Cán cân giữa Mậu Dịch và Nhân Quyền:
Vai trò nào cho vấn đề đòi tài sản?
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Hôm nay, phái đoàn đại diện mậu dịch Hoa Kỳ vừa đến Việt Nam để thực hiện bước thương thảo tiếp theo về phát triển mậu dịch giữa hai quốc gia trong khuôn khổ Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương, và bên cạnh đó có thể là Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (tức GSP). Đây là hai quyền lợi kinh tế mà Việt Nam thèm muốn.
Còn chúng ta, những ai quan tâm đến vận mạng của dân tộc và tiền đồ của đất nước, chúng ta muốn rằng mỗi đặc quyền mậu dịch và kinh tế phải đi kèm điều kiện về nhân quyền. Đấy chính là thông điệp mà chúng ta đã gởi đến TT Obama bằng nhiều hình thức, mà gần đây nhất là chiến dịch thỉnh nguyện thư. Tuy nhiên, kêu gọi quan tâm đến nhân quyền trong chính sách mậu dịch chỉ mang giá trị lương tâm tuỳ hỉ, chứ không có sự ràng buộc luật định. Đặt lên bàn cân chính sách, càng cho đi các đặc quyền kinh tế một cách vô điều kiện, thì cán cân càng nhẹ về nhân quyền.
Hành Pháp Obama dự trù hoàn tất cuộc thương thảo về mậu dịch với Việt Nam vào cuối năm nay. Vì lẽ đó chúng ta phải gấp rút hành động để ngăn ngừa việc cho đi một đòn bẩy quan trọng, một phương tiện hữu hiệu để tranh đấu cho nhân quyền.
Không những chỉ mất đi đòn bẩy và phương tiện, mà hậu quả có thể sẽ vô cùng tai hại vì tín hiệu gởi đến cho chính quyền Việt Nam: Cứ tha hồ đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền vô tội vạ. Đó là điều đã xẩy ra. Cuối năm 2006 Hành Pháp Bush tháo gỡ một cách vội vã nhiều điều kiện ràng buộc và ban cấp cho Việt Nam nhiều đặc quyền mà không đòi hỏi sự cải thiện nhân quyền: gỡ Việt Nam ra khỏi danh sách cần quan tâm đặc biệt vì đàn áp tôn giáo (CPC), ủng hộ Việt Nam tham gia Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO), và thường trực hoá Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thường (NTR) với Hoa Kỳ. Ngay lập tức, chính quyền Việt Nam đã tung ra làn sóng đàn áp nhân quyền và tự do tôn giáo thô bạo chưa từng thấy kể từ thời “Đổi Mới”. Trước đó, chưa bao giờ có việc công khai hành hung tu sĩ, đập phá hình tượng tôn giáo, cưỡng chế hàng loạt đất và cơ sở của các giáo hội và các xứ đạo, bắt hàng loạt các nhà tranh đấu nhân quyền, dân chủ… Dù vậy, Hành Pháp Bush rồi đến Hành Pháp Obama vẫn tiếp tục nhân nhượng. Năm nay, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lần nữa không đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC. Chính quyền Việt Nam không có lý do gì để cải thiện mà có khi cảm thấy được khuyến khích để mạnh tay hơn.
Trước tình thế cấp bách, chúng tôi đã phải gấp rút đưa ra chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản” sớm hơn dự tính theo kế hoạch mà chúng tôi còn đang chuẩn bị từ nhiều năm nay. Đây là triển vọng cao nhất, nếu không muốn nói là duy nhất, để chủ động ngăn ngừa việc mất đi một phương tiện tranh đấu dài lâu cho nhân quyền: Nếu chứng minh được rằng chính quyền Việt Nam đã tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ thì luật pháp Hoa Kỳ ràng buộc Hành Pháp phải áp dụng các biện pháp chế tài, kể cả ngưng dự tính ban cấp đặc quyền mậu dịch cho Việt Nam. Chờ thêm nữa e rằng sẽ quá trễ vì đặc quyền đã cho đi thì không thể lấy lại được.
Cuộc vận động ký Kiến Nghị Cảnh Báo gởi TổngThống Obama là để thông tin cho Hành Pháp biết về những ràng buộc luật định phải thi hành đối với một quốc gia đã xâm phạm tài sản của công dân Hoa Kỳ, với hy vọng sẽ trì hoãn một quyết định có thể tai hại vô cùng cho nỗ lực tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta vẫn tiếp tục kêu gọi lương tâm nhưng đồng thời phải vận dụng các điều khoản ràng buộc bởi luật pháp để tránh bị ngỡ ngàng trước sự đã rồi như đã từng nhiều lần xẩy ra trước đây.
Đó chính là nội dung của Kiến Nghị Cảnh Báo:
Chúng tôi kiến nghị Hành Pháp Obama hãy: mạnh mẽ chấp hành luật pháp Hoa Kỳ để đòi hỏi sự hoàn trả tài sản cho công dân Hoa Kỳ đã bị tước đoạt bởi chính quyền Việt Nam.
Luật Đất của Việt Nam năm 1993 và 2003 quốc hữu hoá đất và nhà tịch thu của những người Việt đã trốn chạy chủ nghĩa cộng sản, bao gồm lên đến 500 nghìn người Việt đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Điều này làm cho chính quyền Việt Nam không đạt tiêu chuẩn cho quy chế Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (GSP) và ngoại viện của Hoa K ỳ chiếu theo Tu Chính Án Hickenlooper. Tổng Thống hãy chứng minh sự cam kết của Ông về bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Hoa Kỳ bằng cách áp dụng điều khoản cấm đoán trong Luật Ngoại Viện (22 USC 2370(e)) đối với Việt Nam, kêu gọi chính quyền của họ ngưng mọi hành động cưỡng chế thêm nữa tài sản của Hoa Kỳ, và đặt việc hoàn trả toàn bộ tài sản hay bồi thường thoả đáng làm điều kiện cho GSP hay bất cứ quyền lợi mậu dịch nào khác.
Chúng ta còn 20 ngày để đạt con số 25.000 chữ ký để Toà Bạch Ốc sẽ trả lời theo cam kết. Nội dung trả lời như thế nào không quan trọng. Quan trọng là hễ trả lời thì không thể biện minh là vi luật vì không biết. Hiện nay đã có 6.000 chữ ký, nếu tính cả số người ghi danh nhưng chưa chính thức ký vào bản kiến nghị vì hiện nay trang mạng của Toà Bạch Ốc tạm ngừng hoạt động để bảo trì. Chúng tôi hy vọng đến cuối ngày hôm nay trang mạng này sẽ hoạt động trở lại.
Chúng ta còn 20 ngày để lấy cho đủ số 25.000, nghĩa là trung bình 1.000 chữ ký mỗi ngày. Điều này có thể đạt được nếu những ai có lòng với đồng bào cùng nhau dốc sức tham gia cuộc vận động Kiến Nghị Cảnh Báo gởi TT Obama trong suốt 20 ngày tới đây.
Chiến Dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”- Đưa Việt Nam vào danh sách chế tài theo luật Hoa Kỳ
- Chặn nguy cơ đồng bào nông dân bị cưỡng chế đất hàng loạt sang năm
- Tranh đấu cho nguyên tắc dân làm chủ đất, chứ không phải đảng cộng sản
- Đòi công lý cho hàng trăm nghìn công dân Hoa Kỳ bị tước đoạt tài sản
- Chặn nguy cơ đồng bào nông dân bị cưỡng chế đất hàng loạt sang năm
- Tranh đấu cho nguyên tắc dân làm chủ đất, chứ không phải đảng cộng sản
- Đòi công lý cho hàng trăm nghìn công dân Hoa Kỳ bị tước đoạt tài sản
Xin ký Kiến Nghị Cảnh Báo gởi TT Obama tại: http://wh.gov/4oS4
Cần giúp đỡ ký, xin gọi đường dây miễn phí: 1-888-988-8718, bấm số 1
hay 703-538-2190, hay xem chỉ dẫn tại www.bpsos.org.
Cần giúp đỡ ký, xin gọi đường dây miễn phí: 1-888-988-8718, bấm số 1
hay 703-538-2190, hay xem chỉ dẫn tại www.bpsos.org.
© Nguồn Mạch sống.
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét