Pages

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Cắt giảm Đầu tư công để giảm lạm phát và tránh hiệu ứng “chen lấn tín dụng”



Châu Xuân Nguyễn

Để giảm lạm phát, phải áp dụng 2 chính sách đồng bộ, đó là:
1. Tiền tệ (Monetary Policy) tức là siết chặt tín dụng, điều này thì ai cũng biết qua nghị định 11 tháng 2.2011
2. Ngân sách (Budgetary Policy). Cắt giảm tối đa đầu tư công (hay hoãn cho tới khi sau suy thoái).
Điều 2 này để tránh hiệu ứng “chen lấn tín dụng”
Chen lấn tín dụng là khối kinh tế quốc doanh tranh dành tín dụng (trong trường hợp này nuốt luôn tín dụng) của hệ thống nhà băng dành cho hệ thống tư nhân vì luôn luôn hệ thống kinh tế tư nhân năng động hơn và nhờ đó nền kinh tế thoát khỏi suy thoái sớm hơn.

Kinh tế VN vừa qua hiệu ứng “chen lấn tín dụng” khi doanh nghiệp tranh dành tín dụng của nhà băng đã đẩy lãi suất cho vay lên 22 ~ 25%, điều này làm lạm phát sâu hơn và lâu hơn.
Còn nhờ Thống đốc Nguyễn Văn Bình thất bại khi dùng chỉ thị hành chánh ép lãi suất huy động xuống còn 14%, đi ngược lại khuynh hướng của thị trường. Kết cuộc là hệ thống ngân hàng bị rút hết tiền mà vẫn không có tiền cho vay dù lãi suất 22 ~ 25%.
Càng phung phí nhiều vào đầu tư công thì càng mang nợ nhiều vì nếu không có đầu tư công, một phần tiền đó có thể đưa vào an sinh xã hội để giúp người nghèo.
Khi ngân sách không chi nổi cho đầu tư công (đường loang lổ, mắc gấp 3 bên Mỹ v.v..) thì CP phải phát hành trái phiếu (55 ngàn tỉ vnd năm 2011) và điều này sẽ gom tất cả tiền mặt trên thị trường để đem về xây nhũng con đường chưa cần thiết, những đoạn đường xe hỏa chưa cần thiết. Khi gom tất cả tiền mặt thì dĩ nhiên khối doanh nghiệp tư nhân đói vốn, họ sẽ đẩy63 lãi suất tăng cao và chúng ta ai cũng biết đẩy lãi suất tăng cao là làm cho suy thoái càng dài thêm thay vì 7 năm có thể kéo ra 8 năm. Ai cũng biết lãi suất cao doanh nghiệp phá sản, mất việc, sức mua giảm, kẹt nợ, vỡ BĐS, TTCK, tín dụng đen v.v…
Nhưng bọn lãnh đạo này không biết hay không cần đếm xỉa tới thân phận 90 triệu dân VN, chỉ cần lo cho cánh hẫu của bọn nó có tiền như PMU18 Bùi tiến Dũng làm đường mà cá độ bóng đá tới 2 triệu usd, Huỳnh ngọc Sỹ làm đại lộ đông tây ăn hối lộ cho Lê thanh hải hơn 2 triệu usd.
Có lẽ 3 Dũng nhận tiền hàng triệu usd bán ghế CT HĐQT của những tập đoàn hàng triệu usd mỗi ghế cho 19 tập đoàn, bây giờ tập đoàn bị giải thể nên phải quay qua tìm dự án “đầu tư công” để bù vào số tiền đã chung chi.
Melbourne
30.10.2011
Châu Xuân Nguyễn
——————————
“Tăng chi ngân sách không gây áp lực tăng lạm phát”
Những lời ngụy biện buồn cười, không biết họ dốt về kinh tế hay cố tình gạt đại biểu vì đầu tư công là đầu tư vào hạ tầng, số tiền này ko đem lợi ích ngay cho nền kinh tế (khi có con đường mới, 12 tháng sau mới đem lại lợi ích, đôi khi không đem lợi lợi ích vì con đường củ vẫn xài được)
Trích: “Trước một số ý kiến “phê” tổng chi ngân sách năm 2011 vẫn vượt dự toán 9,7% (70.400 tỷ đồng) là chưa góp phần vào nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của chính sách tài khóa, Chính phủ “thanh minh” rằng việc này không gây áp lực tăng lạm phát.
Vì, số dự kiến tăng chi ngân sách năm 2011 là trên cơ sở sử dụng nguồn dự phòng ngân sách nhà nước và dự kiến phân bổ số ước tăng thu so với dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (tăng chi trả nợ 15.000 tỷ đồng, chi chuyển nguồn 22.400 tỷ đồng…”.
Đây là những khoản hạch toán chi, nhưng thực tế không làm tăng lượng tiền cung ứng trong lưu thông nên không gây áp lực tăng lạm phát, Chính phủ giải thích.”hết trích
Các bộ trưởng giải trình với Quốc hội – Không quá lo ngại nợ công
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, tính đến 31-12-2010, nợ công của Việt Nam bằng khoảng 57,3% GDP, ước tính năm 2011 là 54,6% và 2012 là 58%. Đây là tính trên kịch bản tăng trưởng GDP 6%, còn 6,5% thì tỷ lệ này sẽ thấp hơn đáng kể.” hết trích
Trích:”Từ thực tế này, ĐB Danh Út (Kiên Giang) và nhiều ĐB khác cho rằng, cần nâng cao hiệu lực điều hành của Chính phủ, tăng cường kỷ luật ngân sách. “Cần thu hồi toàn bộ vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ chi không đúng mục đích để chi cho an sinh xã hội”, ĐB Danh Út đề nghị.”hết trích
Phát súng nổ đầu tiên của Chính phủ chính là tái cơ cấu đầu tư công
Tôi cho rằng bây giờ giảm đầu tư công là đúng hướng, nhưng nếu giảm đầu tư cứ đi theo hướng này thì đất nước rất là nguy nan. Bởi vì Việt Nam khác hoàn toàn với các nước khác, Việt Nam đang mới bắt đầu phát triển, cho nên nhu cầu đầu tư về kết cấu hạ tầng xã hội của chúng ta rất lớn. Trong khi đó, các nước khác đã đầu tư hàng 400-500 năm nay, như Pháp họ nói không còn chỗ nào để đầu tư cả, trường học, bệnh viện, đường sá giao thông, bến cảng đều ổn định rồi.”hết trích
Tổng mức đầu tư của Việt Nam hiện nay quá thấp, trong báo cáo thẩm tra của ủy ban Ngân sách và tài chính nói, năm nay giải ngân 123.000 tỷ đồng, chỉ bằng hơn 2 lần công trình đường tàu điện ngầm Bến Thành Suối Tiên thôi. Công trình đó vừa gửi Quốc hội là 47.000 tỷ đồng, như vậy 123.000 cho cả nước bằng 2,6 lần, chưa được 3 công trình đó. Trong khi phải bố trí cho bao nhiêu công trình đường cao tốc, bến cảng của 63 tỉnh thành, quá nhỏ bé và chỉ chiếm có 19,9% chi ngân sách thôi, còn đến 80% là chi thường xuyên và chi khác. Việt Nam giống như một gia đình nghèo, làm được bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu và không để một đồng đầu tư nào cả, đã nghèo mà chi cho an sinh thì bao nhiêu mà chả thiếu, nhưng nếu chúng ta không tiết kiệm để chi thì chúng ta lấy cái gì để mà phát triển.” hết trích
Tôi cũng muốn nói, về nợ công và bội chi phải nói một điều là, chi đầu tư công là 180.000 tỷ năm 2012, trong khi đó bội chi là 140.000 tỷ, như vậy chi đầu tư công cơ bản là cái bội chi, mà bội chi vay ở trong nước và nước ngoài. Vậy thì anh phải dâng trần nợ công lên một chút, anh phải có bội chi thì mới có đầu tư, còn không anh thu bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu thì làm sao đất nước phát triển được” hết trích
Không nên quá lo lắng về nợ công?
4 cảnh báo
TS Trần Hoàng Ngân (ĐB TPHCM) đưa ra 4 vấn đề cần cảnh báo. Thứ nhất, lạm phát Việt Nam đã tăng cao kéo dài trong suốt 5 năm, từ 2007 đến nay và bình quân mỗi năm tăng 13%, gấp 3 lần so với các nước trong khu vực. Thứ hai, bội chi ngân sách kéo dài liên tục trong nhiều năm chưa có xu hướng cân bằng, từ đó kéo theo nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài liên tục gia tăng.
Đến cuối năm 2011 nợ công Việt Nam sẽ ở mức 54,6% GDP. “Mức này theo tôi là rất cao và cần có những cảnh báo, bởi vì nhìn sang các nước trong khu vực, nợ công của Thái Lan là 44%, Indonesia là 39,7%, Philippines là 47,3% GDP. Vậy mà tôi thấy còn nhiều ý kiến cho rằng nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn, vẫn đảm bảo an ninh tài chính. Cách đây 3 năm các nước châu Âu cũng nói nợ công an toàn vậy mà họ đang vỡ nợ, tư tưởng nợ công an toàn của Chính phủ đã làm cho 63 tỉnh, thành và 49 cơ quan trung ương năm nào cũng chi vượt dự toán ngân sách”- TS Trần Hoàng Ngân nói.
Thứ ba, chúng ta đã nhập siêu liên tục trong nhiều năm với mức nhập siêu rất cao. Nếu như 5 năm 2001- 2005 chúng ta nhập siêu chỉ có 19 tỷ USD, thì 5 năm 2006- 2010, nhập siêu 63 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu này sẽ kéo nợ nước ngoài gia tăng, áp lực lên tỷ giá.
Thứ tư, tình hình khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, ảnh hưởng nguồn thu ngân sách, tình trạng thất nghiệp.
ĐB Ngân kiến nghị “phải trị cho được căn bệnh lạm phát mặc dù căn bệnh này rất lâu năm và trở thành kinh niên”. Cần tăng liều lượng và thực hiện trong nhiều năm. Trong đó, phải cương quyết thắt chặt chính sách tài khóa và kỷ luật sắt trong chi tiêu ngân sách Nhà nước. “Chính phủ có báo cáo cụ thể tên, địa chỉ các đơn vị, địa phương không tuân thủ pháp luật tài chính, kỷ luật ngân sách, khởi công nhiều dự án trái với quy định”- Ông Ngân nói.
Chấm dứt nghịch lý tăng lượng, giảm chất
Báo cáo mới nhất của Bộ KHĐT cho thấy, hiện tỉ lệ đầu tư của VN đã tăng lên 40% GDP nhưng hiệu quả đầu tư rất thấp. Nhiều dự án nằm trong danh mục được phép triển khai trong giai đoạn 5 năm tới đã có số vốn dự kiến vượt nhiều lần. Riêng 6 tháng đầu năm nay đã có thêm hơn 6.700 dự án sử dụng 30% vốn nhà nước được khởi công – tăng gần 1.000 dự án so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, số dự án hoàn tất và đưa vào khai thác chỉ dừng ở con số 4.700.
Còn theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm nay là hơn 131.000 tỉ đồng – tăng gần 24% so với cùng kỳ năm trước. Chưa dừng lại tại đó, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư còn vừa trình Chính phủ danh mục dự án đầu tư công năm 2012 với tổng vốn lên đến 300 tỉ USD.”hết trích
Quan trọng là sử dụng vốn vay có hiệu quả
Trích:”
Không nên quá lo lắng về nợ công
Về cơ cấu nợ công trong tổng nợ công của VN, nợ ODA chiếm 75%, vay ưu đãi khác là 19%, vay thương mại là 7%. Trong 75% nợ ODA thời gian vay rất dài, lãi suất ưu đãi. Chẳng hạn vay WB thời hạn vay là 40 năm, ân hạn 10 năm và lãi suất chỉ có 0,75%; vay ADB thời hạn là 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất 1%… Vì vậy, khi so với các nước cần chú ý cơ cấu này, nhất là đối với nợ công ở các nước đã phát triển và các nước đã thoát khỏi ngưỡng nghèo, nợ công của họ phần vay thương mại rất nhiều chứ không giống VN.
Hiện nay, phần phải trả nợ mỗi năm của Chính phủ khoảng 14%-16% ngân sách, trong khi thông lệ quốc tế thì mức trả nợ an toàn là không quá 30%. Chính phủ cũng nhận thức quan trọng là vay như thế nào, sử dụng có hiệu quả ra sao và khả năng trả nợ đến đâu. Chúng ta không lạc quan nhưng cũng không nên quá lo lắng về nợ công.
Ông VƯƠNG ĐÌNH HUỆ, Bộ trưởng Tài chính
Nâng trần nợ công để có tiền đầu tư phát triển
Chúng ta mới phát triển nên nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng là rất cao, còn các nước họ đã đầu tư hàng trăm năm nay. Ví dụ như nước Pháp, hiện nay họ bảo họ không còn chỗ nào để đầu tư cả, từ trường học đến bệnh viện, bến cảng, đường sá… Do đó, tỉ lệ đầu tư công của họ thấp là chuyện đương nhiên, chúng ta so sánh với họ là không hợp lý.
Đầu tư công của chúng ta hiện nay chỉ vào khoảng 180.000 tỉ đồng, bội chi khoảng 140.000 tỉ đồng. Như vậy chi đầu tư công cơ bản là từ bội chi, mà bội chi chủ yếu là vay trong nước và nước ngoài. Do vậy, chúng ta cần phải nâng trần nợ công lên một chút và có chút bội chi để có tiền thực hiện việc đầu tư phát triển.
Ông BÙI QUANG VINH, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT
QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI:
Nóng đầu tư công, nợ công
Thứ Bảy, 29.10.2011 | 08:29 (GMT + 7)
Sáng 28.10, tại phiên thảo luận cuối cùng về tình hình kinh tế – xã hội, các ý kiến vẫn khá nóng bỏng xoay quanh vấn đề nợ công. Rất nhiều ý kiến của đại biểu cho rằng, việc nợ công của chúng ta đã ở mức nguy hiểm và cần phải có biện pháp “phanh” lại. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã lên tiếng trấn an về vấn đề này.
Lo lắng mất an ninh tài chính
Đại biểu (ĐB) Trần Hoàng Ngân và nhiều ĐB cho rằng, việc lạm phát ở Việt Nam tăng cao kéo dài trong suốt 5 năm qua, kể từ năm 2007 đến nay và bình quân mỗi năm là 13% – gấp 3 lần so với các nước trong khu vực và có nhiều mặt hàng tăng phi lý, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào sự điều hành của Chính phủ. Bên cạnh đó, việc bội chi ngân sách cũng kéo dài liên tục trong nhiều năm và chưa có xu hướng cân bằng, đã dẫn đến nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài liên tục gia tăng.
 Đại biểu Trần Hoàng Ngân: “Cách đây 3 năm, các nước Châu Âu cũng nói nợ công an toàn, vậy mà giờ đây họ đang vỡ nợ, tư tưởng nợ công an toàn của Chính phủ đã làm cho 63 tỉnh, thành và 49 cơ quan trung ương năm nào cũng chi vượt dự toán ngân sách”.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân: “Cách đây 3 năm, các nước Châu Âu cũng nói nợ công an toàn, vậy mà giờ đây họ đang vỡ nợ, tư tưởng nợ công an toàn của Chính phủ đã làm cho 63 tỉnh, thành và 49 cơ quan trung ương năm nào cũng chi vượt dự toán ngân sách”.
Theo thống kê của một số ĐB, đến cuối năm 2011 nợ công Việt Nam đã ở mức 54,6% GDP. Trong khi đó, nợ công của các nước trong khu vực như Thái Lan là 44%, Indonesia là 39,7%, Philippines là 47,3%; chính vì vậy, các ĐB lo ngại rằng với mức nợ như vậy VN đã ở mức không an toàn, nguy hiểm đến an ninh tài chính.
“Cách đây 3 năm, các nước Châu Âu cũng nói nợ công an toàn, vậy mà giờ đây họ đang vỡ nợ, tư tưởng nợ công an toàn của Chính phủ đã làm cho 63 tỉnh, thành và 49 cơ quan trung ương năm nào cũng chi vượt dự toán ngân sách” – ĐB Trần Hoàng Ngân nêu ý kiến.
Nhiều ĐB cũng cho rằng, chúng ta đã nhập siêu liên tục trong nhiều năm với mức nhập siêu cao, mặc dù chủ trương của Chính phủ ưu tiên cho xuất khẩu. Các ĐB dẫn chứng, trong 5 năm – từ 2001 – 2005 chúng ta nhập siêu 19 tỉ USD, nhưng trong 5 năm – từ 2006 – 2010 nhập siêu 63 tỉ USD, vì vậy Chính phủ dự toán kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 nhập siêu 68 tỉ USD là không ổn, bởi tình trạng nhập siêu này sẽ kéo nợ nước ngoài gia tăng… Về bội chi ngân sách, các ĐB cũng cho rằng năm 2011 chúng ta đã chi vượt dự toán là 9,7%, với 70.400 tỉ đồng. Để bù đắp bội chi ngân sách, Chính phủ phải phát hành trái phiếu để huy động vốn và trở thành đối thủ cạnh tranh của chính các DN Việt Nam.
Không nên lo lắng quá về nợ công
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đăng đàn nhằm giải tỏa những lo lắng của các ĐB về nợ công. Bộ trưởng nói: Đến 31.12.2010 tỉ lệ nợ chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài là 42,2% và nợ công là 57,3%. Trong kế hoạch trình với QH là đến 31.12.2011, nợ công là 54,6%, đến hết 31.12.2012 nợ công ước tính là 58,4%. Trong tổng nợ công của Việt Nam, nợ ODA chiếm 75%, vay ưu đãi khác là 19%, vay thương mại là 7%.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ: “Chính phủ cũng đã tính toán cơ cấu này, đã và sẽ có thay đổi khi khoản ODA và ưu đãi đang giảm dần và vay thương mại đang có xu hướng tăng lên”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ: “Chính phủ cũng đã tính toán cơ cấu này, đã và sẽ có thay đổi khi khoản ODA và ưu đãi đang giảm dần và vay thương mại đang có xu hướng tăng lên”.
Trong 75% nợ ODA thời gian vay rất dài, lãi suất ưu đãi, chẳng hạn vay Ngân hàng Thế giới thời hạn vay 40 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất 0,75%, vay ADB thời hạn 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất 1%, vay Nhật Bản thời hạn 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất từ 1% – 2%. Vì vậy, khi so với các nước cần chú ý cơ cấu này, vì nợ của họ chủ yếu là vay thương mại lãi suất cao, không giống Việt Nam – được vay với lãi suất thấp hết sức ưu đãi.
“Tuy vậy, Chính phủ cũng đã tính toán, đã và sẽ có thay đổi khi khoản ODA và ưu đãi đang giảm dần và vay thương mại có xu hướng tăng. Chính phủ đã tính toán kỹ để có chiến lược, kế hoạch quản lý nợ công thích hợp cho từng giai đoạn” – ông Huệ khẳng định. Về việc sử dụng vốn vay nước ngoài, ông Huệ cho biết : “Tuyệt đại bộ phận nợ công tập trung cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Ví dụ, toàn bộ hệ thống các quốc lộ phía bắc, đường Xuyên Á – TP HCM – Mộc Bài, nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất…
Kết quả sử dụng nợ công đã làm cho tăng trưởng kinh tế trong 5 năm vừa qua đạt tỉ lệ 7,2%. Mức này cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực”. Trả lời câu hỏi của các ĐB về vấn đề trả nợ thế nào, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, hiện tổng phải trả nợ của Chính phủ khoảng 14 -16% tổng ngân sách, trong khi theo thông lệ quốc tế thì mức trả nợ an toàn là không quá 30% tổng thu ngân sách. “Chúng ta không chủ quan, nhưng cũng không nên quá lo lắng về nợ công, xin QH cho giữ tỉ lệ nợ công đã trình theo kế hoạch 5 năm, đối với nợ quốc gia là không quá 50%, nợ chính phủ không quá 53% và nợ công thì khoảng 60-65%” – ông Huệ đề nghị.
Chí Tùng

Không có nhận xét nào: