Pages

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Thủ tướng VN bắt đầu chuyến thăm Nhật

Nhật Bản là nước viện trợ và cho Việt Nam
vay nhiều tỷ đôla trong những năm qua.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến Tokyo vào hôm Chủ nhật trong chuyến thăm Nhật Bản bốn ngày.
Trọng tâm của chuyến đi này của ông Dũng được cho là để thúc đẩy cho kế hoạch của Nhật Bản xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân sang Việt Nam và để hai bên cùng tìm kiếm cũng như khai thác đất hiếm.

Theo dự kiến ông Dũng sẽ ăn tối với một số dân biểu Nhật trước khi hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda vào hôm thứ Hai 31/10.

Vào thứ Ba, ông Dũng sẽ đi thăm khu vực duyên hải phía đông bắc của Nhật Bản, là nơi bị thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng Ba năm nay. 
                  

Theo truyền thông Nhật Bản, Thủ tướng Noda dự kiến ​​sẽ xác nhận rằng Nhật Bản sẽ giúp xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân tại Việt Nam, bất chấp có cuộc khủng hoảng nhà máy nguyên tử tại Fukushima sau thiên tai động đất và sóng thần.

Trong chuyến thăm Việt Nam cách đây một năm, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Naoto Kan và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo rằng hai nước sẽ cùng hợp tác triển khai Bấm dự án lò phản ứng hạt nhân này.
'Thực chất và hiệu quả'
Truyền thông Việt Nam hôm Chủ Nhật đồng loạt đưa tin về chuyến thăm này nhưng dường như dập khuôn bản tin duy nhất từ TTXVN nhấn mạnh về thành phần phái đoàn từ phía Việt Nam mà không nói cụ thể các dự án hai nước sẽ ký kết là gì.
"Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản"
Truyền thông Việt Nam
"Chuyến thăm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả", bản tin của TTXVN được nhiều báo trích lại.
Ông Noda và ông Dũng theo dự kiến ​​sẽ ký một thỏa thuận hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm tại mỏ Đông Pao, Lai Châu, phía tây bắc của Việt Nam.
Theo dự kiến tập đoàn Toyota Tsusho và Sojitz sẽ lập liên doanh với đối tác Việt Nam để bắt đầu sản xuất đất hiếm vào năm 2013, nhật báo kinh doanh Nikkei đưa tin vào tuần trước.
Mỏ Đông Pao được cho có trữ lượng đất hiếm có các khoáng chất lanthanum, cerium và neodymium rất cần thiết để sản xuất màn hình tinh thể lỏng và động cơ cho xe hơi hybrid chạy cả xăng lẫn điện.
Đất hiếm được sử dụng cho nhiều sản phẩm công nghệ cao.
Chính phủ hai nước sẽ khai trương một trung tâm nghiên cứu tại Hà Nội vào năm 2012 để phát triển công nghệ tách đất hiếm từ quặng khoáng sản và tinh lọc làm sao để không làm ô nhiễm môi trường, Nikkei cho biết.
Trước chuyến thăm của ông Dũng, nhật báo doanh Nikkei đưa tin chính phủ Việt Nam quyết định sẽ chọn các công ty Nhật để ký hợp đồng cho dự án vệ tinh quan sát.
Nhật Bản cho tới nay chưa từng cung cấp khoản vốn vay nào cho các dự án vệ tinh vì lo ngại các kỹ thuật phát triển vệ tinh sẽ được ứng dụng vào mục đích quân sự.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã quyết định ủng hộ dự án của Việt Nam, vì dự án này được mô tả là liên quan tới các vệ tinh có khả năng giám sát thiệt hại do lũ lụt và thiên tai khác cũng như khảo sát rừng và đất nông nghiệp.
Tập đoàn NEC Corp dự kiến ​​sẽ chế tạo và phóng vệ tinh thăm dò đầu tiên vào năm 2017, và sẽ giám sát việc chế tạo một vệ tinh thứ hai dự kiến được phóng vào năm 2020.

Các công ty Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ từ khâu phát triển và phóng hai vệ tinh quan sát cho tới xây dựng cơ sở trên mặt đất và đào tạo cán bộ để kiểm soát vệ tinh và phân tích dữ liệu.
Vào hôm thứ Hai 31/10, Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam dự kiến ​​sẽ ký một thỏa thuận chính thức cho Việt Nam vay 7,2 tỷ yên (95 triệu USD), phần vay đầu của dự án.
Truyền thông Việt Nam đưa tin Tokyo sẽ cấp cho Hà Nội khoản vay 660 triệu USD vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện chương trình vệ tinh này.
Giới ngoại giao Nhật Bản tại Hà Nội xác nhận với truyền thông trong nước đây là dự án được thực hiện theo yêu cầu từ Việt Nam.

Không có nhận xét nào: