Hôm nay (20/7) đánh dấu 16 năm Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một một tu luyện tinh thần cổ xưa theo trường phái Phật gia, bị đàn áp tại Trung Quốc (20/7/1999 – 20/7/2015). Pháp Luân Công bao gồm 5 động tác mang thiên hướng thiền định và yêu cầu người theo học phải sống theo các nguyên lý chân, thiện, nhẫn.
Học viên Pháp Luân Công tại thủ đô Washington ngày 16/07/2015, kêu gọi mang cựu lãnh đạo độc tài Giang Trạch Dân, người khởi động cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc ra công lý. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Học viên của môn tu luyện tinh thần này hội tụ cùng nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới để tưởng niệm ngày đáng nhớ này, đông nhất là ở các nơi như Mỹ, Hồng Kông và Đài Loan.
Ngày 16/7, tại Washington D.C của Mỹ, họ tập trung trên bãi cỏ trước điện Capitol, diễu hành cùng ban nhạc (Thiên quốc Nhạc đoàn) trên đại lộ Pennsylvania và kết thúc bằng hoạt động thắp nến tưởng niệm với khoảng 12.000 ngọn nến được thắp trong đêm xung quanh Tượng đài Washington.
Các sự kiện năm nay được tổ chức trong bối cảnh Trung Quốc có những thay đổi nhanh chóng. Một số lãnh đạo cầm đầu cuộc bức hại đã bị bắt giam trong chiến dịch thanh trừng tham nhũng đang diễn ra trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Được khích lệ bởi các thay đổi này, hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã đồng loạt gửi đơn kiện cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Giang Trạch Dân, người đã đơn phương phát động chiến dịch đàn áp nhằm loại bỏ Pháp Luân Công vào ngày 20/07/1999.
“Kiện Giang Trạch Dân ra tòa là lựa chọn lương tâm của mỗi người, đặc biệt khi gia đình bạn bị bức hại”. Bác sĩ Nghiêm đến từ thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc nói.
Bà Trần, một phụ nữ nội trợ Đài Loan 59 tuổi, kể về câu chuyện quen thuộc đối với các học viên Pháp Luân Công về lợi ích mà môn tập này mang lại cho bà: Tu luyện Pháp Luân Công đã giúp bà chấm dứt chuỗi ngày phải chịu các vấn đề dai dẳng ở cổ và đau toàn thân. Ngay sau khi bà tu luyện, con trai bà cũng tham gia và thái độ của anh nhanh chóng có chuyển biến. “Pháp Luân Công giúp tất cả chúng ta trở nên tốt hơn”, bà Trần nói.
Bà Trần cũng chấm dứt việc to tiếng quát mắng con cháu. Sau khi đọc một đoạn trong cuốn sách chính của Pháp Luân Công là Chuyển Pháp Luân, cảnh báo về xu hướng hiện nay của người Trung Quốc, bà đã khóc.
Nhiều học viên Pháp Luân Công tham gia vào các sự kiện cũng đã bật khóc khi phóng viên báo Đại Kỷ Nguyên hỏi điều gì đã khiến họ tới thủ đô Washington D.C của Mỹ.
“Cả gia đình tôi bị chia rẽ do cuộc bức hại”. Tất Vân, người bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1995 tại Trung Quốc nói. “Tôi nghĩ điều tốt nhất là mọi người đều biết chuyện gì đang xảy ra ở Trung Quốc và các phương pháp được sử dụng để bức hại học viên Pháp Luân Công”.
Lê Dư Đào đã đến Mỹ từ tháng 6 vừa rồi, bật khóc trong khi được phỏng vấn. “Tôi cảm thấy rất xúc động. Tôi chưa bao giờ được chứng kiến buổi diễu hành nào như thế này ở Trung Quốc”.
Bàng Lâm, 52 tuổi, nói rằng trước khi bà chuyển tới New York, bà là một công chức chính phủ tại chính quyền tỉnh Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc. Trong cuộc bức hại, bà bị công an Trung Quốc bắt giam và phải chịu tra tấn nghiêm trọng. Bà kể rằng họ đã dùng tỏi xát vào mắt bà. Khi đang đứng thẳng, bà bị ép phải uốn người và họ dìm đầu vào một xô nước bẩn cho tới khi bà gần ngạt thở.
Ngoài những người Trung Quốc bị bức hại đã chạy thoát tị nạn tới Mỹ, rất nhiều người Mỹ cũng cho biết họ đã tìm thấy một chốn bình yên mới cho mình trong các bài giảng đạo đức và các bài tập của Pháp Luân Công.
Em Cameron Foley Molovinsky 16 tuổi đến từ bang Arizona bắt đầu học Pháp Luân Công vào năm ngoái. Em nói đây là lần đầu tiên em tham gia sự kiện này. “Với Pháp Luân Công, em đã thay đổi rất nhiều” Em nói. “Em thường cảm thấy lo lắng về điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Bây giờ các khó khăn nhỏ bé đã dễ dàng hơn nhiều”.
Mẹ của Molovisky cũng tập Pháp Luân Công. Bà đã đáp chuyến bay cùng bốn người con để tham gia sự kiện năm nay.
Daniel Smith là một nhân viên của bảo tàng National Gallery of Art (Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia). Khi thấy đoàn diễu hành đi qua trên Đại lộ Pennsylvania anh nói rằng đây là lần đầu tiên anh trông thấy sự kiện này, và bày tỏ sự thất vọng khi truyền thông Mỹ đã không có báo cáo sâu sắc về cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Anh nói “Cơ bản là nước Mỹ nhắm mắt trước rất nhiều việc. Con người có quyền lựa chọn tập thiền và làm những gì họ muốn”.
Andrea, khoảng 40 tuổi rất quan tâm tới cuộc diễu hành trên Đại lộ Pennsylvania. Cô tỏ ra ngạc nhiên khi biết về việc những nhà nghiên cứu cho rằng số học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị sát hại lên đến hàng vạn người và nội tạng của họ có thể bị đem bán để tiến hành cấy ghép.
Khi nhìn thấy một biểu ngữ có ghi “Chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã nói dối về SARS, nói dối về Pháp Luân Công”, Andrea đã cầm điện thoại lên và nói: “Tôi cần phải chụp lại cảnh này. Nó rất đúng trọng tâm”.
Tối ngày 18/7 tại Đài Bắc, khoảng 5.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung tại đại lộ Ketagalan trước Văn phòng Tổng thống, tổ chức lễ thắp nến tưởng niệm các nạn nhân đã thiệt mạng trong cuộc đàn áp 16 năm qua và kêu gọi đưa Giang Trạch Dân ra công lý đồng thời ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Cũng trong ngày này, tại Hồng Kông, khoảng 700 học viên Pháp Luân Công đã diễu hành cùng với đội Thiên quốc Nhạc đoàn thu hút rất nhiều người dân và du khách đứng hai bên đường theo dõi. Họ thậm chí còn lấy điện thoại, máy ảnh để ghi hình lại cảnh tượng hiếm có này để chia sẻ cùng người thân và bạn bè.
Hình ảnh lễ tổ chức tại một số quốc gia khác:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét