Hiệp định Xuyên Thái bình dương hay là Trans-Pacific Partnership (DR)
Nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh APEC tổ chức trong hai ngày 12/11 và 13/11/2011, Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy một số quốc gia xúc tiến việc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương, hay Trans-Pacific Partnership (TPP).
Tháng 11 này có hai hội nghị đáng chú ý. Thứ nhất là Hội nghi Thượng đỉnh APEC vào hai ngày 12-13 tại Hawaii, tập hợp lãnh đạo 21 nền kinh tế. Một tuần sau, ngày 19 tại Bali (Indonesia) sẽ là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á gồm 18 nước, năm nay lần đầu tiên có sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Nhân Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Mỹ sẽ thúc đẩy một số quốc gia xúc tiến việc đàm phán Hiệp định Trans-Pacific Partnership, gọi tắt là TPP.
RFI có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ về nội dung và những mục tiêu chìm nổi của sáng kiến TPP. Trước hết anh Nghĩa nhắc lại xuất xứ của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương.
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Ban đầu, và bên lề Thượng đỉnh APEC tại Mexico vào năm 2002, có ba quốc gia ở ba góc Thái bình dương có sáng kiến thành lập một liên minh kinh tế liên Thái Bình Dương, đó là xứ Chile ở Nam Mỹ, xứ New Zealand hay Tân Tây Lan tại cực Nam biển Thái bình và Singapore ở Đông Nam Á. Sáng kiến ấy được xứ Brunei hưởng ứng và bốn nước đã có năm kỳ họp để tiến tới một khối hiệp thương kinh tế tự do. Mục đích cụ thể là từng bước và cho đến năm 2016 này là tháo gỡ hết mọi rào cản về thuế quan giữa các hội viên. Bốn nước tiên phong mở đường gọi là nhóm P-4 cũng cho biết là sẵn sàng đón nhận các hội viên mới.
RFI: Thế thì Hoa Kỳ tham dự vào sáng kiến này từ khi nào?
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Với sức nặng của mình, Hoa Kỳ can dự vào hồ sơ nào, dù chỉ về kinh tế chẳng hạn, thì hồ sơ ấy cũng trở thành chiến lược!
- Đầu năm 2008, Chính quyền George W. Bush thấy sáng kiến của bốn nước tiên phong ấy có giá trị nên chính thức xin gia nhập. Cuối năm đó, ba nước khác cũng muốn gia nhập là Úc, Việt Nam và Peru tại Nam Mỹ. Qua năm 2010, có thêm Malaysia rồi các nước như Canada, Đài Loan, Philippines, Nam Hàn và Nhật cũng muốn là thành viên của một hiệp định rõ ràng là đối tác chiến lược về kinh tế. Khi Chính quyền Obama nhậm chức vào đầu năm 2009 thì các nước khác có vẻ dụ dự vì xu hướng bảo hộ mậu dịch khá mạnh của đảng Dân Chủ tại Mỹ, nên vòng đàm phán hồi Tháng Ba năm đó bị đình hoãn.
Nhưng đến cuối năm, Hoa Kỳ xác nhận là quyết chí theo đuổi hồ sơ này. Tháng trước đây, khi Quốc hội Mỹ phê chuẩn ba hiệp định tự do thương mại song phương với Colombia, Panama và nhất là Nam Hàn, người ta tin rằng việc thành hình một liên minh Xuyên Thái Bình Dương sẽ có nhiều hy vọng, nhất là với sự gia nhập của Nam Hàn mà dư luận Mỹ cho là quan trọng gần như Hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA đã ký kết với Canada và Mexico đầu năm 1994.
RFI: Thưa anh, dù không nói ra, ai cũng thấy rằng liên minh đó lại không có Trung Quốc ! Chuyện ấy có đáng chú ý chăng ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Rất đáng chú ý và lý thú nữa !
- Thứ nhất, Chính quyền Obama tái khẳng định rằng Hoa Kỳ đang trở lại Đông Á. Thực tế thì nước Mỹ chưa hề rời Đông Á. Từ vào chục năm qua, luồng giao lưu ngoại thương với Mỹ qua Thái bình dương tiếp tục gia tăng và đã vượt qua lượng hàng hóa buôn bán với Âu châu. Cụ thể thì lượng hàng hóa mà Mỹ vận chuyển qua Thái bình dương chiếm hai phần ba tổng số của Mỹ.
- Thứ hai, sáng kiến Xuyên Thái bình dương này sẽ khiến toàn khu vực trở thành một vùng tự do mậu dịch đáng kể. Hai ngoại lệ đáng chú ý: Canada thì bị các nước tiên phong từ chối, nhất là Mỹ và New Zealand, vì chính sách nông nghiệp và sản phẩm về sữa của xứ này. Còn Nhật Bản thì vẫn do dự vì phải mở cửa thị trường nông sản và tháo gỡ chế độ bảo hộ nông nghiệp của họ. Cho đến nay, hai xứ này vẫn chỉ gửi quan sát viên đến tìm hiểu mấy đợt đàm phán mà thôi. Ta sẽ xem Hoa Kỳ khuyến khích hai xứ đó như thế nào.
- Thứ hai và trở lại chuyện Trung Quốc, Hoa Kỳ có 10 năm bất định sau khi Liên Xô tan rã năm 1991; rồi 10 năm tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo từ năm 2001. Thời khoảng ấy là cơ hội bành trướng của Trung Quốc và Bắc Kinh còn củng cố quan hệ với Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á là tổ chức ASEAN. Với sáng kiến Xuyên Thái bình dương, Trung Quốc coi như đứng ngoài.
- Mà nếu có mon men bước vào thì sẽ gặp ngay trở ngại với nhiều nước khác vì vai trò khống chế của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Khu vực kinh tế nhà nước này hoàn toàn xa lạ và không thể chấp nhận được trong tinh thần tự do ngoại thương và đối tác kinh tế Xuyên Thái bình dương. Vì vậy, nếu Hoa Kỳ cùng các nước kia xây dựng quan hệ đối tác chiến lược trong khi tích cực tăng cường quan hệ ngoại giao, chính trị và quân sự thì tất nhiên Trung Quốc thấy là bị bao vây. Bắc Kinh sẽ tìm cách chinh phục hay thuyết phục từng nước Đông Á riêng lẻ, như họ đã thực hiện với khối ASEAN.
RFI: Câu hỏi cuối, thưa anh. Việt Nam có mặt trong vòng đàm phán Xuyên Thái bình dương, đâu là chuyện lợi hại trong hồ sơ này ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Lợi cho ai và hại cho ai mới là vấn đề !
- Việt Nam có lợi khi thành đối tác kinh tế thuộc hàng chiến lược với một số quốc gia trong vành cung Thái bình dương và giảm dần sự lệ thuộc tai hại vào kinh tế Trung Quốc. Nhưng lãnh đạo Hà Nội có muốn vậy không? Nếu muốn gia nhập thì lãnh đạo phải coi lại ưu tiên đầy tốn kém của các doanh nghiệp nhà nước mà gỡ bỏ dần như một cách bày tỏ thiện chí.
Điều ấy có lợi cho kinh tế và người dân nhưng lại đụng vào quyền lợi của nhiều đảng viên và các nhóm thế lực trên thượng tầng. Với Hoa Kỳ thì đây là chuyện nhỏ, vì nước Mỹ chú trọng đến toàn khối Đông Á và vị trí của Trung Quốc. Nhưng với Việt Nam, đây là một cơ hội bước ra khỏi bóng rợp của Trung Quốc.
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Ban đầu, và bên lề Thượng đỉnh APEC tại Mexico vào năm 2002, có ba quốc gia ở ba góc Thái bình dương có sáng kiến thành lập một liên minh kinh tế liên Thái Bình Dương, đó là xứ Chile ở Nam Mỹ, xứ New Zealand hay Tân Tây Lan tại cực Nam biển Thái bình và Singapore ở Đông Nam Á. Sáng kiến ấy được xứ Brunei hưởng ứng và bốn nước đã có năm kỳ họp để tiến tới một khối hiệp thương kinh tế tự do. Mục đích cụ thể là từng bước và cho đến năm 2016 này là tháo gỡ hết mọi rào cản về thuế quan giữa các hội viên. Bốn nước tiên phong mở đường gọi là nhóm P-4 cũng cho biết là sẵn sàng đón nhận các hội viên mới.
RFI: Thế thì Hoa Kỳ tham dự vào sáng kiến này từ khi nào?
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Với sức nặng của mình, Hoa Kỳ can dự vào hồ sơ nào, dù chỉ về kinh tế chẳng hạn, thì hồ sơ ấy cũng trở thành chiến lược!
- Đầu năm 2008, Chính quyền George W. Bush thấy sáng kiến của bốn nước tiên phong ấy có giá trị nên chính thức xin gia nhập. Cuối năm đó, ba nước khác cũng muốn gia nhập là Úc, Việt Nam và Peru tại Nam Mỹ. Qua năm 2010, có thêm Malaysia rồi các nước như Canada, Đài Loan, Philippines, Nam Hàn và Nhật cũng muốn là thành viên của một hiệp định rõ ràng là đối tác chiến lược về kinh tế. Khi Chính quyền Obama nhậm chức vào đầu năm 2009 thì các nước khác có vẻ dụ dự vì xu hướng bảo hộ mậu dịch khá mạnh của đảng Dân Chủ tại Mỹ, nên vòng đàm phán hồi Tháng Ba năm đó bị đình hoãn.
Nhưng đến cuối năm, Hoa Kỳ xác nhận là quyết chí theo đuổi hồ sơ này. Tháng trước đây, khi Quốc hội Mỹ phê chuẩn ba hiệp định tự do thương mại song phương với Colombia, Panama và nhất là Nam Hàn, người ta tin rằng việc thành hình một liên minh Xuyên Thái Bình Dương sẽ có nhiều hy vọng, nhất là với sự gia nhập của Nam Hàn mà dư luận Mỹ cho là quan trọng gần như Hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA đã ký kết với Canada và Mexico đầu năm 1994.
RFI: Thưa anh, dù không nói ra, ai cũng thấy rằng liên minh đó lại không có Trung Quốc ! Chuyện ấy có đáng chú ý chăng ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Rất đáng chú ý và lý thú nữa !
- Thứ nhất, Chính quyền Obama tái khẳng định rằng Hoa Kỳ đang trở lại Đông Á. Thực tế thì nước Mỹ chưa hề rời Đông Á. Từ vào chục năm qua, luồng giao lưu ngoại thương với Mỹ qua Thái bình dương tiếp tục gia tăng và đã vượt qua lượng hàng hóa buôn bán với Âu châu. Cụ thể thì lượng hàng hóa mà Mỹ vận chuyển qua Thái bình dương chiếm hai phần ba tổng số của Mỹ.
- Thứ hai, sáng kiến Xuyên Thái bình dương này sẽ khiến toàn khu vực trở thành một vùng tự do mậu dịch đáng kể. Hai ngoại lệ đáng chú ý: Canada thì bị các nước tiên phong từ chối, nhất là Mỹ và New Zealand, vì chính sách nông nghiệp và sản phẩm về sữa của xứ này. Còn Nhật Bản thì vẫn do dự vì phải mở cửa thị trường nông sản và tháo gỡ chế độ bảo hộ nông nghiệp của họ. Cho đến nay, hai xứ này vẫn chỉ gửi quan sát viên đến tìm hiểu mấy đợt đàm phán mà thôi. Ta sẽ xem Hoa Kỳ khuyến khích hai xứ đó như thế nào.
- Thứ hai và trở lại chuyện Trung Quốc, Hoa Kỳ có 10 năm bất định sau khi Liên Xô tan rã năm 1991; rồi 10 năm tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo từ năm 2001. Thời khoảng ấy là cơ hội bành trướng của Trung Quốc và Bắc Kinh còn củng cố quan hệ với Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á là tổ chức ASEAN. Với sáng kiến Xuyên Thái bình dương, Trung Quốc coi như đứng ngoài.
- Mà nếu có mon men bước vào thì sẽ gặp ngay trở ngại với nhiều nước khác vì vai trò khống chế của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Khu vực kinh tế nhà nước này hoàn toàn xa lạ và không thể chấp nhận được trong tinh thần tự do ngoại thương và đối tác kinh tế Xuyên Thái bình dương. Vì vậy, nếu Hoa Kỳ cùng các nước kia xây dựng quan hệ đối tác chiến lược trong khi tích cực tăng cường quan hệ ngoại giao, chính trị và quân sự thì tất nhiên Trung Quốc thấy là bị bao vây. Bắc Kinh sẽ tìm cách chinh phục hay thuyết phục từng nước Đông Á riêng lẻ, như họ đã thực hiện với khối ASEAN.
RFI: Câu hỏi cuối, thưa anh. Việt Nam có mặt trong vòng đàm phán Xuyên Thái bình dương, đâu là chuyện lợi hại trong hồ sơ này ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Lợi cho ai và hại cho ai mới là vấn đề !
- Việt Nam có lợi khi thành đối tác kinh tế thuộc hàng chiến lược với một số quốc gia trong vành cung Thái bình dương và giảm dần sự lệ thuộc tai hại vào kinh tế Trung Quốc. Nhưng lãnh đạo Hà Nội có muốn vậy không? Nếu muốn gia nhập thì lãnh đạo phải coi lại ưu tiên đầy tốn kém của các doanh nghiệp nhà nước mà gỡ bỏ dần như một cách bày tỏ thiện chí.
Điều ấy có lợi cho kinh tế và người dân nhưng lại đụng vào quyền lợi của nhiều đảng viên và các nhóm thế lực trên thượng tầng. Với Hoa Kỳ thì đây là chuyện nhỏ, vì nước Mỹ chú trọng đến toàn khối Đông Á và vị trí của Trung Quốc. Nhưng với Việt Nam, đây là một cơ hội bước ra khỏi bóng rợp của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét