Pages

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Những ngày cuối cùng của Đảng Cộng sản? (Phần cuối)

(VNTB) - Những chính phủ độc tài chỉ có thể trụ được tới lúc họ không cầm cự được nữa. Và chính phủ độc tài luôn thất bại vào lúc cuối cùng.

Washington đã thúc ép Hà Nội thực thi những cải tiến cụ thể để có được thành quả nhất định chứ không phải chỉ lải nhải mãi vấn đề nhân quyền chung chung. Những lời chỉ trích chung chung sẽ dễ dàng bỏ qua nhưng để chấp nhận lời chỉ trích góp ý từ bạn bè không phải là chuyện dễ. Sự tiến bộ nhân quyền gần đây gần đây có phần tiến triển nhưng mà những cải tiến của thập kỷ 80 và 90 lại là một thảm kịch.

“ Gia đình tôi cố gắng đi vượt biên trong những năm 70 nhưng không lọt.”, Tuong Vi Lam kể tôi nghe. Cô lớn lên ở Sài gòn trong thời chiến và gia đình cô đã phải sống trong địa ngục sau khi cộng sản chiếm Sài Gòn. “ Cha tôi và ông nội tôi làm việc cho chính phủ Sài Gòn vì vậy chúng tôi không có được một chút cơ hội nào khi cộng sản vô. Cha tôi phải đi học tập cải tạo. Người ta ép buộc ông  đi làm ruộng. Người ta gọi đó là trại cải tạo nhưng kỳ thực đó là trại lao động. Cha tôi không bị ngược đãi nhưng rất nhiều người khác bị và nhiều người khác còn bị giết.”

Lý do duy nhất để họ bắt ông đi trại cải tạo là vì ông làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Ông không hề phạm tội gì cả. Cộng sản có sẵn một danh sách dài những người như ông và ông nhận được thư yêu cầu ông phải ra trình diện.
“ Nhưng mà cộng sản đã không bắt cha cô?” Tôi hỏi.

“ Họ có bắt mấy người đi ra trình diên theo yêu cầu rồi không chịu đi về nhà. ”

“ Cuộc sống khi đó khó khăn ra sao?”

“ Khổ lắm. Trường học bị đóng cửa. Dì và cậu tôi phải bỏ ngang khi họ vẫn còn đang theo học đại học. Họ không được phép đi tới trường. Tài sản bị tịch thu và chuyển giao cho phía Bắc. Chủ nghĩa cộng sản còn thậm chí được tuyên truyền vô trong sách toán học. Chúng tôi có nhũng cái đề toán như vầy: ' Hôm qua một anh bộ đội giết đuọc ba thằng Mỹ và hôm nay giết được năm thằng. Hỏi anh bộ đội giết đuọc tổng cộng bao nhiêu thằng Mỹ?'.  Mấy quyển sách có loại câu hỏi này giờ không còn thấy nữa, nhưng mà lúc đó những bài tập vậy tồn tại trong khoảng năm tới mười năm.”

Cha cô đã trốn khỏi trại cải tạo và cả gia đình tìm cách vượt biên. Họ đi bằng thuyền nhỏ để ra tới thuyền lớn. Nhưng thuyền lớn quá đông và họ phải chen chúc nhau trong khoang tàu. Chuyến đi không lọt và họ bị bắt.

“ Mọi người muốn đi đâu?”

“ Philippines hay Thái lan. Ở đó có mấy trại tỵ nạn nhưng mà đích đến là Mỹ.”

Cô đã trốn thoát được và hiện sống ở Oregon.

“ Vậy thì tại sao chính quyền lại quan tâm tới chuyện người ta trốn đi?”

“ Bởi vì chúng tôi muốn vượt biên.”, cô nói.

“ Phải rồi. Nhưng tại sao họ phải quan tâm chứ? Lý do chính mà họ đưa ra là gi?”

“Họ chỉ nói chúng tôi phạm tội vượt biên thôi.”

Vậy thôi sao. Ở tù vì muốn vượt biên. Cả quốc gia trở thành một trại giam. Một trại giam nhỏ bên trong một trai giam lớn.

“ Họ không kết tội mọi người vì lý do khác hay sao? Tỷ như buôn lậu? Hay họ chỉ nói rằng cô phạm tội vượt biên?”

“ Nếu anh vượt biên thì anh bị vô tù, kể cả con nít. Một tháng một lần người nhà được phép thăm nuôi và mang tiếp tế thức ăn, thuốc men. Cha tôi bị đi trại cải tạo lần nữa và bị tuyên án chung thân nhưng rồi ông lại trốn trại.”

“ Sao mà trốn được?”

“ Ai cũng phải đi làm ruộng ban ngày và tối về trại lại. Một lần họ phải  đi làm gần một con sông và cha tôi thì bơi rất giỏi. Lựa khi lính gác không để ý, ông quăng một hòn đá lớn xuống sông rồi núp vô bụi cây. Họ nghĩ cha tôi đã nhảy xuống sông nên hò la và bắn theo. Cha tôi vẫn núp trong bụi cây. Chờ trời tối ông nhảy xuống sông và bơi hơn chục cây số tìm tới nhà bà con của má tôi. Họ đưa cho ông ít tiền rồi ông đón xe đò về Sài gòn. Cha tôi không thể quay về nhà nhưng mà trong thành phố mấy triệu dân thì trốn tránh cũng dễ. Cuối cùng thì gia đình chúng tôi cũng đi lọt tới Mỹ. Và cha tôi không quay về Việt Nam trong hai mươi năm qua. ”

*

Sự tôn trọng nhân quyền của chính quyền Việt nam chưa có gì hoàn thiện và sẽ không được thừa nhận ở Mỹ, nhưng mà họ đã có đạt được nhiều tiến bộ và đã ở mức tốt hơn trước hơn bao giờ hết. Đó cũng là một thành quả đúng không nào? Chắc chắn thì ít nhất cũng là điểm cần được đề cập đến.

Ở Việt Nam không có tự do báo chí nhưng mà anh có thể mua báo và tạp chí nước ngoài. Internet cũng cho phép truy cập đủ mợi thứ thông tin từ khắp nơi. Nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ, báo chí và các trang mạng nước ngoài hiếm khi đề cập tới các vấn đề nội bộ Việt Nam nhưng điều này không phải không có ý nghĩa gì. Ít ra thì dân chúng Việt Nam cũng có được ý tưởng về những gì đang xảy ra bên ngoài chứ không phải như những người nô lệ tội nghiệp ở Bắc Triều tiên bị bịt kín hoàn toàn.

Biểu tình là phạm luật, nhưng mà vẫn có người xuống đường để phản kháng. Xét theo một mức độ nào đó thì chỉ có vậy thôi nhưng khi có nhiều người yêu cầu đổi mới thì sự sợ hãi đó sẽ tan biến là điều không thể tránh khỏi.

Không ai có thể biết chắc nhưng Việt nam có thể sẽ bị hủy hoại, có thể được cải tổ hay có các cuộc biểu tình lớn nổ ra khi họ quyết định mở rộng cửa. Thời khắc lịch sử không thể nào đoán trước được. Không ai có thể tiên đoán  Mohammad Bouazizi của Tunisia sẽ tự thiêu và khơi ngòi cho Mùa Xuân Ả Rập nhưng điều đó đã xảy ra và những điều tương tự như vậy cũng sắp xảy ra. Những chính phủ độc tài chỉ có thể trụ được tới lúc họ không cầm cự được nữa. Và chính phủ độc tài luôn thất bại vào lúc cuối cùng.

Đánh giá về nhân quyền ở mọi quốc gia đều theo một chuẩn mực như nhau. Và anh cũng phải cho một quốc gia ghi điểm khi họ có được bước tiến về cải tổ thì mới công bằng. Anh không thể nào trông mong một thể chế độc tài lại có thể được cải tổ và quay ngoắt sang chế độ dân chủ chỉ trong nháy mắt. Trong lịch sử chưa từng có một bước ngoặt nào như vậy.

Pete Peterson – cựu tù trong chiến tranh Việt Nam, Dân biểu của Đảng Dân chủ bang Florida và là đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt nam thời hậu chiến cũng đồng tình như vậy.

“ Khi tôi còn là đại sứ ở Việt Nam tôi muốn đánh giá tiến trình cải tổ ở đó hơn là so sánh Việt nam theo tỷ lệ lý tưởng. Việt Nam có nhiều tiến bộ và sẽ còn tiến bộ nhiều hơn nữa. Nếu anh có thể vẽ một biểu đồ thì anh chắc chắn sẽ thấy sự tiến bộ đó. ”

Người Việt không còn ồ ạt vượt biên nữa. Các trại cải tạo cũng đã không còn. Địa chủ không còn bị đấu tố. Facebook cũng không bị cấm. Người Việt cũng không bị cấm nói chuyện với người nước ngoài. Dân chúng có thể đọc báo chí và truy cập các trang mạng nước ngoài không qua bị kiểm duyệt.

“ Tuy nhiên vẫn có sự ngược đãi.” ông Peterson nói, “ Chính quyền không tha những nhà đối lập và những nhà bất đồng chính kiến bị đàn áp ngay từ trong trứng nước. Ở Việt nam có rất nhiều dạng kiểm điểm bao gồm cả tự kiểm. Không ai muốn đứng mũi chịu sào để chịu nạn.”

Chính phủ Mỹ cũng đã thiệt lập một quan hệ ngoại giao tử tế với Việt nam. Chiến tranh đã đi qua lâu rồi. Cả hai quốc gia Mỹ Việt cùng chia sẻ tầm nhìn chiến lược về Đông nam Á và như hai người  lúc nào cũng thích nhau dù cả hai cùng nhau trải qua nhiều thập kỷ đau thương trong lịch sử.

Tôi hỏi Peterson ông nghĩ sao về quan điểm sai lầm của người Mỹ về vấn đề Việt Nam và tôi hoàn toàn đồng ý với câu trả lời của ông.

“ Không chỉ người Mỹ không đâu. Cả thế giới đều không biết tầm vóc Việt nam như thế nào. Họ không phải là một cái ổ gà nhỏ trên đường mà chúng ta có thể tránh qua một cách dễ dàng. Họ là quốc gia lớn thứ 13 trên thế giới, và có quân đội hùng mạnh, khả năng lớn về kinh tế và chiến lược. Đáng lẽ chúng ta không nên bỏ sót họ dù là chúng ta đã từng không đoái hoài tới. Và nếu chúng ta không cẩn thận với điểm mù này thì có thể những thứ hay những người mà chúng ta không thích sẽ tràn vào đó.”

    Micheal J. Totten

 Người dịch: Phương Thảo

Không có nhận xét nào: