Áp lực mạnh trên đồng tiền Việt Nam
REUTERS
Ngày 06/10/11 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định tăng lãi suất chỉ đạo để chống lạm phát và củng cố giá trị của đồng bạc Việt Nam đang chịu áp lực nặng nề. Đây là lần tăng lãi suất thứ năm kể từ đầu năm 2011.
Lãi suất tái cấp vốn, một trong các công cụ tài chính thường được chính quyền Hà Nội sử dụng, sẽ được nâng từ 14% lên 15%/ năm kể từ tuần tới. Hãng tin AFP ghi nhận, kể từ giữa tháng 2/2011, lãi suất tái cấp vốn từ 9% một nămđã được nâng dần lên cho đến nay. Còn lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng vừa được nâng từ 14% lên 16%/năm
Theo AFP, lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí của các ngân hàng thương mại khi vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước để tăng thêm nguồn vốn. Hãng tin Pháp trích lời chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nhận định rằng động thái này sẽ giúp chính phủ Việt Nam đấu tranh chống lại nạn lạm phát vốn đã tăng 22% vào tháng Chín so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời quyết định trên cũng buộc các ngân hàng nhỏ phải thận trọng hơn khi vay vốn.
Các nhà phân tích cũng lo ngại là số nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam có thể cao hơn con số chính thức. Theo các chuyên gia kinh tế, đồng bạc Việt Nam còn phải chịu thêm áp lực, khi các món nợ vay bằng đô la đến hạn phải trả vào cuối năm. Giá trị đồng tiền quốc gia Việt Nam hiện tương đối ổn định, sau khi bị phá giá 9,3% hồi tháng Hai. Với hối suất chính thức ngày 07/10/11, thì một đô la đổi được 20.653 đồng Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, mục đích của việc điều chỉnh lãi suất như trên là nhằm « Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và điều tiết lãi suất thị trường ». Các nhà kinh tế cho rằng, việc siết lại chính sách tiền tệ sẽ giúp làm giảm lạm phát, nhưng ông Lê Đăng Doanh cũng kêu gọi chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn chi tiêu công.
Trong 9 tháng đầu năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 5,76%, so với cùng kỳ năm ngoái là 6,54%, theo thống kê chính thức. Chính quyền hy vọng duy trì được mức tăng trưởng khoảng 6% trong năm 2011, và tỉ lệ lạm phát ở mức 18%.
Theo AFP, lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí của các ngân hàng thương mại khi vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước để tăng thêm nguồn vốn. Hãng tin Pháp trích lời chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nhận định rằng động thái này sẽ giúp chính phủ Việt Nam đấu tranh chống lại nạn lạm phát vốn đã tăng 22% vào tháng Chín so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời quyết định trên cũng buộc các ngân hàng nhỏ phải thận trọng hơn khi vay vốn.
Các nhà phân tích cũng lo ngại là số nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam có thể cao hơn con số chính thức. Theo các chuyên gia kinh tế, đồng bạc Việt Nam còn phải chịu thêm áp lực, khi các món nợ vay bằng đô la đến hạn phải trả vào cuối năm. Giá trị đồng tiền quốc gia Việt Nam hiện tương đối ổn định, sau khi bị phá giá 9,3% hồi tháng Hai. Với hối suất chính thức ngày 07/10/11, thì một đô la đổi được 20.653 đồng Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, mục đích của việc điều chỉnh lãi suất như trên là nhằm « Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và điều tiết lãi suất thị trường ». Các nhà kinh tế cho rằng, việc siết lại chính sách tiền tệ sẽ giúp làm giảm lạm phát, nhưng ông Lê Đăng Doanh cũng kêu gọi chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn chi tiêu công.
Trong 9 tháng đầu năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 5,76%, so với cùng kỳ năm ngoái là 6,54%, theo thống kê chính thức. Chính quyền hy vọng duy trì được mức tăng trưởng khoảng 6% trong năm 2011, và tỉ lệ lạm phát ở mức 18%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét