Pages

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Bộ Tài nguyên đối thoại với dân Văn Giang


-Đối thoại với người dân sáng 21/8, lãnh đạo Bộ Tài nguyên khẳng định việc thu hồi đất ở Văn Giang (Hưng Yên) phục vụ cả lợi ích quốc gia lẫn công cộng. Quyết định cưỡng chế đất thuộc thẩm quyền của tỉnh.
Bo Tai nguyen doi thoai voi dan Van Giang
Luật sư Trần Vũ Hải (áo sọc) và Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển trong cuộc đối thoại sáng 21/8. Ảnh: N.Hưng.
Sáng 21/8, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đã chủ trì cuộc đối thoại với đại diện gần 100 hộ dân 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan (Văn Giang).
Liên quan tới dự án khu đô thị Văn Giang, luật sư Trần Vũ Hải, đại diện cho các hộ dân đặt câu hỏi, vì sao Bộ Tài nguyên tham mưu cho quyết định 303 của Thủ tướng xác định quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng (1.650 ha, trong đó có 500 ha đất sau này được coi là đất của dự án khu đô thị Văn Giang) là đất chuyên dùng, trong khi thực tế theo chủ đầu tư dự án, 30% của 500 ha đất này được dùng làm đất ở.Theo Thứ trưởng Hiển, quyết định 303 xác định 500 ha là quỹ đất tạo vốn xây cơ sở hạ tầng khu đô thị, còn xác định các loại đất ở, đất cây xanh phải thực hiện theo quyết định phê duyệt khu đô thị Văn Giang do UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ quy hoạch này, có 30% (tương đương 149 ha) đất ở, đất thương mại dịch vụ (133 ha) chiếm 26,8%. Quyết định của UBND tỉnh cũng phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị, xác định rõ đất ở là 149 ha.

Cũng liên quan tới quyết định 303, đại diện các hộ dân ở Văn Giang chất vấn vì sao tờ trình của UBND tỉnh không được HĐND thông qua theo quy định của Luật Đất đai nhưng vẫn được Bộ Tài nguyên Môi trường bỏ qua, không báo cáo Thủ tướng.
Theo ông Hiển, chủ trương đổi đất lấy hạ tầng là chủ trương lớn, tất cả dự án đổi đất phải trình, Thủ tướng đồng ý mới được thực hiện. Hưng Yên đã trình Thủ tướng chủ trương này và đã được đồng ý. Chủ trương này phải được tỉnh ủy, HĐND thống nhất, hoặc thường vụ tỉnh ủy HĐND và thường trực UBND đồng ý.
“Tại thông báo 435 ngày 5/12/2003 của Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về triển khai chủ trương, nói rõ có ý kiến của Thường vụ tỉnh ủy, Thường trực HĐND và UBND. Chúng tôi căn cứ văn bản này”, ông Hiển cho hay.
Cuối buổi đối thoại, đại diện người dân Văn Giang chất vấn lãnh đạo Bộ Tài nguyên về tính hợp pháp của việc cưỡng chế thu hồi đất và hỗ trợ thi công của tỉnh Hưng Yên vào ngày 24/4.Theo Thứ trưởng Hiển, việc cưỡng chế thu hồi đất và áp dụng biện pháp hỗ trợ thi công là việc của tỉnh Hưng Yên chứ không phải Bộ Tài nguyên Môi trường. Luật đất đai không hướng dẫn trình tự thủ tục cưỡng chế mà “phải theo các luật khác”.
“Xung quanh vụ cưỡng chế, Thủ tướng đã có thông báo kết luận. Khiếu nại các quyết định hành chính được thực hiện tại tòa án theo quy định pháp luật và tôi biết bà con đang khiếu nại ra tòa”, ông Hiển không trả lời trực tiếp câu hỏi.
Theo ông Hiển cho biết, Thanh tra Chính phủ là cơ quan được giao phối hợp cùng UBND tỉnh xem xét báo cáo Chính phủ. “Đoàn của Bộ Tài nguyên đi với trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, để nắm tình hình chứ không phải rà soát hay có trách nhiệm chính trong việc xem xét giải quyết”, ông Hiển nói.
Bo Tai nguyen doi thoai voi dan Van Giang
Buổi đối thoại kéo dài hơn 4 giờ. Ảnh: N.Hưng.
Trong suốt buổi đối thoại kéo dài gần hơn 4 giờ, đại diện của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Hưng Yên, Văn phòng Chính phủ đều có mặt và được người dân yêu cầu trả lời, song chỉ có người chủ trì – Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đối thoại.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Đây là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Nguyễn Hưng- 
-Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết tất cả dự án đổi đất lấy hạ tầng chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của Thủ tướng
Ngày 21-8, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Chu Phạm Ngọc Hiển đã chủ trì cuộc đối thoại của Bộ TN-MT với đại diện gần 100 hộ dân 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan (huyện Văn Giang – Hưng Yên) về những vấn đề liên quan tới việc thu hồi đất của dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).
Tại buổi đối thoại, đại diện cho các hộ dân, luật sư Trần Vũ Hải, đã yêu cầu Bộ TN-MT giải thích Quyết định 303 của Thủ tướng xác định quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng (1.650 ha, trong đó có 500 ha đất sau này được coi là đất của dự án khu đô thị Ecopark) là đất chuyên dùng, trong khi thực tế theo chủ đầu tư dự án, 30% của 500 ha đất này được dùng làm đất ở. Ông Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết Quyết định 303 xác định 500 ha là quỹ đất tạo vốn xây cơ sở hạ tầng khu đô thị, còn xác định các loại đất ở, đất cây xanh phải thực hiện theo quyết định phê duyệt khu đô thị Ecopark của UBND tỉnh Hưng Yên. Căn cứ quy hoạch này, có 30% (tương đương 149 ha) đất ở, đất thương mại dịch vụ (133 ha) chiếm 26,8%. Quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên cũng phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị, xác định rõ đất ở là 149 ha.
Đại diện các hộ dân cũng thắc mắc vì sao tờ trình của UBND tỉnh không được HĐND thông qua theo quy định của Luật Đất đai nhưng vẫn được Bộ TN-MT đồng tình và không báo cáo Thủ tướng sự việc. Ông Hiển cho rằng đây là chủ trương đổi đất lấy hạ tầng. Tất cả dự án đổi đất phải trình và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của Thủ tướng. Tỉnh Hưng Yên đã trình Thủ tướng chủ trương này và đã được đồng ý. Bên cạnh đó, chủ trương này phải được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Hưng Yên thông qua hoặc Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND và Thường trực UBND tỉnh đồng ý.
Đại diện người dân cũng hỏi lãnh đạo Bộ TN-MT về việc cưỡng chế thu hồi đất và hỗ trợ thi công có đúng quy định, áp dụng điều nào? Ông Chu Phạm Ngọc Hiển giải thích: “Cưỡng chế thu hồi đất và áp dụng biện pháp hỗ trợ thi công là việc của tỉnh Hưng Yên chứ không phải Bộ TN-MT. Khiếu nại các quyết định hành chính được thực hiện tại tòa án theo quy định pháp luật”.  
THẾ DŨNG
***********************
Sáng thứ Ba ngày 21/8, tại trụ sở Bộ Tài Nguyên Môi Trường (TN-MT) đã diễn ra cuộc đối thoại giữa đại diện bộ này và người dân Văn Giang về vấn đề liên quan đến dự án đất Ecopark.
Cuộc đối thoại được nói có sự tham gia của 2.000 nông dân, phần lớn là từ Văn Giang, một số ít khác từ Dương Nội, vốn cũng là địa phương khiếu kiện lâu nay về cưỡng chế đất đai.
Ông Lê Văn Dũng, người xã Xuân Quan, Văn Giang có mặt tại buổi đối thoại nói với BBC rằng có hai câu hỏi chính được nông dân đặt ra cho Bộ TN-MT.
Câu hỏi thứ nhất là yêu cầu được xem tờ trình số 99 của Bộ TN-MT ngày 29/6/2004 về vấn đề thu hồi đất.
Về câu hỏi này, ông thuật lại rằng Bộ TN-MT nói không thể xuất trình văn bản nhưng hứa sẽ trả lời về tờ trình trên văn bản, tuy không nói khi nào.
Câu hỏi thứ hai là xung quanh quyết định 742 của Thủ tướng về việc thu đất đưa ra ngày 20/6/2004.
Trả lời câu hỏi này, Bộ TN-MT phản hồi rằng không thuộc thẩm quyền của Bộ vì đây là quyết định được ký bởi Thủ tướng.

Dự án sinh thái

Ông Lê Văn Dũng đánh giá rằng thái độ của đại diện Bộ TN-MT trong cuộc đối thoại “khá tích cực”, và cũng đã có lời hứa sẽ khắc phục các sai sót.
Tuy nhiên, ông cho hay thời gian sắp tới gia đình ông sẽ vẫn “phải tiếp tục đi đòi quyền lợi để có đất canh tác”.
Dự án Ecopark đã trở thành tâm điểm của vụ cưỡng chế lớn, bất chấp phản kháng của hàng trăm nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24/4.
Trang web chính của Ecopark quảng cáo rằng khu ‘đô thị sinh thái’ này có vị trí lý tưởng cho giới đầu tư hoặc người mua từ Hà Nội, rằng nó nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng, cách cầu Thanh Trì 4 km, và cách hồ Hoàn Kiếm 13 km.
Trang web này cũng cho biết từ khi triển khai dự án sau quyết định hồi tháng 6/2004 của Chính phủ, công ty Đầu tư Bất động sản Việt Hưng (Vihajico) đã bỏ ra 200 tỷ đồng tiền Việt Nam, tương đương với 10 triệu đôla để “hỗ trợ ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500 ha với gần 5.000 hộ dân”.
Tuy vậy, những người dân phản đối ở đây nói vẫn còn “hơn 50%” hộ gia đình không đồng ý.

Không có nhận xét nào: