Giày giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu (AFP)
Hôm qua (28/10/2011) Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã công bố kết luận về vụ Bắc Kinh kiện Liên hiệp châu Âu đã áp đặt thuế chống phá giá lên giày Trung Quốc xuất khẩu qua thị trường này. Tuy cho rằng các quy định của châu Âu là không phù hợp, nhưng WTO cũng bác đơn kiện của Trung Quốc.
Tổ chức Thương mại Thế giới cho rằng các quy định của Liên hiệp châu Âu, theo đó quyền áp đặt thuế chống phá giá được thông báo cho quốc gia cung ứng nhưng không thông báo cho công ty sản xuất, là đi ngược lại với quy tắc quốc tế. Hơn nữa, Bruxelles đã không tôn trọng các nghĩa vụ liên quan đến việc xử lý các thông tin mật về các biện pháp chống phá giá.
Tuy nhiên Tổ chức Thương mại Thế giới cũng đã bác bỏ các đơn kiện Liên hiệp châu Âu của Trung Quốc, đặc biệt là các vụ liên quan đến những cuộc điều tra được tiến hành trước khi áp dụng các biện pháp chống phá giá, vốn đã kết thúc vào tháng 3/2011.
Chính quyền Bắc Kinh cho rằng việc Bruxelles quyết định gia hạn thêm 15 tháng việc đánh thuế chống phá giá lên giày mũ da có xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam, là không phù hợp với các quy tắc thương mại quốc tế. Thuế này đánh vào giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam ở mức 10%, còn giày Trung Quốc từ 9,7% đến 16,5%, bắt đầu được áp dụng từ tháng 10/2006 trong thời hạn hai năm.
Theo thống kê của châu Âu, các loại giày nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam bị áp thuế kể trên, chiếm khoảng 30% thị trường châu lục này. Liên hiệp châu Âu đã áp đặt hạn ngạch nhập khẩu lên giày Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2005. Sau đó EU đã bãi bỏ hạn ngạch, thay vào đó là một cuộc điều tra, và kết quả là việc áp đặt thuế chống bán phá giá từ tháng 10/2006. Hai bên có quyền kháng cáo trong vòng 60 ngày kể từ khi phán quyết được công bố.
Tuy nhiên Tổ chức Thương mại Thế giới cũng đã bác bỏ các đơn kiện Liên hiệp châu Âu của Trung Quốc, đặc biệt là các vụ liên quan đến những cuộc điều tra được tiến hành trước khi áp dụng các biện pháp chống phá giá, vốn đã kết thúc vào tháng 3/2011.
Chính quyền Bắc Kinh cho rằng việc Bruxelles quyết định gia hạn thêm 15 tháng việc đánh thuế chống phá giá lên giày mũ da có xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam, là không phù hợp với các quy tắc thương mại quốc tế. Thuế này đánh vào giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam ở mức 10%, còn giày Trung Quốc từ 9,7% đến 16,5%, bắt đầu được áp dụng từ tháng 10/2006 trong thời hạn hai năm.
Theo thống kê của châu Âu, các loại giày nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam bị áp thuế kể trên, chiếm khoảng 30% thị trường châu lục này. Liên hiệp châu Âu đã áp đặt hạn ngạch nhập khẩu lên giày Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2005. Sau đó EU đã bãi bỏ hạn ngạch, thay vào đó là một cuộc điều tra, và kết quả là việc áp đặt thuế chống bán phá giá từ tháng 10/2006. Hai bên có quyền kháng cáo trong vòng 60 ngày kể từ khi phán quyết được công bố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét