Ngày 5 tháng 1 năm 2012, khi tiếng bom tự chế, tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn nổ bùng nơi Cống Rọc, Tiên Lãng, Hải Phòng, kế đến “sự kiện” Văn Giang, Hải Hưng, mấy trăm nông dân liều thân chống lại hàng ngàn tên “thanh gươm, lá chắn” kéo đến “cưỡng chế” cướp ruộng đất, trên DLB xuất hiện lá thơ của một người tự xưng là lính canh giữ Đảo Trường Sa.
Văn phong cho thấy, đây là một sĩ quan trung cấp trong đơn vị Bộ đội trú đóng Trường Sa. Lá thơ diễn tả tâm sự người lính canh gác, giữ đảo với nỗi niềm thấp thỏm, băn khoăn: Trước mặt, tàu chiến của quân xâm lược Tàu diệu võ, dương oai mà vì tuân thượng lệnh chỉ biết trơ mắt nhìn đầy tủi thẹn! Giữa đêm trường thao thức, nhớ về cha mẹ già nơi làng quê, không biết mai nầy có lâm cảnh bị “cưỡng chế” mất hết nhà cửa, ruộng đất hay không!?
Tổng cục T2, an ninh quân đội cũng biết rõ tâm trạng người lính như vậy nên Quân ủy TW mới phát động phong trào học tập toàn quân “Chống Diễn biến và Tự Diễn biến.”
Cũng vào mùa hè năm ngoái, khi phong trào biểu tình chống xâm lăng Tàu cộng sôi nổi, một cán bộ cao cấp Bộ công an viết một bài “đối thoại” ngắn với tác giả Lê Nguyên trên DLB rằng: Các bạn muốn tranh đấu bãi bỏ sự lãnh đạo của “đảng”, chúng tôi muốn “hoàn thiện” đảng để tiếp tục cai trị. Vậy thì, nếu các bạn thắng, chúng tôi sẵn sàng chịu “đi tập trung giáo dục cải tạo.” Điều khó nghĩ là khi giáp mặt nhau trên trường tranh đấu!
Cho nên Mùa hè năm nay “đảng ta” mới phát động phong trào “phê và tự phê” chỉnh đốn “hoàn thiện đảng” để tồn tại và tiếp tục “độc quyền lãnh đạo.”
Vậy cứ nói thẳng băng rằng: Thử xem giữa hai khuynh hướng “Bãi bỏ độc quyền toàn trị cs” và “Chỉnh dốn, hoàn thiện đảng”, Ai thắng Ai?
Muốn biết rõ việc nầy thì nên khảo sát tình thế cộng đảng bên… Tàu. Tại sao? Bởi vì cũng như muôn thuở, từ đời già hồ cho tới bọn hậu duệ ngày nay, muốn biết việc xã nghĩa ta phải nhìn về bên Tàu: Tàu đỏ sư phụ làm sao thì đệ tử xã nghĩa ta bào hao làm y như vậy!
CHỈNH ĐỐN ĐẢNG cộng SẢN BÊN TÀU
Khởi đầu là câu nói như chọc dao vào ruột của Thủ tướng Ôn Gia Bảo: Đảng cộng sản TQ là nơi tập trung tham nhũng!
Đó là tiếng súng lệnh chỉnh đốn đảng Tàu đỏ. Nhưng mà đối tượng là ai, bởi vì như câu nói của nhà họ Ôn, trong nhà họ cộng, ai cũng tham nhũng cả. May một cái là xảy chuyện Bạc bà Cốc Khai Lai vì ghen tương và nghi kỵ người quản gia Ăng lê Heywood, vừa là người “bóp tay, bóp chưn” nên mới hẹn vào khách sạn Trùng Khánh, mời ông chỉ có một ly rượu nhỏ tẩy trần thêm chút xíu cyanure, thạch tín mà lăn đùng ra chết nghẻo. Giám đốc công an Vương Lập Quân, người “biết nhiều chuyện thâm cung, bí sử” nghe thấy, sợ quá, vì sợ ông chủ, trùm thành phố Trùng Khánh, Bạc Hy Lai ra tay “sát nhân diệt khẩu” mới chạy vào thủ phủ Thành Đô, xin vào Lãnh sự quán Mỹ tị nạn. Không biết trong 24 giờ tá túc nơi đó, ông Lập Quân tỉ tê, gởi lại giấy tờ gì, chỉ biết rằng sau đó ông được xa giá của “chín vua” tập thể Bắc Kinh đón rước về Tử Cấm thành rồi biến mất tăm, mất tích. Vậy là Bạc bà xộ khám trước. Bạc ông nối bước theo sau. Mới vừa rồi, Bạc bà Cốc Khai Lai ra hầu tòa, nhận tội, lãnh án “tử hình Treo.” Nhưng mà “thấy vậy, không phải vậy” như dưới triều đại cộng sản thường là như thế: Người đứng ra trước tòa nhận tội không phải đích thật Bạc bà Khai Lai mà chỉ là “thế thân” do …phu nhân “thủ Ôn” thuê mướn. Tại sao kỳ lạ vậy? Bởi vì lẽ dễ hiểu: Khai Lai thật mà ra tòa thì con mẻ sẽ khai ra đủ thứ chuyện thối tha đàng sau bức màn đỏ Trung Nam Hải là bẽ mặt cả “cửu vương”! Bởi vì chính Ôn Gia Bảo, miệng tố tham nhũng mà lại là tham nhũng có cỡ.
Cũng đừng tưởng rằng: Đây chỉ đơn thuần là thanh trừng tham nhũng, chỉnh đốn đảng. Nó hệ trọng hơn nhiều: Đây là bước khởi phát cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực giữa ba bề, bốn bên bọn dzua Bắc Kinh 9 mạng.
Đã đành rằng Bạc Hy Lai là trùm tham nhũng kiêm Đại ca xã hội đen Trùng Khánh, nhưng “bát vương” Bắc Kinh, trừ đệ cửu vương Chu Vĩnh Khang là bố đỡ đầu họ Bạc, hè nhau bứng “chuẩn vương” Bạc Hy Lai là vì lý do nghiêm trọng hơn: Phe An ninh tình báo Chu+Bạc đang lăm le phất cao ngọn cờ “Tân Tả phái” toan tính lập lại cuộc “ Đại Cách Mạng Văn Hóa 1967”, dùng “hồng vệ binh” đời mới là bọn xã hội đen càn quét, triệt hạ tất cả thành tựu hiện hành để trở về thời kỳ độc đoán khắc nghiệt Mao Trạch Đông. Hậu quả là dù muốn, dù không, tình trạng chia rẽ trong cửu vương đã đến hồi quyết liệt đến nỗi “chuẩn vương” Uông Dương, người sắp kế vị một trong 9 vua Bắc Kinh, tức là một Ủy viên trong Ủy Ban Thường trực Bộ Chánh Trị Trung ương đảng công khai phát biểu trước Đại hội đảng bộ Tỉnh Quảng Đông rằng: Đảng cộng sản TQ không đem lại hạnh phúc cho nhân dân! Tình trạng nầy cho thấy: Nội bộ chóp bu cộng đảng Tàu đang rối loạn, chia rẽ ngay trước thềm Đại hội đảng toàn quốc nhằm chuyển giao quyền lực cho thế hệ cs mới.
Đó là về phần cộng đảng Tàu. Bây giờ về phía người dân Trung Hoa. Để cho mau lẹ, xin trích dẫn lời xác quyết của học giả Gordon Chang thuộc hệ thống truyền thông Forbes:
“ Ngày nay, biến đổi xã hội ở Trung Quốc đang tăng tốc. Vấn đề đối với đảng cầm quyền của nước này là mặc dù người Trung Quốc thường không có ý định cách mạng, những hành động đảo lộn xã hội của họ có thể có những tác động mang tính cách mạng bởi vì chúng diễn ra vào thời điểm hết sức nhạy cảm. Tóm lại, Trung Quốc hiện nay quá năng động và đầy biến động đến nỗi giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản không thể tiếp tục bám víu. Trong năm đến, ở một nơi nào đó, bất kể là một làng nhỏ hay thành phố lớn, sẽ có một biến cố vượt khỏi tầm kiểm soát và lan nhanh. Vì người dân trên khắp đất nước này có cùng suy nghĩ, ta chẳng nên ngạc nhiên khi họ sẽ hành động giống nhau. Ta đã từng thấy người dân Trung Quốc đồng tâm nhất trí hành động: Vào tháng 6/1989, khá lâu trước khi xuất hiện mạng xã hội, đã có các vụ biểu tình phản kháng ở khoảng 370 thành phố trên khắp Trung Quốc, mà không có ai đứng đầu trên toàn quốc cả.
Hiện tượng này đã lan nhanh khắp Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay, cho ta thấy rằng tự thân bản chất của thay đổi chính trị trên khắp thế giới đang biến chuyển, gây mất ổn định ngay cả những chính quyền độc tài có vẻ vững chắc nhất. Trung Quốc không thể nào tránh khỏi làn sóng “dân nổi can qua” này, như ta thấy qua cách Bắc Kinh phản ứng quá mức đối với những cuộc biểu tình có tên gọi “Hoa Nhài” hồi mùa xuân năm nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc từng là người thụ hưởng những xu thế toàn cầu, nay lại là nạn nhân của những xu thế đó.
Vậy liệu Trung Quốc có sụp đổ không? Các chính quyền yếu kém có thể tại vị lâu dài. Giới chính trị học, vốn thích lý giải điều không thể giải thích được, cho rằng cần phải hội đủ nhiều yếu tố mới dẫn đến sụp đổ chế độ, và Trung Quốc hiện đang thiếu hai yếu tố quan trọng nhất: một chính quyền bị chia rẽ và một lực lượng đối lập mạnh.
Vào lúc mà những thách thức hệ trọng đang tăng chồng tăng chất, Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp bắt đầu sự chuyển giao [thế hệ] chính trị trong nhiều năm, do đó thiếu chuẩn bị kỹ càng cho những vấn đề mà Đảng phải đương đầu. Hiện đã có những phân hóa rõ rệt trong hàng ngũ chóp bu của Đảng, và phản ứng chậm chạp của giới lãnh đạo trong những tháng gần đây (khác hẳn phản ứng nhanh như chớp hồi năm 2008 đối với những khó khăn kinh tế ở nước ngoài) cho thấy tiến trình ra quyết định ở Bắc Kinh đang rệu rã. Vậy ta có thể khẳng định yếu tố thứ nhất: chính quyền bị chia rẽ.
Còn về chuyện có một lực lượng đối lập, Liên Xô suy tàn mà đâu cần có đối lập gì cho cam. Trong thời đại biến động hơn nhiều của chúng ta, chính quyền Trung Quốc có thể tan rã giống như những chế độ chuyên quyền ở Tunisia và Ai Cập. Như ta thấy rõ qua “cuộc nổi dậy công khai” ở làng Ô Khảm (Wukan, 烏坎) thuộc tỉnh Quảng Đông trong tháng 12 này, người dân có thể nhanh chóng tự tổ chức – như họ từng làm quá nhiều lần kể từ cuối thập niên 1980. Dù sao đi nữa, nay đâu còn cần đến một cỗ máy vận hành trơn tru để đánh sập một chế độ trong thời đại cách mạng không có lãnh tụ này.
Mới đây thôi, mọi thứ quá thuận lợi cho giới quan lại ở Bắc Kinh. Nay, thuận chẳng còn, lợi cũng không. Đúng là tôi đã tiên đoán sai. Thay vì năm 2011, Đảng Cộng sản Trung Quốc hùng mạnh sẽ sụp đổ vào năm 2012. Cược gì tôi cũng cược.”
Mới đây thôi, mọi thứ quá thuận lợi cho giới quan lại ở Bắc Kinh. Nay, thuận chẳng còn, lợi cũng không. Đúng là tôi đã tiên đoán sai. Thay vì năm 2011, Đảng Cộng sản Trung Quốc hùng mạnh sẽ sụp đổ vào năm 2012. Cược gì tôi cũng cược.”
Cũng xin nói thêm ở đây, bài viết kể trên là vào đầu năm 2012, khi đó chưa xảy ra hai sự kiện quan trọng:
1/ Sự kiện Bạc Hy Lai xác nhận rõ hơn nữa về sự kiện “chính quyền bị chia rẽ.”
2/ Sự kiện Khải Đông, Giang Tô khi hàng trăm ngàn dân “tự phát” tràn ngập khu Hành chánh Thành phố, lôi cổ tên Bí thư thành ủy, lột áo, tống ra đường phố. Sự kiện nầy xác nhận rõ thêm về tính chất “Cách mạng Đại chúng” không cần lãnh tụ trong thời đại “truyền thông Điện tử.
Cho nên mới nói: Chỉnh cũng chết, không đốn cũng chết là vì thế!
Đó là “mô hình” Tàu cộng đại ca. Bây giờ là phóng chiếu vào chú nhỏ xã nghĩa An nam ta.
CHỈNH ĐỐN cộng SẢN AN NAM TA
Nếu như mùa xuân năm nay, Tàu cộng khởi phát “chỉnh đốn,” đầu hè năm nay, xã nghĩa ta cũng đốn, cũng chỉnh. Tuy rằng là làm ăn cò con theo thân phận nô tài, nhưng cũng ồn ào, bề thế!
Khởi đầu là vụ ngâm tôm Vinashin. Ba Dũng né hoài nay đến hồi dứt điểm: Tay em Phạm Thanh Bình, tổng giám đốc Vinashin, bị thí chốt với bản án 20 năm tù giam.
Cha con ba Dũng đâu thể chịu thua: Bề hội đồng luôn con chim Hoàng Yến, đại biểu QH, của chủ tịt nước “tư Sang sâu,” tống cổ ra khỏi “Cuốc hội” bù nhìn.
Sang sâu trả đũa lại: Ra lịnh bắt Phạm Chí Dũng, cục trưởng cục Hàng hải kiêm chủ tịt HĐQT Vinalines về tội mua tàu phế thải cho chìm, lấy tiền chia chác. “Ai đó” thông tin cho chú Dũng con ôm tiền bỏ trốn mất. Vừa rồi có tin chú Dũng con bị Interpol bắt ở bên Cao Miên, tống giải hồi xứ. Báo “lề đảng” biểu dương: Chính “thủ” ba Dũng chỉ đạo việc bắt giữ nầy.
Việc làm trật vuột như vậy nên rút kinh nghiệm kỳ nầy làm ăn cẩn thận hơn. Dư luận đồn đãi rằng: Trong việc chỉ đạo bắt “bầu Kiên”, trùm nhà băng, cánh tay mặt của ba Dũng, “nhị vị” “Tổng Bí” Lú và “chủ tịt nước” Sang sâu đã phải di tản chiến thuật vào tận Bộ Quốc phòng, lập bộ chỉ huy hành quân cho an toàn rồi mới giám ra lịnh cho bộ trưởng công an Trần đại Quang vây bắt bầu Kiên và bộ sậu!
Sự kiện nầy nổ bùng gây chấn động cả nước và hải ngoại, nhất là giới nhà băng và thị trường chứng khoán. Nay tình thế có mòi dịu xuống, nhưng xem chừng giống như giông bão: Yên lặng tụ lực trước khi nổi dậy tàn phá.
Cũng giống như bên Tàu, “các sự cố” kể trên chỉ là bề mặt của “chỉnh chỉnh, đốn đốn.” Chìm sâu bên dưới, bên trong thâm cung Ba Đình, bộ ba “ngự lâm pháo thủ đỏ” Sang sâu, Trọng lú, Thủ ba Dê đang tuốt kiếm, giương cung, lừa thế hạ bệ nhau tranh quyền, đoạt vị.
Có điều bên Tàu, cửu vương Bắc Kinh giỏi hơn Bầy Cá Tra ao Ba Đình, hạ bệ luôn một “chuẩn vương” Bạc Hy Lai và bộ sậu. Còn bên An nam, bọn nô tài cá tra yếu quá, chẳng những không động được cọng lông của ba Dũng mà ngay cả bọn đàn em râu ria cũng vặt lông trầy trà, trầy trật! Cho nên sự thể lộ liễu, không còn thể thống gì, giống như các vua cởi truồng múa may cho bàng dân, thiên hạ xem:
Vừa rồi trên Net, loan truyền cái clip động trời: Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập oang oang tố cáo đích danh trùm Tổ chức Trung ương đảng Tô huy Rứa, a tòng với (hạ) tướng công an Trần đại Quang, ủy viên Bầy Cá Tra, ép bán Trụ sở của Tòa báo trên “đất vàng” Đà Nẵng.
Chuyện miếng đất vàng thì nhỏ xíu, nhưng sự thể phản ảnh triều đình nhà vẹm đang trên đà: “Quân hồi vô phèng,” nghĩa là bộ hạ của các dzua cá tra mạnh ai nấy tố cáo bênh chủ nấy loạn xà ngầu.
Thôi thì chuyện nhà vẹm đấu đá nhau giống như chuyện dài NDTV hồi trước cứ để trối thây chúng.
Bây giờ nói về chuyện người dân. Chỉ tính từ mùa hè năm ngoái đến nay, mới hơn một năm mà tình thế biến chuyển thật mau lẹ.
Kể từ khi tiếng bom, tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn ngày 5 tháng giêng 2012 đến nay, phong trào chống “cưỡng chế” cào nhà, cướp đất lan rộng từ Hải Phòng vòng qua Văn Giang, Hải Hưng, xuôi xuống Vụ Bản, Nam Định, xuôi vào Cồn Dầu, Đà Nẵng, vào tận Saigon với Thủ Thiêm máu hòa nước mắt, rồi xuống tận Cái Răng, Cần thơ đầy tủi nhục với hai người phụ nữ khỏa thân giữ nhà, giữ đất! Rồi đây, đầu năm 2013, khi hàng loạt giao kèo giao ruộng đất mãn hạn, hàng triệu hộ dân đứng trước nguy cơ “cưỡng chế” chưa biết sự thể ra sao? Nếu như tức nước, vỡ bờ thì…nông dân nổi loạn là dễ hiểu.
Trong phiên họp Bộ Thương binh- Lao động- Xã hội đầu năm nay, tể ba Dũng phán: Năm ngoái có trên 900 cuộc đình công. Năm nay, các “tòng chí” phải “phấn đấu” giảm bớt xuống. Bớt không thì chưa ai thống kê cho biết, nhưng mà qui mô của các cuộc đình công hiện nay lớn hơn, tiêu biểu cuộc đình công ở khu kỹ nghệ Bĩm Sơn, Thanh Hóa với 8 ngàn công nhân tham dự, kéo dài trong một tuần lễ, với thái độ quyết liệt. Mới đây, cuộc đình công ở xưởng may mặc Thị xã Thủ Dầu Một với vài ngàn công nhân, kéo dài một tuần lễ và không khí căng thẳng. Tóm lại, tình hình công nhân tranh đấu xem chừng giống như chiến thuật Mỹ dội bom Hà Nội năm xưa: More bombs on less targets, nghĩa là ít cuộc đình công hơn nhưng qui mô lớn hơn, thời gian kéo dài hơn và cương quyết hơn. Rồi đây, khi các cuộc khuynh đảo hệ thống ngân hàng kiểu “bầu Kiên” vừa rồi liên tiếp nổ ra, đưa tới suy sụp kinh tế, thất nghiệp tràn lan, công nhân chịu đói không thấu thì… Hỗn loạn cũng là dễ hiểu.
Mùa hè năm ngoái nổ ra 11 cuộc biểu tình lịch sử chống Tàu xâm lăng. Mùa hè năm nay, chỉ tổ chức được 4 cuộc rồi bị tà quyền bao vây, ngăn chặn ráo riết phải ngưng lại. Nhưng vì bị áp chế không khoan nhượng như vậy nên xảy ra phản ứng cương quyết hơn khi những người yêu nước đặt vấn đề thẳng thừng, không nể nang. Nói theo cách nói của ông Hà Sĩ Phu: Vua đã cởi truồng, dân không cần giữ lễ rằng: “Đảng” đứng về phía chống xâm lăng hay là phía 16 chữ vàng, 4 tốt phản dân, hại nước?
Đến nước nầy thì khi Tàu cộng chánh thức công bố bản văn Hiệp ước Thành Đô 1990 để đòi bàn giao lãnh thổ An Nam Đô hộ phủ thì…
Một là toàn dân nổi lên lật đổ bọn mãi quốc cầu vinh.
Hai là những người như hai người sĩ quan trẻ quân đội và công an kể trên đầu bài sẽ cùng quân đội và kể cả giới trẻ có hiểu biết trong hàng ngũ công an sẽ nổi lên làm loạn, dứt trừ bọn 16 chữ vàng, 4 tốt.
Nói tóm lại, ngụy quyền cộng sản hiện nay đang ngấp nghé trên bờ vực thẳm: Bên trong nội bộ đấu đá, bên ngoài Tàu phù kê dao kề cổ, dân tình bất phục, họa diệt vong hiện tiền.
Cho nên mới nói: Chỉnh đốn thời cũng chết. Không đốn lại càng mau chết là vì thế!
Để kết thúc, một lần nữa cùng nhau xướng đọc Bình Ngô Đại Cáo:
“ Việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo”
………………….
“ Đem Đại Nghĩa để thắng hung tàn
Lấy Chí Nhân mà thay cường bạo”
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo”
………………….
“ Đem Đại Nghĩa để thắng hung tàn
Lấy Chí Nhân mà thay cường bạo”
Nguyễn Nhơn
(Chớm thu 2012)
(Chớm thu 2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét