“Việc bắt được Dương Chí Dũng là một bước tiến lớn trong quá trình điều tra chứ chưa phải là đã kết thúc”, ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nói: “Tôi nhận được tin qua một nhà báo nhưng lúc đó tôi đang họp nên sau đó tôi đã xem lại trên một báo điện tử. Không chỉ tôi mà rất nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề ông Dương Chí Dũng bỏ trốn”.
Nói về những lo ngại trước đây về việc không bắt được Dương Chí Dũng thì sẽ khó khăn trong việc điều tra các sai phạm tại Vinalines, ông Đỗ Mạnh Hùng cho biết: “Việc bắt được Dương Chí Dũng là một bước tiến lớn trong quá trình điều tra chứ chưa phải là đã kết thúc. Còn rất nhiều quy trình khác trong quá trình điều tra để xác định và xử lý sao cho đúng với mức độ vi phạm”.
“Việc Bộ Công an bắt được Dương Chí Dũng, tôi đánh giá đó là một sự cố gắng lớn của các cơ quan chức năng”, ông Hùng cho biết.
Đánh giá về việc bắt được bị can Dương Chí Dũng, GS, TS. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Tôi cũng như nhiều người dân đánh giá cao lực lượng công an đã bắt được bị can Dương Chí Dũng, đưa về phục vụ công tác điều tra. Có nhân vật này chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho quá trình điều tra”.
Ông Thuyết cho rằng: “Cơ quan công an chắc chắn đã nắm rõ được các chứng cứ của vụ án và những lời khai của Dương Chí Dũng. Tuy nhiên tôi cho rằng cho đến thời điểm trước khi bị can này bỏ trốn, ông ta chưa phải là tội phạm.
Lúc đó ông ta vẫn còn là lãnh đạo của Vinalines, sau đó là Cục trưởng Cục Hàng hải nên việc trả lời những câu hỏi về Vinalines chắc chỉ đáp ứng được một phần nào yêu cầu của công tác điều tra. Như vậy khó có thể nói là đã có đầy đủ lời khai của ông này.
Có thể nói việc bắt được Dương Chí Dũng sẽ góp phần đắc lực vào quá trình điều tra làm rõ những sai phạm tại Tổng công ty nhà nước này dưới thời ông ta còn làm lãnh đạo. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cách đây không lâu, Thủ tướng đã chỉ đạo là phải bắt bằng được Dương Chí Dũng. Nếu Dương Chí Dũng không quan trọng thì sao phải chỉ đạo bắt bằng được Dương Chí Dũng?
Khi đã bắt được và có thêm lời khai của Dương Chí Dũng thì vấn đề trách nhiệm của những người liên quan đến việc bổ nhiệm cũng như tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn sẽ được các cơ quan chức năng phán xét sau”.
Trước đó, sáng 22/5, tại buổi họp báo, nói về quyết định truy nã ông Dương Chí Dũng, Đại tá Trần Duy Thanh - Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng cho biết: “Chiều 17/5, sau khi ra quyết định khởi tố mà không có mặt anh Dũng ở nơi cư trú và nơi làm việc, chúng tôi xác định bị can đã bỏ trốn và ra quyết định truy nã. Nếu bị can trốn ra nước ngoài, chúng tôi sẽ phối hợp với Interpol để ra lệnh truy nã quốc tế”.
“Nếu không bắt được ông Dũng, việc điều tra sẽ gặp khó khăn song không ảnh hưởng nhiều tới việc điều tra vụ án vì còn căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu, bằng chứng khác… Còn với CQĐT, ngoài hành vi mua tàu, nếu trong quá trình điều tra, có những sai phạm khác đủ căn cứ khởi tố, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra mở rộng”, Đại tá Thanh nói.
Đến chiều 14/6 vừa qua, trong phiên chất vấn Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Trần Đại Quang, Đại biểu Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng chính là người đã chất vấn lý do ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.
“Việc Bộ Công an bắt được Dương Chí Dũng, tôi đánh giá đó là một sự cố gắng lớn của các cơ quan chức năng”, ông Hùng cho biết.
Đánh giá về việc bắt được bị can Dương Chí Dũng, GS, TS. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Tôi cũng như nhiều người dân đánh giá cao lực lượng công an đã bắt được bị can Dương Chí Dũng, đưa về phục vụ công tác điều tra. Có nhân vật này chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho quá trình điều tra”.
Ông Thuyết cho rằng: “Cơ quan công an chắc chắn đã nắm rõ được các chứng cứ của vụ án và những lời khai của Dương Chí Dũng. Tuy nhiên tôi cho rằng cho đến thời điểm trước khi bị can này bỏ trốn, ông ta chưa phải là tội phạm.
Lúc đó ông ta vẫn còn là lãnh đạo của Vinalines, sau đó là Cục trưởng Cục Hàng hải nên việc trả lời những câu hỏi về Vinalines chắc chỉ đáp ứng được một phần nào yêu cầu của công tác điều tra. Như vậy khó có thể nói là đã có đầy đủ lời khai của ông này.
Có thể nói việc bắt được Dương Chí Dũng sẽ góp phần đắc lực vào quá trình điều tra làm rõ những sai phạm tại Tổng công ty nhà nước này dưới thời ông ta còn làm lãnh đạo. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cách đây không lâu, Thủ tướng đã chỉ đạo là phải bắt bằng được Dương Chí Dũng. Nếu Dương Chí Dũng không quan trọng thì sao phải chỉ đạo bắt bằng được Dương Chí Dũng?
Khi đã bắt được và có thêm lời khai của Dương Chí Dũng thì vấn đề trách nhiệm của những người liên quan đến việc bổ nhiệm cũng như tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn sẽ được các cơ quan chức năng phán xét sau”.
"Những người liên quan đến việc bổ nhiệm cũng như tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn sẽ được các cơ quan chức năng phán xét sau” |
Trước đó, sáng 22/5, tại buổi họp báo, nói về quyết định truy nã ông Dương Chí Dũng, Đại tá Trần Duy Thanh - Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng cho biết: “Chiều 17/5, sau khi ra quyết định khởi tố mà không có mặt anh Dũng ở nơi cư trú và nơi làm việc, chúng tôi xác định bị can đã bỏ trốn và ra quyết định truy nã. Nếu bị can trốn ra nước ngoài, chúng tôi sẽ phối hợp với Interpol để ra lệnh truy nã quốc tế”.
“Nếu không bắt được ông Dũng, việc điều tra sẽ gặp khó khăn song không ảnh hưởng nhiều tới việc điều tra vụ án vì còn căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu, bằng chứng khác… Còn với CQĐT, ngoài hành vi mua tàu, nếu trong quá trình điều tra, có những sai phạm khác đủ căn cứ khởi tố, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra mở rộng”, Đại tá Thanh nói.
Trả lời cho câu hỏi chất vấn này, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết: "Lực lượng công an đã triển khai rất khẩn trương những biện pháp truy bắt, truy nã đối tượng này.
Thông qua công tác nghiệp vụ, cơ quan CSĐT của Bộ công an đã phát hiện ông Dương Chí Dũng cùng một số cá nhân khác có những dấu hiệu vi phạm tội cố ý làm trái, gây thiệt hại nghiêm trọng. Ông Dương Chí Dũng cũng đã thừa nhận sai phạm này với cơ quan điều tra.
Căn cứ vào những tài liệu chứng cứ thu được và quy định của Đảng và nhà nước về quản lý cán bộ và những quy định của pháp luật, cơ quan CSĐT đã báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép khởi tố bắt khám xét ông Dương Chí Dũng và cá nhân có liên quan để điều tra làm rõ.
Sau khi được cấp có thẩm quyền đồng ý, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, ngay trong buổi chiều ngày hôm đó (ngày 17/5 - PV), rất nhanh, chỉ trong vài chục phút, cơ quan cảnh sát điều tra đã triển khai các tổ công tác đến để thi hành lệnh bắt, khám xét đối với ông Dương Chí Dũng và các đối tượng liên quan".
Tuy nhiên “bị can Dương Chí Dũng không có ở cơ quan và không có ở nhà, cơ quan cảnh sát điều tra đã yêu cầu gia đình mời ông Dũng về để làm việc nhưng sau khi xác minh thấy ông này đã bỏ trốn, đã động viên gia đình vận động ông Dương Chí Dũng ra đầu thú làm việc với cơ quan điều tra, nhưng không có kết quả.
Ngay sau đó cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc đồng thời phối hợp với các tổ chức cảnh sát quốc tế, cơ quan phòng chống tội phạm các nước có liên quan để truy bắt ông Dương Chí Dũng nếu như ông này đã trốn ra nước ngoài”, Bộ trưởng nói.
Ngay sau đó cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc đồng thời phối hợp với các tổ chức cảnh sát quốc tế, cơ quan phòng chống tội phạm các nước có liên quan để truy bắt ông Dương Chí Dũng nếu như ông này đã trốn ra nước ngoài”, Bộ trưởng nói.
“Chúng tôi cũng đã chỉ đạo cơ quan CSĐT làm rõ nguyên nhân ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, xem có lộ, lọt thông tin hay không? Nếu có thì phải điều tra xử lý theo pháp luật. Đồng thời chúng tôi đã chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc về các biện pháp công tác nghiệp vụ, mặt dù theo quy định của pháp luật trước khi khởi tố bị can có lệnh bắt và khám xét đối với ông Dương Chí Dũng thì chưa được áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật".
Tại đây, Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng kiến nghị Quốc hội và các cơ quan có chức năng khi nghiên cứu và sửa đổi Luật tố tụng hình sự và Luật phòng chống tham nhũng cho phép cơ quan điều tra được áp dụng một số biện pháp ngăn chặn cần thiết và được tiến hành điều tra bí mật đối với những cá nhân đã có những chứng cứ, có những dấu hiệu phạm tội tham nhũng để tránh tình trạng có những đối tượng tìm cách bỏ trốn…Tuệ Minh
(GDVN)
1 nhận xét:
Tai Sao khong bat luon thang dinh la thang ?
Đăng nhận xét