Quần đảo Hoàng Sa là nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tháng Giêng năm 1974, hải quân Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo này, lúc đó do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý.
Khi thông báo sẽ đưa quân đội đến đồn trú trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Trung Quốc đã phá vỡ thế nguyên trạng tại Biển Đông mà các bên có tranh chấp chủ quyền đã và đang cố gắng duy trì, tránh làm cho tình hình thêm căng thẳng.
Trước đó, Trung Quốc đã nâng cấp khu làng duyên hải trên đảo Phú Lâm lên thành « thành phố Tam Sa » và chỉ định nơi đây là thủ phủ hành chính, quản lý cả vùng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Các quyết định của Trung Quốc đã làm cho Việt Nam và Philippines phẫn nộ. Hai nước này tố cáo Bắc Kinh có ý đồ đe dọa. Nếu như Hoàng Sa chỉ liên quan đến Việt Nam và Trung Quốc, thì vùng quần đảo Trường Sa là nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Phú Lâm nằm trong quần thể các đảo nhỏ, bãi đá chìm nổi thuộc quần đảo Hoàng Sa, ở ngoài khơi miền trung Việt Nam và phía bắc vùng Biển Đông. Theo các ảnh chụp từ vệ tinh, trên đảo Phú Lâm hiện nay, ngoài phần cây cối um xùm, chỉ có một ngôi nhà được xây theo kiến trúc thời Pháp thuộc và có lẽ đây là ngôi nhà chính, kiên cố nhất. Giờ đây, trên đảo, Trung Quốc cho lập một tòa thị chính, có hội đồng dân cử bao gồm 45 dân biểu và sắp tới sẽ có một đơn vị quân đội tới đồn trú.
AFP cho biết là báo chí chính thức của Trung Quốc đưa ra các con số khác nhau về số cư dân trên đảo Phú Lâm, nhưng có lẽ không quá 1000 người. Hoạt động chính của người dân ở đây là đánh bắt hải sản. Mỗi tháng, có hai chuyến tàu tới tiếp tế. Trên đảo có ngân hàng, siêu thị, thư viện, sân chơi bóng rổ, khách sạn, cảng và sân bay quân sự nhỏ. Các ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy có một đường băng, nằm ngang phía cuối đảo.
Trung Quốc còn có kế hoạch thực hiện nhiều dự án nhằm cải thiện đời sống người dân trên đảo như xây nhà, xây bệnh viện đa khoa, trong đó có khoa sản phụ, điều này cho thấy Bắc Kinh dự tính tăng dân số trên đảo.
Theo Hoàn cầu Thời báo, Trung Quốc đang xây dựng một nhà tù với mục đích giam giữ các ngư dân nước ngoài mà Bắc Kinh cáo buộc thâm nhập trái phép vùng biển của mình.
Biển Đông có một vị trí chiến lược, bởi vì đây là nơi có rất nhiều các tuyến hàng hải quốc tế. Vùng biển này được đánh giá có nguồn hải sản phong phú, và đáy biển có nhiều tài nguyên, đặc biệt là dầu khí.
Chính vì thế, Hoa Kỳ đã tuyên bố có lợi ích trong việc bảo đảm an ninh, tự do lưu thông đường biển trong khu vực. Trước việc Bắc Kinh gia tăng các hoạt động nhằm khẳng định một cách quyết đoán chủ quyền của mình đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, đặc biệt là các động thái trên đảo Phú Lâm, ngày 03/08/2012, Hoa Kỳ đã tỏ thái độ rõ ràng, nêu đích danh Trung Quốc là tác nhân gây căng thẳng ở Biển Đông.
Trung Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ, cho rằng Hoa Kỳ không nên can thiệp vào tình hình ở Biển Đông. Khẩu chiến giữa hai bên còn tiếp diễn, nhưng Trung Quốc không thể bỏ qua lời cảnh báo của Hoa Kỳ.
Trong một báo cáo được công bố gần đây, tổ chức International Crisis Group – ICG – nhận định rằng cơ may giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông « dường như suy giảm ».
Khi thông báo sẽ đưa quân đội đến đồn trú trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Trung Quốc đã phá vỡ thế nguyên trạng tại Biển Đông mà các bên có tranh chấp chủ quyền đã và đang cố gắng duy trì, tránh làm cho tình hình thêm căng thẳng.
Trước đó, Trung Quốc đã nâng cấp khu làng duyên hải trên đảo Phú Lâm lên thành « thành phố Tam Sa » và chỉ định nơi đây là thủ phủ hành chính, quản lý cả vùng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Các quyết định của Trung Quốc đã làm cho Việt Nam và Philippines phẫn nộ. Hai nước này tố cáo Bắc Kinh có ý đồ đe dọa. Nếu như Hoàng Sa chỉ liên quan đến Việt Nam và Trung Quốc, thì vùng quần đảo Trường Sa là nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Phú Lâm nằm trong quần thể các đảo nhỏ, bãi đá chìm nổi thuộc quần đảo Hoàng Sa, ở ngoài khơi miền trung Việt Nam và phía bắc vùng Biển Đông. Theo các ảnh chụp từ vệ tinh, trên đảo Phú Lâm hiện nay, ngoài phần cây cối um xùm, chỉ có một ngôi nhà được xây theo kiến trúc thời Pháp thuộc và có lẽ đây là ngôi nhà chính, kiên cố nhất. Giờ đây, trên đảo, Trung Quốc cho lập một tòa thị chính, có hội đồng dân cử bao gồm 45 dân biểu và sắp tới sẽ có một đơn vị quân đội tới đồn trú.
AFP cho biết là báo chí chính thức của Trung Quốc đưa ra các con số khác nhau về số cư dân trên đảo Phú Lâm, nhưng có lẽ không quá 1000 người. Hoạt động chính của người dân ở đây là đánh bắt hải sản. Mỗi tháng, có hai chuyến tàu tới tiếp tế. Trên đảo có ngân hàng, siêu thị, thư viện, sân chơi bóng rổ, khách sạn, cảng và sân bay quân sự nhỏ. Các ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy có một đường băng, nằm ngang phía cuối đảo.
Trung Quốc còn có kế hoạch thực hiện nhiều dự án nhằm cải thiện đời sống người dân trên đảo như xây nhà, xây bệnh viện đa khoa, trong đó có khoa sản phụ, điều này cho thấy Bắc Kinh dự tính tăng dân số trên đảo.
Theo Hoàn cầu Thời báo, Trung Quốc đang xây dựng một nhà tù với mục đích giam giữ các ngư dân nước ngoài mà Bắc Kinh cáo buộc thâm nhập trái phép vùng biển của mình.
Biển Đông có một vị trí chiến lược, bởi vì đây là nơi có rất nhiều các tuyến hàng hải quốc tế. Vùng biển này được đánh giá có nguồn hải sản phong phú, và đáy biển có nhiều tài nguyên, đặc biệt là dầu khí.
Chính vì thế, Hoa Kỳ đã tuyên bố có lợi ích trong việc bảo đảm an ninh, tự do lưu thông đường biển trong khu vực. Trước việc Bắc Kinh gia tăng các hoạt động nhằm khẳng định một cách quyết đoán chủ quyền của mình đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, đặc biệt là các động thái trên đảo Phú Lâm, ngày 03/08/2012, Hoa Kỳ đã tỏ thái độ rõ ràng, nêu đích danh Trung Quốc là tác nhân gây căng thẳng ở Biển Đông.
Trung Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ, cho rằng Hoa Kỳ không nên can thiệp vào tình hình ở Biển Đông. Khẩu chiến giữa hai bên còn tiếp diễn, nhưng Trung Quốc không thể bỏ qua lời cảnh báo của Hoa Kỳ.
Trong một báo cáo được công bố gần đây, tổ chức International Crisis Group – ICG – nhận định rằng cơ may giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông « dường như suy giảm ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét