Pages

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Tự do báo chí tại Việt Nam còn mù mịt

Tính đến thời điểm hiện tại, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII của CSVN đang diễn ra, với các đóng góp ý kiến về dự luật Báo chí với bản dự thảo lần thứ 18. Nhưng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân vẫn chưa có gì bảo đảm, nếu không nói là còn quá xa vời.
Hội thảo về dự luật báo chí vào chiều ngày 22/10 tại Hà Nội.
Tại buổi hội thảo về dự luật báo chí vào chiều ngày 22/10 tại Hà Nội, cơ quan soạn thảo là Bộ Thông tin - Truyền thông và cơ quan thẩm tra dự án luật của Quốc hội khẳng định rằng, dự luật này không nhằm quản lý báo chí. Nó nhằm bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân được quy định trong Hiến pháp.

Tuy nhiên, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận là những quyền cụ thể ra sao thì không được làm rõ. Một trong những quyền thuộc nhóm tự do báo chí là quyền được thành lập báo chí tư nhân, thì bị bác bỏ thẳng thừng.
Trong dự luật, phần “quyền” được quy định nhỏ bé hơn so với những “điều cấm”, và những điều cấm này mơ hồ không kém gì điều 88, 79, 258 trong Bộ luật hình sự của nhà nước CSVN đang bị quốc tế lên án. Thêm vào đó, có nhiều lĩnh vực bị chính quyền coi là “nhạy cảm” và cấm đoán, hạn chế báo chí tác nghiệp.
Phần lớn quy định trong dự luật Báo chí vẫn không có nhiều thay đổi, vẫn nhắm vào việc quản lý, siết chặt báo chí ở mọi khâu từ thành lập, tổ chức nhân sự, lập văn phòng... Giới quan sát nhận định, báo chí Việt Nam đang được điều hành bởi những người không hề làm báo.
Theo dự luật này, để một tòa báo được thành lập, nó phải chịu sự quản lý và điều hành bởi một cơ quan chủ quản, nằm trong tầm kiểm soát của đảng cộng sản. Nếu điều này thành hiện thực, có nhiều trang báo trên mạng internet sẽ phải đóng cửa, bởi không có cơ quan chủ quản. 
Trước các nhu cầu thông tin ngày càng phong phú, đa dạng và với sự phát triển nhanh chóng của internet, đến nay nhiều loại truyền thông mạng xã hội đã ra đời. Nhà nước CSVN dù không công nhận, nhưng các loại truyền thông này đang đóng vai trò vô cùng to lớn trong đời sống xã hội. 
CSVN qua dự luật báo chí muốn gởi một thông điệp rằng nhà nước đang mở rộng và công nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, nhưng trên thực chất đây chỉ là một trò chơi chữ nghĩa.
Nhật Nam / SBTN

Không có nhận xét nào: