Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Tin từ TP. HO-CHI-MINH – Khi Việt Nam phải chiến đấu với nạn lạm phát phi mã và giá trị tiền đồng suy giảm nặng nề, một thách thức mới đã nổi lên – đó là sự sụp đổ niềm tin vào khả năng chữa trị nền kình tế đau yếu của của nhà nước.
Chăm chú theo dõi cuộc công thành dễ vỡ của nước láng giềng Trung Quốc, ám ảnh theo đuổi cuộc tăng trưởng của Việt Nam đã kéo dài được hai thập kỷ cho đến khi mối đe dọa kinh tế buộc họ phải thay đổi chú tâm đến sự ổn định trong năm nay.
Đảng Cộng sản cầm quyền, vốn có toàn quyền kiểm soát tại quốc gia độc đảng này, đã công bố một cuộc đại tu mô hình kinh tế trong Đại hội năm năm một lần vào tháng Giêng và hàng loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ và thuế quan được đưa ra sau đó.
Nhưng khi áp lực tiếp tục chồng chất lên nền kinh tế , chinh bản thân hệ thống chính trị đã trở thành nghi vấn từ các doanh nghiệp và nhân dân Việt Nam.
“Những gì đang xảy ra tại Việt Nam là một cuộc khủng hoảng về niềm tin”, một nhà đầu tư nước ngoài trong khu doanh nghiệp trọng tâm ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh đã nói với AFP như thế.
Trong năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính quét ngang toàn cầu, chính quyền Việt Nam phản ứng bằng cách bơm vào nền kinh tế một thanh khoản khổng lồ và tích trữ các bong bóng (đổ vỡ) theo cấp số nhân.
Công ty quốc doanh đóng tàu Vinashin đã bắt tay vào một loạt các khoản đầu tư, chồng chất lên thành các khoản nợ trị giá 4,4 tỷ USD để cuối cùng nhìn thấy mình gần như phá sản.
Hiện nay, Việt Nam đang cố gắng làm suy giảm tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á của mình – gần 22% vào tháng Mười – cắt giảm thâm hụt thương mại và tăng cường gía trị tiền đồng, vốn đã trải qua bốn lần phá giá trong 15 tháng.
Các nhà chức trách đã nâng lãi suất để cố gắng ngăn chặn đầu cơ và làm nguội nền kinh tế, chồng chất áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp nhỏ và vừa với việc các chủ cho vay hiện đang tính lãi suất lên tới 20%.
Các chuyên gia dự đoán cơn đau này tối thiểu sẽ còn tiếp tục trong 18 tháng nữa.
Nhà đầu tư này cho biết: “Cái giá phải trả là hết sức lớn. Hiện trên các vỉa hè đã có một số tử thi nằm ngổn ngang”.
Nhưng mặc dù ông nói rằng các biện pháp là “cần thiết”, những người khác vẫn đang tự hỏi không biết các biện pháp như thế có đủ hay không.
Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, cho biết trong năm năm qua đã thấy mô hình kinh tế của Việt Nam “mất cân bằng”.
“Vấn đề là ở chỗ, mọi người có nhận ra được điều ấy và các biện pháp đưa ra có đủ để khôi phục lại sự cân bằng hay không “
Các dấu hiệu gần đây là các doanh nghiệp trong và ngoài nước vẫn chưa được thuyết phục.
Theo số liệu chính thức, các cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đã giảm gần một phần tư trong mười tháng đầu năm nay đến 11,3 tỷ USD.
Theo một khảo sát của Phòng Thương mại Âu châu được công bố vào đầu tháng này, niềm tin trong kinh doanh đã suy giảm ba quý liên tiếp trong năm 2011.
Cho đến nay, các biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế đã thất bại không làm suy giảm được những lo lắng của cộng đồng doanh nghiệp về triển vọng kinh tế vĩ mô”, khảo sát này cho biết.
Ở một đất nước vẫn còn đậm nét của một nền văn hoá mờ đục kế thừa từ nhiều năm chiến tranh, thật khó để xác định được tình hình thật sự ra sao.
Và khi ngay cả những hình ảnh chính thức còn quá xa cách với màu hồng lạc quan – với việc chỉ còn số lượng dự trữ ngoại hối chỉ đủ tám tuần và những lo ngại về mức độ nợ xấu của các ngân hàng công cộng – sự thiếu sót về tầm nhìn thật là đáng lo ngại.
Điểm chuẩn của VN-Index tại thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, từng mở ra với phô trương lớn trong năm 2000, đã suy giảm mạnh chỉ còn 383 điểm vào tháng Tám năm nay, chỉ còn được 1/3 đỉnh cao của nó trong năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Thật quá khác biệt với những năm 1990 khi Việt Nam, khi đó từng được mô tả như là nền kinh tế con hổ “tiếp theo của châu Á , nhảy vọt lên sân khấu thế giới với một lộ trình tưởng như không thể ngăn cản cho một sự thành công sẽ mở ra các dải đất bạt ngàn chưa từng khai phá và huy động được một lực lượng lao động trẻ, rẻ tiền của đất nước.
Nhưng nền kinh tế đã phải vất vả để thực hiện lời hứa đó.
Jonathan Pincus, nhà kinh tế gia và là Viện trưởng Trường Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh, cho biết thâm hụt thương mại lớn của đất nước – 12,4 tỷ USD trong năm 2010 – là một dấu hiệu cho thấy chiến lược tăng trưởng trước đó đã hết hạn hiệu lực.
“Việt Nam có vẻ như sa lầy vào việc sản xuất cùng một thứ loại … ngày càng nhiều cà phê, gạo, hạt điều, giấy, áo sơ mi và giày dép – và đang gặp khó khăn khi di chuyển vào việc sản xuất có giá trị cao hơn, do đó, rất nhiều mặt hàng phải nhập khẩu từ Trung Quốc”, ông nói.
Các tổ chức nhà nước đã thất bại trong việc tán thành các cải cách quan trọng, ông nói thêm. “Mọi người đều biết đã đến lúc phải có một chiến lược khác, nhưng họ biết mình không có cơ cấu chính trị đủ đoàn kết để thực hiện”.
Ngay cả những người dân Việt Nam bình thường cũng biểu hiện sự lo lắng về tương lai kinh tế, đã vứt bỏ tiền (đồng) để tìm đến nơi trú ẩn an toàn tương đối của vàng và đồng USD trong những tháng gần đây – theo một số nguồn tin, động thái này được một số ngân hàng hùa theo, vì mối lợi hào phóng bằng việc suy đoán từ giá trị tiền đồng.
Một doanh nhân, yêu cầu giữ kín danh tính, đã cho biết “Ta có những người đang bỏ phiếu bằng cách duy nhất mà họ có thể bỏ phiếu mà là bán đồng tiền ra. Vì vậy, tất cả mọi người – các hộ gia đình, công ty, ngân hàng, doanh nghiệp quốc doanh, người của chính phủ – đã bán tiền đồng Việt Nam ra”.
Đó là bằng chứng về sự mất lòng tin chung, ông nói, và các cơ quan có thẩm quyền “có nhiều việc phải làm để chứng tỏ mình xứng đáng với nhiệm vụ được ủy thác” của người dân.
Nguồn: Asia One
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét