts Lê Cương : “Có lẽ, TQ đang vạch ra một chiến lược lâu dài đến khoảng năm 2030-2040 gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 là đuổi kịp Nhật Bản đến thời điểm 2008-2009 đã xong. Sau khi đuổi kịp Nhật Bản, 20 năm sau thì đuổi kịp Mỹ. Như vậy, khoảng 2035, TQ sẽ đuổi kịp Mỹ về GDP, trong đó phần đóng góp cho hiện đại hóa khoa học và quân sự vượt hẳn lên”
Và :
“Giai đoạn 15-20 năm nữa, TQ và Mỹ sẽ hợp tác và mặc cả với nhau về vấn đề biển Đông, ASEAN và eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên…”
Vì vậy :
“Đối với chiến lược dài hơi của TQ, chúng ta phải hiểu TQ để có chính sách hợp tác để giữ hòa khí. Đây là quan hệ trường tồn, vật đổi sao dời, không bao giờ thay đổi.”
Bởi vì :
“Nhìn lại quá khứ mới thấy cha ông ta sao mà giỏi thế. Khoảng thời gian 362 năm nhà Lê (1428- 1789), ta không mất 1 m2 đất trong khi đó phương Bắc cực thịnh, thời ba ông vua nổi tiếng thời Đại Thanh (Càn Long- Khang Hy- Ung Chính).
Mặc dù hằng năm ta vẫn sang cống nạp cho Bắc Kinh, nhưng không mất một tấc đất. Đó là nhờ chiến lược Thần phục hình thức,độc lập thực sự”.
Vẫn theo Ts Lê Cương, qua nhận định về những trung tâm nghiên cứu về biển Đông ở Việt Nam, không như TQ vì :
“Tất cả các hành động từ phía TQ đều không nằm ngoài sự kiểm soát của cấp trung ương. Người ta bày y như bàn cờ. Còn trạng thái của ta y như chữa cháy, cháy đâu thì mang xe cứu hỏa đến cứu”
Và lần nữa, Ts cũng không quên nhấn mạnh :
“Không nên dùng từ đối phó, mà là chiến lược hợp tác với Trung Quốc, tất nhiên có cạnh tranh. Rải rác có đến 12 nơi nghiên cứu về Trung Quốc, nhưng hoàn toàn phân tán và thiếu hợp tác chặt chẽ”
Cái nhìn của Thiếu Tướng Ts Lê Cương (LC) trong quan hệ với TQ hoàn toàn phù hợp với Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ngay cả việc, phân tích chiến lược của những triều đại xưa kia ở VN : “Thần phục hình thức,độc lập thực sự”, Ts LC cũng có phần không sai. Và đây mới thật sự chính thức là chính sách mà đảng đang theo ‼!
Điều đáng tiếc là, trong thế kỷ 21 nầy, nhưng VN vẫn theo đúng thủ tục cổ truyền triều cống cho TQ, mà cứ ngỡ nó đã được vứt bỏ từ thời thuộc Pháp ‼! (đã hơn một thế kỷ, nếu tính đến lúc thống nhất VN).
Dù chính Ts LC thừa nhận rằng những triều đại xưa kia, không mất đi 1m2 đất cho TQ, nhưng dường như qua công cuộc cắm mốc vừa qua, biên giới VN đã bị thu hẹp, sâu hơn vào lãnh thổ khoảng 10–20 km tùy vùng, chạy dọc theo đường phân chia của TQ.
Trở lại vấn đề biển Đông, theo Ts LC, vấn đề quản lý của trung ương ở VN còn quá rời rạc, không như mô hình “bàn cờ” của TQ, nên VN… không có đến 1 luận án, dù VN có nhiều trung tâm nghiên cứu như :
“… các trung tâm nghiên cứu của Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, riêng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam có tới 3 viện nghiên cứu về biển Đông là Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên cứu Mỹ, Viện nghiên cứu ASEAN, rồi các trường Đại học Quốc gia tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng TPHCM cũng có trung tâm nghiên cứu biển Đông…”
Vì :
“… ở một trạng thái cực kỳ phân tán, thiếu cơ chế hợp tác với nhau. Ngay cả trao đổi thông tin đã khó. Các cơ quan không có trung tâm điều phối, trao đổi thông tin.”
Ts LC dường như quên một điều không kém quan trọng là kỷ thuật thông tin hôm nay không cần người chạy bộ đến đưa tin, hay sợ kẹt xe trên đường phố, mà nó có thể trao đổi qua cuộc hội hộp kín trên màn ảnh giữa những thành viên không cùng một nơi, hay chuyển giao tài liệu qua hệ thống bảo mật của thư điện tử, v.v. Và nếu là một trung tâm nghiên cứu, chắc không đến nổi những người trí thức đó không biết cách điều phối… chỉ về việc… trao đổi thông tin. Một dẫn chứng có thể đưa ra là Bộ Công An. Họ làm việc rất là có quy củ, biết cách tính toán và thông tin “cực” nhạy bén_ theo nhận xét của nhiều người từng tham dự những cuộc biểu tình chống trung cộng, vừa qua. Và hơn nữa, không ít người trong ngành công an được tuyên dương công trạng trong dịp đó. Dường như chỉ có riêng Bộ quốc phòng, thì đúng như Ts LC nhận xét. Vì qua những cuộc săn đuổi, bắt ngư dân trên biển Đông của trung cộng, hệ thống thông tin của Bộ quốc phòng hoạt động không được… tốt lắm, ngay lúc đó; nên “sự cố” cứ… xãy ra cho những gia đình đáng thương sống ven biển.
Ngoài những trung tâm nghiên cứu về biển Đông kể trên, riêng hai Bộ công an, và Bộ quốc phòng chắc có nhiều tài liệu “sâu sắc” về “đường Hồ Chí Minh trên biển” hơn là về những bằng chứng lịch sử của HS–TS. Và càng không thể đưa sự kiện… “va chạm lầm lẫn” năm 1988 trên quần đảo Trường Sa_ đưa đến 64 bộ đội công binh của Hải quân VN phải hy sinh_ , và những sự việc “đáng tiếc” của những con tàu đánh cá VN_ “xâm phạm lãnh hải” trong vùng biển chủ quyền của VN_ ra làm tài liệu, vì như vậy vô tình tạo sự “thù nghịch” và phá hủy “chiến lược, chính sách hợp tác với TQ”.
Dù rằng chúng ta “chưa” có thể làm được gì nhiều hơn, trong nổ lực “cứu lấy” một biển Đông của ông cha để lại. Bằng cách nầy hay cách khác, trên mặt trận nầy hay mặt trận khác, chúng ta cũng nên cố gắng như có thể. Sự thành công nhỏ bé nào đó, chắc chắn sẽ là sự tích lũy hữu ích cho đại cuộc mai sau. Việc đơn giản, chúng ta có thể làm chung góp trong cuộc vận động chính thức hóa tên biển Đông, trước thế giới. Để tránh sự ngộ nhận của người ngoại quốc về chủ quyền khi nhìn thấy dòng chữ “South China Sea” nằm trong vùng biển của VN. Và nhất là ngăn chận trung cộng lợi dụng dòng chữ đó, để tuyên bố chủ quyền biển Đông. Xin các bạn, dành ít thời gian, vào ủng hộ việc chính thức hóa tên “biển Đông” (Southeast Sea) trên mạng http://www.nguyenthaihocfoundation.org (bấm vào chữ “Take action” bên tay phải, sau đó điền tên, họ, địa chỉ nơi ở, thành phố, số vùng, và địa chỉ e-mail. Xong bấm chữ “sign”).
Với 100 triệu dân Việt, nhưng đau đớn làm sao khi nhìn thấy con số chỉ hơn 50 ngàn. Không lẽ, chúng ta muốn thay thế tiếng gọi “biển Đông” của VN bằng “biển Trung Hoa” ???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét