Châu Xuân Nguyễn
Melbourne, 12.10.2011
- Thưa Bộ Trưởng,
Biết là Ông mới nhậm chức vài tháng nay thôi, nhưng vì Bộ Trưởng là quan chức cao nhất có trách nhiệm Kế Hoạch và Đầu Tư nên tôi viết thư này cho BT. Bộ này nên đổi tên lại là Bộ Học Hỏi và Dậm Chân
Kế Hoạch tiếng Anh là Planning, là dự báo đúng, là đưa dự báo đó vào mà lên kế hoạch hành động cho nền kinh tế này. Bộ của Ông không nhìn thấy suy thoái, không nhìn thấy sự suy sụp của Thị Trường Chứng Khoán, của Bất Động Sản, của hệ thống ngân hàng…mà chỉ thấy rồi học hỏi sau khi lên mặt báo, đó là “Học Hỏi” chứ không phải là “Kế Hoạch”.
.
Đầu Tư tiếng Anh là Investment, năm 2011 Foreign Direct Investment (FDI) , Đầu Tư Trực Tiếp Ngoại Quốc giảm 28% so với 2010. Đó không phải là Đầu Tư mà là “Dậm Chân”. Các Ông ăn lương từ tiền thuế của 90 triệu dân tộc để làm 2 việc duy nhất là Dự Báo đúng rồi lên Kế Hoạch Đúng và gia tăng Đầu Tư từ Ngoại Quốc để tạo công ăn việc làm cho 90 triệu Dân Tộc VN mà Bộ của Ông thất bại hoàn toàn.
.
VỀ KHẢ NĂNG DỰ BÁO CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
.
Ngay tại Hội Nghị TW 3, khóa XI khai mạc ngày 06.10.2011đả chỉ trích Bộ của ông về khả năng dự báo Dự báo đúng để có quyết sách đúng Trích:” “Đánh giá chuẩn xác tình hình và dự báo đúng xu hướng phát triển là căn cứ rất quan trọng để có quyết sách đúng” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.”hết trích.
Các ông dự báo lúc cuối 2010 là lạm phát năm 2011 sẽ là 7%, tháng 3, các ông sửa dự báo lại là 15% và vài tuần trước, các ông lại sửa thành 18%, trong khi thực tế CPI tháng 9 2010 đến tháng 9. 2011 là 22.6% (year on year Consumer Price Index).
Các Ông không nhìn thấy suy thoái tháng 9.2011 này (hậu quả của tháng 02.2011 Nghị quyết 11 siết chặt tìn dụng để kìm chế lạm phát) nhưng tôi chỉ ngồi ở Melbourne, Úc (đọc báo lề phải và đúc kết) và tuyên bố, dự báo suy thoái này từ hồi tháng 07.2011 và thực tế diễn ra y chang như tôi dự báo (tôi không ăn 1 vnd tiền thuế của 90 triệu dân tộc tôi để dự báo cho họ).
Hãy đọc những bài dự đoán của tôi về suy thoái, cả một Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư của ông nên đọc để học hỏi thêm về dự báo kinh tế:
CXN – Kinh tế VN sẽ bắt đầu suy thoái từ quý 4/2011 (05.07.2011)
CXN – Hãy phân tích có tình có lý tại sao chúng ta đang tiến về suy thoái mà không ngăn chận được (07.07.2011)
CXN_Bài về VN suy thoái đầu 2009 của tôi (ảnh hưởng của Mỹ), suy thoái hôm nay là do Nguyễn Tấn Dũng tạo ra (20.07.2011)
CXN – Tuyên bố của Châu Xuân Nguyễn về suy thoái và khủng hoảng kinh tế VN tháng 09.2011 này (09.08.2011)
Ngay khi TS Kinh Tế lê Đăng Doanh phát biểu ngày 30.09.2011 rằng nền nền kinh tế này “Cần có đổi mới lần hai , nhưng ông lại dám phản biện TS LĐ Doanh (trong khi kinh nghiệm và học hàm của ông chỉ đáng xách dép TS Lê Đăng Doanh mà thôi. Trích:” Nói như vậy thì “to tát” quá. Nhưng rõ ràng bản quy hoạch này là một nền tảng để chuyển đổi nền kinh tế phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, tức là quan tâm nâng cao hiệu quả nền kinh tế bằng những giải pháp cụ thể, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế trong 5 năm tới.” hết trích.
.
Ngay cả 2 kịch bản kinh tế 5 năm của ông là sai bét nhè. Hai kịch bản này không tính đến tình hình và tốc độ xuống cấp tồi tệ của nền kinh tế này (rapidly deteriorating situation) từ tháng 7 đến tháng 9.2011.
.
Ngày 18.07.2011 khi Gần 600 doanh nghiệp Việt có nguy cơ phá sản là báo chí la toáng lên, ngày 01.10.2011 Đã có 48.700 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động , chỉ 2 tháng rưởi là gần 50 ngàn doanh nghiệp bị xóa xổ.
.
Tôi đã từng chứng kiến 6 cuộc suy thoái ở Úc và chưa có cuộc suy thoái nào tốc độ khủng khiếp như thế này, 10% của nền kinh tế cuốn đi một cái vèo trong vòng 2 tháng rưởi, và đây chỉ là 2 tháng đầu tiên đi vào suy thoái. Chính phủ Nguyen tấn Dũng xử lý siết chặt, buông lõng tín dụng tùy hứng (hay tùy theo cánh hẩu, vây cánh của TT) thì suy thoái này ít nhất 7 năm mới thoát ra khỏi.
.
Ngay cả Hội Nghị lần 3 khóa XI TW ĐCS cũng kêu gọi Khởi động tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước , tái cấu trúc nền kinh tế gòm 3 lãnh vực DNNN, nợ công và hệ thống nhà băng, vậy có phải là “cải cách lần 2 hay không vậy Bộ trưởng ??? ” hay BT đợi tới “cải cách chính trị, 90 triệu dân tộc tôi tống cổ ĐCS ra khỏi VN vì bất tài, tham nhũng, ăn hại rồi BT mới gọi đó là “cải cách lần 2″ ???”
.
Tại sao tôi nói 2 kịch bản của ông là sai bét nhè, vì 50 ngàn doanh nghiệp này sẽ mất ít nhất 5 năm để hồi phục và trong 2 hay 3 năm tới nữa, con số 50 ngàn này sẽ thành 200 hay 300 ngàn doanh nghiệp vì suy thoái không ngừng tháng 10.2011 này đâu.
.
Ông cứ thử điện thoại 10 doanh nghiệp trong số 50 ngàn doanh nghiệp này, hỏi họ, ông có tín dụng 8%, vay theo nhu cầu của doanh nghiệp họ thì bao nhiêu lâu doanh nghiệp của họ sẽ trở lại bình thường, tôi dám quả quyết với ông là họ sẽ trả lời là ít nhất 2 năm vì họ phải tìm NV, lao động củ, cung cấp vật tư với tài khoản, mướn cơ sở kinh doanh, tìm lại mối lái cũ v.v.v…tất cả tốn rất nhiều thời gian thì làm sao trong 5 năm tới ông có thể có kịch bản 6 hay 6% GDP ???? Đó là chưa kể lãi suất 8% thì cầu 7 năm nữa mới có lại vì lạm phát đầu năm 2011 là 8%, cuối năm là 22 tới 25%, làm sao các ông có thể nói là đến năm 2012 còn 1 con số (<10%), đừng có mơ.
.
Chỉ thị tuân thủ lãi suất trần huy động 14% đầu tháng 9 để hy vọng lãi suất vay còn 17 ~ 19% thay vì 22 ~ 25%. Một tháng rưỡi trôi qua, ngay tới ngày hôm qua, doanh nghiệp còn than phiền là được chào tín dụng vay 21.7%, còn nhà băng thì than rằng tiền huy động bị rút hàng ngàn tỉ vnd mỗi chi nhánh mỗi ngày.
.
Tốc độ rút tiền tệ đến nỗi NHNN phải nâng lãi suất tái cấp vốn qua giấy tờ có giá từ 14% lên 15%/năm, cao hơn lãi suất huy động trong thị trường 2.
Lạm phát tăng cao rất nhanh nhưng giảm xuống rất chậm. Nghị quyết 11 ban hành tháng 2.2011, bây giờ tháng 10, tín dụng siết chặt gần như toàn thời gian này mà bây giờ lạm phát year on year (tháng 9.2010 đến 9.2011) là 22%
.
Trong 2 kịch bản của ông thì có lạm phát <10% từ năm 2012 trở đi. Tôi dám quả quyết với ông cuối năm nay là 22%, giữa 2012 là 18% (nếu cố gắng hết mức) và cuối 2012 là 15% (nếu không thả lõng tín dụng). Đó là tình hình về 2 kịch bản cho kinh tế Vn từ 2012 đến 2015, tất cả đều không có cơ sở một tí nào cả. Nếu ông có nghi ngờ về khả năng dự báo của tôi, mời ông xem tất cả những bài của tôi trên tintuchangngay4 ngay từ đầu.
.
KHẢ NĂNG THU HÚT FDI
.
Bộ của Ông nỗi tiếng là vòi vĩnh, ra giá, làm luật với những nhà đầu tư khi họ mới được giới thiệu đến các “chiên da” Đầu Tư của Bộ Ông. Tôi sống ở Úc 36 năm rồi và văn hóa tây Âu của chúng tôi rất khinh bỉ những quan chức đầu tư sở tại vòi vĩnh, ra giá, làm luật vì chúng tôi quan niệm rằng khi bắt đầu chấp nhận tham nhũng thì chúng tôi sẽ bị nhũng nhiễu không ngừng trong suốt quá trình đầu tư 10, 20 hay 50 năm ở sở tại.
.
Vì lý do đó tây Âu chúng tôi không thèm đầu tư ở VN, nhường cho Đài Loan, Singapore, mã lai, hàn quốc với văn hóa bóc lột công nhân và chung chi tham nhũng đầu tư mà thôi. Ngay cả những quốc gia đầu tư tồi này cũng xa lánh Vn vì lạm phát cao (22 ~25%), tỷ giá thay đổi xoành xoạch, tín dụng thắt mở tùy hứng…đó là những khuyết điểm trầm trọng của Vn mà các ông hầu như không nhìn thấy mặc dầu mỗi năm 2 lần Hội Nghị Consultative Groups đều tuyên bố, khuyến cáo, EuroCham, USCham, Úc v.v.. đều nêu lên những vấn đề này nhưng các ông có thể là không có khả năng hiểu hay không có khả năng thi hành để thu hút đầu tư .
.
PHẦN KẾT
.
Tôi chưa thấy một chánh phủ nao của những quốc gia đang phát triển mà bất tài, tham nhũng, ăn hại như CP VN này, nhưng lại luôn luôn coi như ta đây là “Đỉnh cao trí Tuệ” của loài người.
.
Các ông đã làm khổ 90 triệu dân tộc của tôi sau 65 năm năm cầm quyền và theo những cảm tính từ blog của tôi với 56 ngàn lượt xem hằng ngày thì người dân chán các ông đến tận cổ và họ mong ước nền kinh tế này sụp đổ để họ có cơ hội bầu lên những người thực sự tài ba, dự báo đúng, kế hoạch đúng và thu hút đầu tư tây âu vì CP hậu CS hoàn toàn không có tham nhũng và chính những đầu tư Tây Âu này họ mới trả nhân viên và lao động Vn tối thiểu 600 usd/tháng.
Chào Ông,
Chau Xuan Nguyen
Kỹ sư
————————-
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Nói đổi mới lần hai thì “to tát” quá Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh.
Tại buổi tham vấn về kế hoạch phát triển giai đoạn 2011 – 2015 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức, một số nhà tài trợ và các đối tác phát triển đã đề cập đến nội dung “đổi mới lần hai”.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, nói như vậy thì “to tát” quá, song bản kế hoạch này đã thể hiện quyết tâm trong việc tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm tới.
Để hoàn thiện bản dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham vấn ý kiến của các nhà tài trợ và các đối tác phát triển quốc tế tại Việt Nam. Quan điểm của những tổ chức này đối với bản dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế mới được công bố lần này là như thế nào, thưa ông?
Có thể nói rằng, các nhà tài trợ và các đối tác phát triển quốc tế tại Việt Nam có quan điểm thống nhất tương đối cao về bản dự thảo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015. Bản dự thảo có nhiều điểm mới so với bản dự thảo được đưa ra lần trước, đặc biệt đã chú trọng tới hai định hướng lớn là ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Bản kế hoạch được xây dựng lần này dựa chủ yếu vào kết quả đầu ra nhiều hơn là việc đưa ra những con số chỉ tiêu, mục tiêu hay định hướng… trong đó đặc biệt là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Qua quá trình tham vấn, hầu hết các nhà tài trợ và các đối tác nước ngoài đều cho rằng Việt Nam nên sử dụng kịch bản tăng trưởng thấp hơn. Nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm tới dự kiến khoảng 6,5%/năm; quy mô GDP theo giá thực tế đến năm 2015 là gần 180 tỷ USD; bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 là 4,5% GDP; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội 5 năm 2011-2015 khoảng 33,5% GDP và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng phấn đấu đến năm 2015 khoảng 7%.
Theo các chuyên gia nước ngoài, với kịch bản này Việt Nam có thể chủ động ứng phó với những biến động của nền kinh tế thế giới cũng như của quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ dựa chủ yếu vào tăng trưởng tín dụng sang tái cơ cấu nền kinh tế.
Những vấn đề mà các nhà tài trợ nêu ra lần này không phải quá mới lạ, nếu xem xét cụ thể hơn thì những vấn đề này đều đã được đề cập trong dự thảo song vấn đề ở chỗ là độ “đậm nhạt” của những khuyến nghị này. Có nhiều ý kiến được các chuyên gia đưa ra đã gợi ra cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phải nghiên cứu, xem xét lại để hoàn thiện bản kế hoạch này hơn.
Vậy cụ thể đó là những vấn đề gì, thưa Bộ trưởng?
Đánh giá kỹ bài học công tác điều hành trong giai đoạn 2006-2010 có ý nghĩa rất to lớn đối với việc xây dựng mục tiêu và giải pháp cho giai đoạn 5 năm tới, nhất là được đặt trong bối cảnh phải quan tâm tới những tồn tại và hạn chế của nền kinh tế Việt Nam.
Đó là Việt Nam cần quan tâm hơn đến động lực tăng trưởng, xây dựng được niềm tin của người dân vào VND, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh lạm phát cao như hiện nay. Đó là xây dựng lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài vào sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam, thông qua những giải pháp, chế tài để có thể kiểm soát kết quả đầu ra của bản kế hoạch này.
Đó là việc xem xét tới những giải pháp tái cơ cấu lại nguồn nhân lực để đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Đó là việc thêm vào những chỉ tiêu về vấn đề an sinh xã hội, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, quan tâm nhiều hơn tới những đối tượng yếu thế, vấn đề tăng trưởng xanh, đào tạo hướng nghề…
Một số nhà tài trợ và các đối tác phát triển đã đề cập đến vấn đề đổi mới, cải cách lần hai. Có thể coi bản kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2011- 2015 lần này là bản lề để Việt Nam thực hiện cải cách đổi mới lần hai không, thưa Bộ trưởng?
Nói như vậy thì “to tát” quá. Nhưng rõ ràng bản quy hoạch này là một nền tảng để chuyển đổi nền kinh tế phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, tức là quan tâm nâng cao hiệu quả nền kinh tế bằng những giải pháp cụ thể, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế trong 5 năm tới.
Ở cả hai kịch bản kinh tế được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, nguồn vốn đầu tư công giảm khá mạnh. Vậy đâu là những giải pháp để nhằm giải quyết khó khăn trong huy động nguồn lực phát triển cho Việt Nam trong 5 năm tới, thưa Bộ trưởng?
Việc giảm tỷ lệ tổng mức đầu tư từ mức trên 40% GDP trong 5 năm trước xuống còn 33-35% trong 5 năm tới ở cả 2 kịch bản phát triển là một mức giảm quá lớn trong khi nền kinh tế vẫn chưa thay đổi tư duy đầu tư dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước. Đây sẽ là thử thách rất lớn đối với Chính phủ nhất là trong khi cơ chế huy động nguồn vốn tư nhân vẫn còn chưa rất khó khăn. Nhưng khó khăn thì vẫn phải làm vì nếu không thì chúng ta không thể giải quyết được vấn đề lạm phát, vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô hay phát triển bền vững.
Vì vậy vấn đề phân bổ sử dụng nguồn lực đầu tư phát triển giữa trung ương và địa phương, trong đó trung ương dẫn hướng lĩnh vực đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư vào những công trình trọng điểm để tránh làm phân tán nguồn lực là rất quan trọng. Nguồn này ít đi thì việc phải sử dụng tốt nguồn vốn này là rất quan trọng để tháo gỡ nút thắt trong chính sách phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, vấn đề thể chế hóa huy động nguồn lực, phân bổ nguồn ngân sách… cũng rất cần thiết để đảm bảo tính minh bạch của hiệu quả đầu tư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét