Pages

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Vì sao hiện tại mọi mặt trận kinh tế đều bất ổn?


Mọi nhận định, đánh giá và kết luận về nền kinh tế của ta hiện nay là ảo hay nói cách khác giữa con số trên báo cáo “trên giấy“ và thực tế quá khác nhau chẳng có một phần trăm nào là thực tế cả ?

Vì sao lại có nhận định ấy vì mọi sự vận hành, quản lý và phát triển đều theo chiều gió cuốn không có đích đến và cũng không có vạch xuất phát. Chúng ta muốn ổn định nền kinh tế mà không biết mình đang ở đâu mà cũng chẳng tuân thủ quy luật phát triển kinh tế tự nhiên gì cả. Trên thực tế, mở ra trước mắt người dân những ma trận quản lý không định hướng, thậm chí còn luôn trong ảo tưởng và kỳ vọng những điều không thể có hay không thể đạt được chỉ là mơ thôi. Khi có hỗn loạn, lũng đoạn thao túng thị trường thì ta lại dùng mệnh lệnh cấm đầu hay cấm đuôi một chút?


Đưa vào vòng kim cô ta khống chế được vài giây không giữ nổi lại thả “ví như thực hiện các giải pháp kinh tế năm 2008, rồi bình ổn giá … rồi thực hiện nghị quyết 11 để thi hành cấm A cấm B rồi thả C “ Chẳng có một định hướng hay phương án nào ổn định và thực chất cả? Nói cách khác là nỗi buồn có từ nhiều nguyên nhân và bất ổn kinh tế từ mọi mặt trận để rồi niềm tin của dân chúng cũng trở thanh vô phương chẳng biết tin vào cái gì nữa.
Gốc rễ của vấn đề là chúng ta xây dựng và phát triển kinh tế trên một nền tảng không có thực ở mọi mặt trận ví như từ quan niệm mơ hồ cho rằng 25 năm đổi mới là ta đã đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt đặc biệt là nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng thực chất cho đến ngày hôm nay kết quả cho thấy chúng ta có nguy cơ thụt lùi về thứ hạng có thể về nhóm nước có nền kinh tế chậm phát triển vì sao?

Vì thực chất nền kinh tế tăng trưởng và phát triển là được đánh giá về thu nhập quốc dân thu nhập bình quân đầu người nhưng phải là thực lực chủ lực của chính quốc gia đó chứ không phải là “tăng trưởng kèm tăng nợ “ và hiệu quả kinh doanh kém đồng tiền mất giá lạm phát cũng tăng mạnh. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân thể hiện rõ nét đặc thù rất “quý báu” đó là chúng ta có một nền kinh tế thị trường nhưng không minh bạch.

Một là : Không minh bạch từ khâu định nghĩa “Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa” Vậy nên ta quản lý cũng rất khó khăn và chồng chéo “Hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế cũng chẳng rõ ràng “ ví như đã là kinh doanh đã là thị trường thì phải có hàng hóa và sản phẩm và đặc biệt là phải có sở hữu chủ tài sản và mọi tài sản đó được tung ra thị trường với một giá trị và giá trị sử dụng nhất định và bình đẳng.

Nhưng ở ta cái vấn đề này cũng chưa rõ ràng trong tất cả các thành phần kinh tế đặc biệt là những doanh nghiệp nhà nước hầu hết sản phẩm cuối cùng là không có giá hoặc vô giá “ Khi cần tung ra sàn chứng khoán thì báo lãi, khi hoach định chính sách điều chỉnh thì báo lỗ “ nhìn chung đều tin vào con số ảo không có thực ,phân tích logic thì nó không thể có thực được vì ngay trong định nghĩa đã cho phép nó ảo rồi?

Hai là : Xuất phát từ sự không minh bạch trong quản lý nên tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế đều ra đời tồn tại phát triển hoặc phá sản cũng không minh bạch.

Đầu tiên nói đến sự không minh bạch trong sự cho ra đời các pháp nhân trong mọi ngành nghề kinh doanh (từ ngành kinh doanh tiền tệ như hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh vàng bạc đá quý ,đến thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, đến các trường đại học,cao đẳng, trung hoc, tiểu học, mầm non, hệ thống bệnh viện, phòng khám đông tây y……) và tất cả các ngành nghề khác các công ty, tập đoàn, tổng công ty cứ mọc lên như nấm sau mưa “Không kiểm định được nguồn vốn và tính chất kinh doanh, chất lượng và tiêu chí của sản phẩm đều ở tình trạng vô chuẩn “không chuẩn” hay chỉ có chuẩn trên giấy mà không có chuẩn thực tế.

Với chuỗi thông tin về nguyên nhân gây bất ổn cho nền kinh tế tôi cho rằng thời điểm chúng ta phải thực hiện tái cấu trúc lại nền kinh tế đã đến và phải làm phải giải quyết từng khâu đặc biệt là giải quyết ngay vấn đề tái cấu trúc ngành ngân hàng và các lĩnh vực khác để giải quyết về vốn ,lãi suất và lạm phát, đặc biệt là điều chỉnh nợ công.

Trong chuỗi bài phân tích tiếp theo tác giả sẽ đi sâu vào từng lĩnh vực kinh doanh của các thành phần kinh tế đang sa đà vào lưới để tự bắt mình .

Ví như ngành “ngân hàng” đã thể hiện rõ vai trò, chức năng và nhiệm vụ của nó mình chưa vốn dĩ là “kho tiền” thời bao cấp thì nay kinh tế thị trường đương nhiên là một ngành kinh doanh và có tính đặc thù ”kinh doanh tiền tệ” tiền đẻ ra tiền ngay không như các ngành khác là phải qua công đoạn sản xuất đặc thù của nó là đầu vào là tiền sản phẩm đầu ra vẫn là tiền vậy nên cần phân biệt đâu là sản phẩm của từng ngân hàng “gói sản phẩm” và đối tượng sử dụng là ai và nguồn của sản phẩm từ đâu? Như hiện tại thì toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại và cổ phần của ta đang có tính ảo về cả nguồn vào và đầu ra? Năng lực thực tế cụ thể là sức khỏe của từng ngân hàng đều “có vấn đề” nguồn vốn không chủ động mà dựa vào những nguồn ảo từ người gửi là chính sau đó cũng không hoạch định được đầu ra cho phù hợp mà cứ lao dốc không phanh ra đời “mọi gói sản phẩm nhằm phục vụ lĩnh vực phi sản suất, tiêu dùng mua tài sản hoặc bất động sản để rồi tạo ra mức lãi suất cao chưa từng có trong lịch sử ngành ngân hàng thế giới và đồng thời tạo ra một vòng xoay luẩn quẩn kẻ đi vay lại cho kẻ khác vay với lãi suất đua cao và dẫn đến một hệ thống đầu ra cũng ảo? làm đình trệ sản xuất kinh doanh và gây bất ổn nền kinh tế, lạm phát gia tăng.

Cụ thể Ngày 13/9 vừa qua, Ngân hàng Châu á (ADB) đã đã hạ mức dự báo tăng trưởng với Việt Nam và nâng mức dự báo lạm phát trong năm nay lên 18,7% thay vì 13,3% trước đó. Trong khi ADB cũng đưa ra những khuyến cáo về những khoản nợ xấu.

Thực chất vấn đề nợ xấu lĩnh vực Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay rất đáng lo ngại, cao hơn mức 3,04% của NHNN công bố rất nhiều.Mà hơn thế nữa tiêu chuẩn nợ xấu của VN cũng rất ảo không theo tiêu chuẩn quốc tế mà rất đặc thù chỉ được coi là nợ xấu những khoản nợ nào đáo hạn thôi còn cả gói nợ lớn thì vẫn coi là chưa xấu.

Mặt khác vì đầu vào và đầu ra đều ảo các khoản nợ xấu cũng ảo luôn vì mục đích đầu ra là cho vay bằng được với mức lãi cao ngất còn không kiểm định khách hàng có khả năng thanh toán không mà nếu có yêu cầu thì đều là hợp thức hóa trên giấy tờ thôi còn thực tế thì khách hàng đi vay chịu sao nổi mức lãi như vậy mà kinh doanh gì cho đủ trả lãi thôi chứ không phải là gốc,hơn thế nữa lại đem vào kinh doanh đầu cơ chứng khoán và bất động sản rồi thành bất động luôn thế là lãi mẹ đẻ lãi con rồi dẫn đến phá sản và đương nhiên khoản đi vay thành nợ xấu của ngân hàng và thực tế thì nợ xấu của chúng ta hiện chiếm 5% tổng dư nợ. Đấy là mức nợ xấu rất cao nên đã đến lúc cần phải có chính sách cụ thể để giải quyết vấn đề này.

Khu vực BĐS nước ta từng có thời gian phát triển quá nóng, nhưng họ lại không có cơ sở tài chính của họ nên toàn sống vào vay mượn của ngân hàng mà ngân hàng thì lại không đủ mạnh để bao tiêu sản phẩm trên thực tế có ngân hàng có dư nợ tín dụng BĐS lên đến 65% đến 70% . Thấp nhất là các ngân hàng có dư nợ tín dụng BĐS là 50%.

Với tình trạng BĐS hiện không bán được và giảm giá và mục tiêu kinh doanh của các nhà đầu tư là đầu cơ mà như hiện tại vay nợ để đầu cơ BĐS không có khả năng trả nợ và việc cảnh báo khả năng nguy cơ rủi ro nợ xấu ở Việt Nam là cần thiết và đúng đắn vì vậy không nên nới lỏng tín dụng BĐS nữa nó sẽ dẫn đến bùng phát lạm phát.

Với lãi suất quá cao như hiện nay là 19% thì đó không phải lãi suất cho thị trường BĐS. Nếu các dự án sản xuất kinh doanh hay an sinh xã hội mà vay với lãi suất 19% thì các doanh nghiệp đi vay cũng không chịu được vì giá thành sản phẩm sẽ đội giá lên rất nhiều.Vậy việc nới tín dụng cho vay sẽ càng khiến thị trường rối hơn vì nếu vay để sản xuất với lãi suất cao như vậy thì chỉ có lỗ mà thôi và sẽ làm chết yểu tất cả các hệ thông doanh nghiệp trong nền kinh tế vì vậy tái cấu trúc lại ngành ngân hàng là điều cần thiết , Cần xác định nguồn vào và nguồn ra của sản phẩm ngành này là thực tế tránh ảo tưởng và đặc biệt cần giảm chi phí để hạ lãi suất xuống mức có thể chấp nhận được đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh chỉ có thể là từ 10% trở xuống khi đó mới có hy vọng nền kinh tế được khôi phục và ổn định trở lại .

Kỳ sau “Bất ổn ở thị trường chứng khoán và BĐS”

Không có nhận xét nào: