Pages

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Nhân quyền VN: Chủ trương và thực tiễn

VN đã chấp nhận gần 80% các khuyến nghị về nhân quyền tại phiên kiểm định 2014 ở Geneva.
Nhân ngày Liên hiệp quốc công bố Tuyên ngôn Nhân quyền, 10/12 hàng năm, BBC và các khách mời Tọa đàm trực tuyến cùng trao đổi về chính sách, hiện trạng và triển vọng nhân quyền ở Việt Nam.
Chương trình được phát trên các kênh Google Plus và Youtube của BBC Việt ngữ từ 19h30-10h00 ngày thứ Năm, 11/12/2014 với các khách mời thảo luận một số vấn đề như:

Liệu giữa chính sách và thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam có khoảng cách hay không? Đâu là điểm khác biệt chính và nguyên nhân là gì?
Quyền được giữ im lặng là gì, bao giờ quyền này được tôn trọng trong tổng thể quyền con người và các quyền của bị can, bị cáo.
Tại sao điều 258 trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam gần đây gây quan ngại trong giới quan sát quốc tế và khu vực? Liệu điều này, cũng như một số điều khác cùng Bộ luật như 79, 88 có được hủy bỏ, thay thế, hay sửa đổi hay không?

Khác biệt nhận thức?

Nếu có, thì được sửa đổi theo hướng nào và sửa đổi, điều chỉnh sẽ được tôn trọng hay không trong thực tiễn?
Có khác biệt nào trong nhận thức về nhân quyền và thực thi chính sách giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế, khu vực đặc biệt so với Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và ngay ở Asean v.v... đặc biệt trên các khía cạnh quyền tự do ngôn luận, quyền được lập hội, quyền biểu tình, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do báo chí, cùng nhiều quyền chính trị, kinh tế và dân sự khác v.v...
Việt Nam đã chấp nhận gần 80% (182 trên 227) các khuyến nghị của các nước và các tổ chức nêu ra trong kỳ kiểm định định kỳ phổ quát (UPR) về nhân quyền lần thứ 2 với Việt Nam hồi tháng 6/2014, điều gì xảy ra với khoảng 20% các điều còn lại, và việc thực thi các điều đã chấp nhận có thực chất và đạt tiến bộ gì không?
Cuối cùng, trong năm 2015 tới đây, chính quyền Việt Nam dự định sửa đổi hệ thống luật pháp liên quan nhân quyền cho phù hợp với Hiến pháp sửa đổi 2013 và nhiều văn bản luật pháp, công ước quốc tế mà nước này đã ký kết, việc sửa đổi này, nếu có, sẽ có tác động ra sao tới thành tích nhân quyền của Việt Nam tới đây.
Kiểm định nhân quyền tổng quát UPR

Không có nhận xét nào: