Pages

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Tập đoàn kinh tế, Ngân hàng thương mại vào “tầm ngắm”


BundoDự án Bauxite Tân Rai và Nhân Cơ “được” giám sát tối cao, gắn với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Chọn “Giám sát tái cơ cấu là đúng”- Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp ngày hôm qua 9.4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ông lưu ý đến các trọng tâm tái cấu trúc đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại.

Tái cấu trúc liên quan đến cái được mất của nền kinh tếChủ nhiệm Ủy ban tư pháp Nguyễn Văn Hiện thậm chí đã dùng các thuật ngữ “được mất”, “tồn tại” khi đề cập tới các ý kiến đề nghị giám sát tái cơ cấu nền kinh tế. “Tờ trình nói nhiều ý kiến lưu ý đề việc tái cơ cấu Tập đoàn Nhà nước (TĐNN) và các Ngân hàng thương mại (NHTM). Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng liên quan đến cái được mất của nền kinh tế”, trong một thực tế là “Chúng ta nói quá nhiều đến tái cơ cấu”. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị: “Nên chọn 1-2 vấn đề liên quan đến việc tổ chức thực hiện tái cơ cấu tập đoàn KTNN và NHTM”, bởi theo ông “Công luận đang bàn nhiều đến hiệu quả, thậm chí sự tồn tại của các TĐKT, NHTM hiện nay”.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu thì nhắc lại việc phát triển sân bay, cảng biển “là một trong 3 khâu phát triển đột phá”. Theo ông “Có thời kỳ chúng đặt ra như một nỗi bức xúc về sự lãng phí. Nhà nhà sân bay, người người cảng biển”. Nhắc đến hai dự án Tân Rai và Nhân cơ mà dự kiến sẽ được giao cho Ủy ban Kinh tế đứng ra chịu trách nhiệm giám sát, ông Giàu lưu ý “Đây là vấn đề cụ thể nhưng nhạy cảm”, bao hàm “vấn đề quan điểm xã hội, quản lý người nước ngoài… chứ không chỉ là vấn đề kinh tế”.
Trong tờ trình, những ý kiến kiến nghị xếp ở vị trí thứ nhất là giám sát tối cao của Quốc hội tập chung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế, công tác quy hoạch sử dụng đất, thủy điện; tái cấu trúc nền kinh tế; quản lý, sử dụng tài sản công, chính sách đầu tư công; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tính hiệu quả sử dụng vốn của một số ngành, công trình trọng điểm, chương trình mục tiêu, hạ tầng giao thông; công tác đấu thầu… Trong đó, nhiều ý kiến đề nghị về nội dung tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; quản lý, sử dụng tài sản công, chính sách đầu tư công; tính hiệu quả sử dụng vốn của một số ngành, công trình trọng điểm như điện lực, dự án bô-xit.
Tân Rai và Nhân Cơ được giám sát gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòngRiêng đối với hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, việc giám sát được gắn với xem xét hiệu quả tổng thế về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Trưởng Ban công tác đại biểu Trần Thị Nương lưu ý “Không vì số lượng (các giám sát) mà thiếu quan tâm đến chất lượng giám sát”. Theo bà Nương “Những gì giám sát phải được giám sát lại để công tác giám sát thực sự có hiệu quả”, trong một thực tế “Kết quả đi vào cuộc sống rất ít, rất chậm. Trưởng Ban công tác đại biểu đề xuất giám sát phải “đi tới cùng”. Để đạt được kết quả là các cơ quan nhà nước phải khắc phục bằng được, không để tái diễn như Vinashin, Vinalines”.
Đối với vấn đề Thủy điện, Ủy ban KHCN và MT của Quốc hội được giao chủ trì giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý đầu tư, xây dựng các công trình thủy điện. Dự kiến, kết quả giám sát sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 7, tháng 5-2014.
Phát biểu trước Ủy ban TVQH, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và MT của QH Phan Xuân Dũng khẳng định “Dự Sẽ có 1 cuộc phiên trần của Ủy ban đối với các bộ ngành có liên quan tới thủy điện”. Phiên điều trần dự kiến diễn ra trước kỳ họp Quốc hội vào ngày 20-5 tới đây.

Không có nhận xét nào: