- Thối qúa, chôn nó đi. Chôn nó đi!
Đến nơi, bà đội Lộc, vợ chồng An vội vàng vén cái mùng lên. Họ ngạc nhiên nhìn nhau khi thấy thằng bé vẫn nằm ngủ yên lành như chẳng có chuyện gì xảy ra. Bà đội Lộc chừng như chưa yên tâm, bà ngồi xuống mép giường, đặt tay lên trán nó. Không thấy một dấu khác lạ nào. Chợt có tiếng An bảo chồng.
- Em nghĩ, anh đừng ép con học qúa sức nó. Có học cũng chưa chắc gì đi đến đâu!
- Mẹ cũng nghĩ vậy. Cho nó nghỉ ngơi vài ngày xem sao.
Lăng cất xác ướp Hồ Chí Minh |
Năm ấy, bà đội vừa đôi tám là lập gia đình. Bà làm dâu nhà cụ tú chưa được bao lâu thì cậu ấm Lộc, chồng bà gia nhập đội nghĩa binh chống Pháp. Phần vì thân danh gia đình, phần vì có học thức, cậu ấm Lộc được đề cử làm đội trưởng đội dân binh. Khi chiến tranh lan rộng, đội dân binh rời làng, đi kháng chiến. Sau mùa chinh chiến, ông đội không về. Rồi bà Đội nhận được bản tin ông đã tử trận và được nhà nưóc Việt cộng phong cho hàm Liệt Sỹ. Cái bảng liệt sỹ thì vẫn để trong nhà, bên cạnh tâm hình bán thân của ông để nhát khỉ. Vì gia đình bà chẳng ăn lộc gì từ cái tấm bảng ấy. Phần bà, theo bản tin, bà để tang cho chồng vào lúc con bà mới lên ba.
Còn nhớ trước đó, nếu không chờ bản tin từ ông đội Lộc, chắc bà đã bế con vào nam theo thân nhân họ hàng bên ngoại. Kết qủa bà ở lại, bà lỡ chuyến đò vào nam và Bằng cũng chẳng nhìn thấy mặt bố. Có lẽ, vì thông cảm được những nỗi lòng u uân của bà đội Lộc, Bằng chẳng bao giờ dùng tấm bảng ấy như một thế lực chống lưng hay tiến thân. Tệ hơn, Bằng không hề bon chen vào đoàn, đảng để kiếm chữ công danh, quan cán. Trái lại, Bằng tìm nguồn vui trong nghề gõ đầu trẻ ở trong làng đề sớm tối được kề cận bên bà đội. Đây cũng là một trong những lý do, sau này Bằng lập thân với An, một thiếu nữ chân chất. Nàng có nhan sắc, hiền thục, là cháu ngoại của viên chánh Tổng lừng lẫy thời trưóc, nhưng gia đình bị quy vào án thành phần trong mùa đấu tố. Cũng may, đám cưới của họ được tổ chức vào thời người ta nói đến từ đổi mới, nên tránh được những gáo nước lạnh từ phía nhà nước và chính quyèn tại địa phương.
Câu chuyện trong đêm chỉ có thế. Sáng hôm sau, thằng bé vẫn tỉnh táo và đi học bình thường. Tuy nhiên, buổi chiều thì có dấu khác lạ. Đi học về, Nam đi lục hết từ nhà trong ra nhà ngoài, hết phòng này đến góc kẹt khác. Bà đội Lộc thấy lạ, nhưng không lên tiếng. Tuy thế, bà khó để bụng lâu hơn.
- Cháu tìm cái gì vậy?
- Nội à, chắc có con gì chết ở nhà mình, cháu thấy có mùi hôi lắm.
- Làm gì có con gì chết ở đây.
Bà trả lời chắc như thế, nhưng chân vẫn lần đi theo thằng bé như có ý theo dõi câu chuyện trong đêm.
- Có mà, chắc phải có cái gì? Hay là nó ở trong buồng của bà?
- Bà có thấy gì đâu.
Thằng bé mở to đôi mắt như vừa phát giác ra sự bí mật:
- Vậy là đúng rồi. Bà nội ở nhà cả ngày, bà không thấy có mùi gì khác. Cháu ở ngoài về là ngửi thấy ngay.
Nói xong, nó tiếp tục đi tìm. Đến lúc ấy, bà đội tuy miệng nói rất cứng, qủa quyết là chả có con gì chết ở trong nhà, nhưng lòng trí bắt đầu nghi hoặc. Bà đảo mắt nhìn đến những cái gầm tủ, gầm giường, chỗ nào xem ra cũng khả nghi. Để chắc bụng, bà mở toang mấy cái cửa sổ ra cho ánh sáng chiếu vào. Bà lấy cái chổi quyét nhà, quyét rê thật chậm và ấn nặng tay ở dưới gầm giường, gầm tủ, các khe kẹt xem có tìm được dấu vết con chuột, con bọ nào chết ở trong nhà hay không. Bà phải cẩn thận như thế là vì ở miền quê thì nhà nào chả có chuột. Có khi là ngủ chung với chuột! Vất vả một lúc, bà chỉ quyét được vài cái rác và tìm thấy cái kim băng gài túi áo, bà làm rơi hôm nào.
- Chả làm gì có con ạ.
Trả lời xong, bà mất tự tin ở đôi mắt. Bởi lẽ, bà như thấy cái mùi hôi thối khá nặng nó ập vào mũi. Bà chép miệng:
- Lạ thật, chẳng thấy như thế bao giờ. Hay là có con gì chết ở ngoài sân?
Nghĩ vậy, bà cầm theo cái chổi, bước ra sân trưóc. Tay quét vài cọng rác, gom mấy cái lá rơi trên sân, mắt thì không ngừng nhìn sâu vào phía chân hàng rào, hay dưới đáy cái chậu hoa kê trên viên gạch. Nhìn chưa đủ, bà còn bảo thằng bé.
- Nào giúp bà, nâng cái bình hoa này lên xem có gì ở dưới ấy không?
- Nội cũng thấy muì hôi à?
Thay vì trả lời, hai bà cháu cùng nâng cái bình hoa ra khỏi viên gạch. Bà nghĩ bụng, rõ thật trông gà hóa quốc. Nào có cái gì đâu, vài cái là tre khô nằm ờ đây lại tưởng chuột bọ chết. Bà chép miệng, vài cái lá thì lấy gì mà hôi với thối. Bà tính quay ra phía nhà sau thì An, rồi Bằng cũng về tới. Chị An thấy bà mẹ chồng cầm cái chổi đứng trên sân. Chị nhanh nhảu đến đỡ lấy cái chổi trên tay bà:
- Mẹ vào nghỉ đi để con thu dọn cho.
Thay vì đưa cái chổi cho con dâu, bà bảo:
- Mợ vào trong buồng của cậu mợ xem có con chuột con bọ gì chết ở trong ấy hay không? Chiều nay tôi thấy hôi lắm.
Bằng đứng lại, bán tín bán nghi nhìn bà đội, rồi bước nhanh vào trong buồng. Cùng những động tác như bà đội, nhưng nhanh nhẹn và mạnh tay hơn. Một lúc sau, Bằng bước ra phía của sau, bảo bà:
- Không thấy gì mẹ ạ.
- Thôi, anh đi tắm rửa đi rồi còn cơm nước, kẻo trễ.
Trong bữa cơm chiều, chẳng ai nhắc đến chuyện ấy. Sau đó chị em Nam vui câu chuyện nhà trường tuyển chọn học sinh xuất sắc để đi tham quan Hà Nội, chúng kéo nhau vào giường và đi ngủ sớm. Hôm sau, nhằm ngày cuối tuần, cả hai chị em Nam ra cái sân sau nhà và cuộc chiến chừng như không phân thắng bại:
- Như vậy là mũi của Bắc bị tỹ rồi!
- Tỹ mũi à, khéo mà có người ngủ mơ nói, la hét làm người ta hết hồn!
- Nam mơ nói à? Đừng có mà điêu nhá!
Lúc ấy, bà đội Lộc bước ra sân. Bà nhìn thấy thằng Nam quơ tay múa chân, phùng mang lên. Thế rồi cả ba bà cháu cùng đi tìm kiếm khắp mặt sân và các gốc cây sau nhà. Một lúc sau, Bắc lại đem chuyện ngủ mơ ra nhạo cậu em. Phần bà đội thì chống cán chổi đứng ưỡn người ra sau cho thẳng cái lưng. Bà không biết giải quyết câu chuyện giữa cái mũi và đôi mắt thế nào. Từ phía bên kia của hàng rào thấp, có tiếng nói lanh lảnh hỏi vọng sang?
- Bà đội bị mất trộm hay đánh rơi cái gì mà đi tìm sớm thế?
- Chào chị Lúa. Nào có mất cái gì đâu. Thấy có mùi hôi, bà cháu tôi đi tìm xem có con chuột con bọ gì chết ở trong vườn không?
- Nó thối lắm à? Bên đây thì chẳng thấy gì, chắc là ở bên bà đội đấy!
Nói xong, thị Lúa thích chí, chu cái mỏ lên rồi bước quay vào. Đây là mẫu người đàn bà xát vách mà không xát tình bên nhau. Thật ra, thị Lúa, người hàng xóm của bà đội chỉ đáng tuổi con cháu bà thôi, bà chả chấp. Nhưng xem ra chị ta càng ngày càng hỗn láo với người lớn tuổi. Sự hỗn láo cũa thị Lúa cũng có nguồn từ một nguyên do khá sâu sắc. Chồng thị đã nắm công an xã, một chức vụ hét ra lửa ở làng Kim Đại. Nhưng dân làng cứ lôi tên tục của thị ra mà gọi. Đã thế, còn nhìn thị bằng nửa con mắt.
Việc dân làng có đôi mắt đại bất kình với thị cũng có một lý do riêng. Bố chồng của thị nhân mùa đấu tố đã đấu láo nhiều ngưòi, khiến một số ngưòi trong làng bị chết oan. Kế đến chồng thị học chỉ qua mặt chữ, trước kia sang học nhờ bên nhà cụ Tú, sau vào đội thiếu nhi, di tiên phong chỉ điểm từng nhà từng nguời cho đội đấu. Nhờ thời đấu tố, cả hai bố con tranh công, cùng ra tay đấu tố người. Sau này ông bố chế sớm, Báo vào công an. Lúc gân đây, Báo được đề bạt lên nắm công an xã. Riêng bản thân, thị Lúa cũng có cái lý lịch khá u buồn. Lúa thuộc thành phần bần cố nông. Gia phả mấy đời không có lấy mảnh đất cắm dùi, luôn theo nhau đi ở đậu, làm canh điền cho cánh Lý, Tổng ở trong vùng. Dĩ nhiên, không phải vì cái lý lịch nghèo mà thị Lúa bị dân làng khinh miệt, nhưng vì cái tính phản phúc của cả bên chồng và bên thị trong mùa đấu tố mà tạo ra thành kiến cho cả làng. Để ra oai, đã nhiều lần thị nói khích chồng,
- Ông làm công an xã mà không trị được cái lão gíao không biết điều xát vách à?
- Gớm, sao mà mình lắm nhời thế. Ngưòi ta được cả làng, cả xã nể vì. Nhà người ta có làm gì động đến mình đâu mà gây chuyện?
Nói thế, không phải vì Báo là người tử tế. Cũng có lúc nốc ly rượu vào, Báo thấy nóng mặt thêm vì lời nói khích của vợ. Nhưng khi hạ hỏa, Báo biết, dù có ghen tuông vì sự việc không được dân làng kính nể như bà đội Lộc, hay ông gíao Bằng, Báo cũng không thể làm gì hơn được. Bởi lẽ, sức học thì kém, thân danh thì không. Có nắm công an xã là do con dao mã tấu chỉ đạo, nên phải biết điều nhường người như bà đội. Đây là phương cách đánh đĩ chín phương còn một phương để lấy chồng, Báo không dám vi phạm. Riêng thị Lúa, vợ Báo thì rất kém trí khôn, lúc nào cũng muốn nhẩy lên bàn độc, hoặc xo găng với bà Đội!
Câu chuyện với thị Lúa vừa dứt, bà đội bước dần sang phía hàng rào đối diện:
- Chào bà đội, bà có khoẻ không? Nắng mới lên ấm qúa bà nhỉ?
- Phải, chào bà Mõ, ăn sáng xong bà cháu tôi ra ngoài sân hong tý nắng bà ạ.
Trả la lời xong, hai bà đứng xát bên nhau chuyện trò ra chiều tương đắc lắm. Họ tương đắc bên nhau cũng là phải. Bởi vì đây là hai người đàn bà không phải chỉ là hàng xóm, nhưng đã sống cùng thời, có chung một nỗi lo âu, đợi chờ. Chuyện này kể ra khá dài, vì nó đã trải qua mấy chục năm! Thời ấy, mới 16 bà đã đi lấy chồng. Bà lấy chồng được vài năm thì ông ấm Tiên mất. Tội cho bà ấm, người ta cứ đồn với nhau là cô gái trẻ làm chết ông chồng gìa, yếu! Mấy năm sau, bà gá nghĩa với Mõ. Từ đó bà được gọi theo tên chồng mới. Chẳng mấy ngưòi còn nhớ đến bà ấm Tiên, hay là cái tên riêng của bà.
Ở trong làng, bà Mõ ba được đánh gía là người đơn giản và lắm hạnh phúc. Tuy thế, nếu đem so với ông, bà còn kém đôi phần. Chồng bà tên Được, trước mùa chinh chiến giữ chân mõ làng. Chiều chiều, Mõ chân thấp chân cao, tay cầm cái mõ, gõ kêu coong cóc, đi dọc làng thông báo tin tức của làng, của Tổng:
- Nghe đây nghe đây, nam phụ lão ấu nghe đây, làng xã có lệnh truyền....
Công việc của thằng mõ nghe ra vô bổ. Vậy mà chiều nào vắng tiếng mõ của Mõ thì làng xóm nghe như thấy thiều hẳn một cái gi. Mõ là người vui vẻ, hay chuyện. Chả nhà nào, người nào Mõ gặp mà không đứng lại chuyện trò mấy câu. Nhưng điều đáng nể và Mõ được coi là người hạnh phúc nhất làng, và làm cho nhiều ngưòi phải ghen tương với Mõ là y có đến ba bà vợ! Đa phần là các bà góa trẻ, lại có của ăn của để. Mà lạ lắm, những bà vợ này hết mực chiều chuộng Mõ và chẳng dám ghen tương với nhau bao giờ. Mõ có lệ, ngảy ngày lên Tổng lấy tin, chiều chiều thì đi gõ mõ thông báo cho các thôn. Cứ đến thôn nào thì Mõ ở lại thôn ấy. Lâu thành thói quen, cứ nghe thấy tiếng mõ gần nhà là các bà biết đến phiên mình nên rộn ràng cơm nước. Riêng việc làm ăn, đồng áng, Mõ để cho các bà vợ tự túc, tự quản, Mõ chả giúp được phần việc gì. Nếu không có việc đi kháng chiến có lẽ các bà chả biết “ lão Mõ” anh hùng thế. Dám bỏ ba bà mà đi!
Tính về tuổi tác thì Mõ sinh trước ông đội Lộc gần mười năm. Với số tuổi và gia cảnh đùm đề lắm vợ con như Mõ, chẳng mấy ai muốn tham gia vào đội binh. Trường hợp Mõ có khác, thứ nhất là hàng xóm, kế đến là đang giữ chân Mõ làng. Mõ muốn đi xa một chuyến để lấy điểm với các bà, nên xin với ông đội Lộc cho Mõ được theo đội kháng chiến để làm liên lạc. Nói riết, ông đội Lộc nể tình, ông thuận. Đến khi đội dân binh có lệnh rời làng, đi tập trung, lão Mõ cũng hăng hái xin đi. Thời gian đầu, Mõ chính là bản tin sống, liên lạc giữa đội binh với làng thôn. Ai có con theo kháng chiến cũng muốn gặp Mõ hỏi thăm và nhắn gởi đôi điều. Đắc thời, các bà Mõ xem chừng rất hài lòng về ông chồng đa năng của mình. Sau này, Mõ nghe lời bà ba, dự kiến chỉ đi liên lạc vài chuyến nữa rồi xin kiếu ông đội Lộc, trở về giữ chân Mõ Làng như truớc. Không ngờ, khi vừa đến trại binh thì có lệnh di chuyển, đổi vùng hoạt động. Rồi vì lý do an ninh, Mõ không được quay về làng xưa. Từ lúc ấy, Mõ thành binh mõ, ngưòi như bóng với hình luôn theo xát bên ông đội Lộc.
Khi hết chiến tranh, dân làng Kim Đại được lệnh tổ chức ngày mừng chiến thắng và đón đoàn binh kháng chiến trở về. Nghe tin, ai cũng nôn nao trông ngóng. Bởi lẽ, đến hôm ấy, chẳng một ngưòi nào trong làng biết là đội binh ấy ai còn, ai mất. Bà đội Lộc, bà Mõ ba cũng không có ngoại lệ. Trước đây hai bà đã có những giờ lo lắng, thót ruột, rồi cùng chạy giặc bên nhau. Nay nghe tin hòa bình đến, cả hai lại được dịp ngôi bên cái đèn dầu leo lét mà chờ đêm xuống và chờ bản tin của chồng. Kết qủa, cuộc đợi chờ xem ra không có nhiều niềm vui. Bởi vì từ nhiều ngày trước, chả biết có phải là do thằng địch tung tin, hay tại ủy ban bất cẩn, mà cả làng đều rúng động về bản tin là chẳng còn mấy người trở về.
Con đường làng dẫn vào đến cửa đình, nơi dựng tạm cái đài làm lễ đón binh hôm ấy rợp bóng cờ. Các viên chức, đội tiếu nhi, rồi cán bộ, quan cán đi lại rầm rập trên đường. Hai bên đài thì nam phụ lão ấu trong làng có đủ mặt. Mãi đến gần trưa mới có một đoàn xe, gồm hai chiếc chở đoàn cán bộ huyện, và các chiến binh trở về đậu cách đài chừng hơn trăm thước. Khi đoàn xuống xe, cán bộ khung của từng khu xóm, đội thiếu nhi bắt đầu hô hoán những khẩu hiệu vang trời để chào mừng.
Ngày đón binh là ngày ngập nứớc mắt. Lúc đi thì có đến năm, bẩy chục ngừời thanh niên trai tráng. Lúc về, đếm đi đếm lại cũng không qúa năm bẩy người! Dẫn đầu đoàn quân chiến thắng về làng là một ngưòi nom hom hem, dấu thân trong một bộ quần áo màu cứt ngựa rộng qúa khổ. Đi giữa những tráng pháo tay, ông ta không dấu được những ngượng ngùng trong lúc cái mũ cối, là bỉểu tượng cho sự đần độn, phủ lấp tương lai của đất nưóc ở trong tay ông ta không ngừng quơ bên tả, quơ bên hữu như một dấu hiệu chào mừng đáp lễ. Đi sau lão là ba người một tay và bốn người khác bó chân. Nhìn đoàn hùng binh ấy dân làng rớt nước mắt.
- Ai nom như lão Mõ?
Một người, rồi hai ba ngưòi lên tiếng chuyền tai nhau. Người ta nhận ra lão không phải vì cái mõ ở trong tay lão, cũng không phải vì cái giọng thông tin của lão ngày nào. Nhưng vì cái tướng đi chân thấp chân cao, mà có người đùa rằng, lão cò tướng đi nghiêng trời lệch đất!
- Ông Mõ, ông Mõ, phải Mõ làng không?
- Phải, Mõ đây, Mõ làng đây. Chào dân, chào làng. Nói rồi lão òa lên khóc và khuất vào trong lễ đài.
Chiều đến, lão về thẳng nhà bà đội thay vì về nhà. Vừa nom thấy bà đội là lão lăn ra nức nở.
- Khổ thân tôi bà đội ôi, ông đội bỏ tôi rồi...
Bà đội Lộc, không cầm được nước mắt, mời lão vào nhà. Lão kể trong tiếng nấc chân thành của lão:
- Suốt từ ngày ra đi, lúc nào tôi cũng hầu bên mình ông đội. Những tưởng ngày hòa bình , tôi theo ông về với dân làng. Nào ngờ, khi vào chiến dịch Điện Biên, đội đưọc trên điều đi tiếp tế. Một nửa đi trước, chúng tôi đi sau. Trời thì mưa như trút nước. Súng đạn ngày đêm còn kinh hoàng hơn thế. Rồi lúc tinh mơ, tôi theo ông ra khỏi hầm trú. Thương đau lắm bà Đội ôi. Vừa ra khỏi hầm, ông ngã xuống, tôi ôm lấy ông.... Đạn pháo cứ ầm ầm xung quanh. Lúc tôi tình dậy thì đã đưọc anh em khiêng trên cáng. Binh Mão hậu cần cũng là ngưòi đưa ông đội đi và đưa tôi về. Chẳng may sau này lại bị thương nặng. Mất một chân rồi...
Câu chuyện đau thương ấy như chảy dài mãi, Chảy dài đến hết cuộc đời của Mõ. Sau này, Mõ được điều lên làm chủ tịch hội thương binh liệt sỹ trong làng, nhưng Mõ vẫn muốn được dân làng, người thân quen gọi Mõ là Mõ làng, hơn là ông chủ tịch hội thương binh! Cách riêng, cái tình cảm của Mõ đối với bà Đội lúc nào cũng được Mõ rất tôn qúy. Hơn thế, còn đậm đà tình nghĩa hơn cho đến lúc lão ra đi vào cái tuồi ngoài 70 cách đây mấy năm. Từ đó, hai bà góa lại càng có dịp kề xát bên nhau.
Rồi giữa lúc câu chuyện về cái mùi hôi mà bà đội Lộc, với sự tiếp tay của bà Mõ ba, lan sang cả lối xóm chưa tìm ra lời giải thích. Một cuộc chiến ngắn ngủi, nhưng đậm nét, bỗng bùng nổ trong nhà công an Báo. Sau gần một tuần lễ Báo không về nhà, thị Lúa đi ra đi vào như người sắp đi đánh lộn. Thị tự hứa, lành làm gáo vỡ làm môi, thị không thể chấp nhận cái cảnh đi ngang về tắt của Báo. Lửa giận vốn đã bốc sẵn lên đầu, nên vừa thấy Báo bước vào nhà theo kiểu chân tả đá chân hữu với mùi hôi nồng nặc, thị liền khai chiến:
- Ông đi đâu, ăn phải cái gì, hay dẵm vào phẩn của ai mà mang về nhà cái mùi thối như là chuột chết thế?
Báo quắc đôi mắt đỏ lên nhìn Lúa một cái, rồi lẳng lặng đi ra phiá cái chum đựng nước sau hè. Gã toan cởi quần áo ra dội vài gáo nước, thị Lúa bước ra theo. Cái mồm của thị vẫn ong ỏng vươn cao. Thật là cây muốn lặng, gió chẳng ngừng. Suốt cả tuần lễ Báo phải phục dịch bên cái quan tài đã rỉ nước của viên quan hoạn ở đầu làng đã trăm cay nghìn đắng. Báo mong về nhà dội vài gáo nước cho bớt mùi. Không ngờ còn bị Lúa xỉa xói. Máu uất bốc lên, Báo cao giọng như thằng... Chí Phèo:
- Đéo mẹ mày, có câm cái mồm thối lại không thì bảo?
Thị Lúa giật mình đứng lại. Từ trước đến nay Báo đã quen nếp, có bao giờ phản ứng ngược như thế? Trái lại, mọi chuyện ở trong nhà này, tuy không có văn bản như tờ giấy hiến pháp chia quyền, chia lợi, chia phe cho nhau như của nhà nước “ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Cộng”. Nhưng nó đã thành nếp, giống như một quy luật không tài nào thay đổi là: Bước ra khỏi cửa, Báo muốn hò hét, hiếp đáp, la hét, đàn áp ai, thây kệ, Lúa không cần biết đến. Hoặc gỉa, nếu cần thêm miệng, Lúa sẽ tiếp tay. Nhưng khi đã về cái nhà này thì Lúa là bí thư, định liệu mọi việc. Một người đảng viên như Báo thì phải biết khép mình vào kỷ luật. Không thể chống lệnh!
Thị Lúa có lý luận đỉnh cao như thế cũng là phải. Bởi vì vào mùa đấu tố, Báo và Lúa đều là đội viên trong đội thiếu nhi quàng khăn đỏ, và gia đình thuộc giai cấp bần cố nông, là giai cấp lãnh đạo đảng và nhà nước. Sau nhờ cuộc đấu tố láo, đảng gọi là cải cách ruộng đất, mà cả hai làm nên danh phận. Báo giỏi đấu tố, rình rập, tố cáo gian cho người khác nên được đưa vào công an. Lúa hết thời quấn khăn quàng đỏ thì được kết nạp vào đội sản xuất, rồi nắm chủ tịch hội phụ nữ đã được giải phóng. Đó là hội của những chị em chả còn gì để mất! Lúa còn nhớ rõ, trưóc ngày từ gĩa đội thiếu nhi, Lúa đã đưọc Báo “giải phóng”. Ngày Lúa được Báo “giải phóng” giống như bác giải phóng thị Xuân, thị ngồi khóc rưng rức trong lúc Báo lập lời thề với thị là thà chết, thà mất đảng chứ không dám to tiếng, cãi lời Lúa. Chính vì sự kiện này mà Báo phải ngậm miệng bấy lâu nay. Phần thị Lúa, to mồm riết rồi thành tật. Ít kiêng nể ai. Cho đến chiều nay, Báo có phản ứng mạnh làm thị giật mình. Tuy thế, với bản lãnh của chủ tịch hội phục nữ đã được giải phóng, thị Lúa không lùi bước dù Báo uống phải thuốc liều, hay nghe theo lời con mẹ góa nào mà về gây chuyện cũng mặc.Thị gào lên:
- Ôi giời đất ơi, bà Đội ơi cứu tôi với, công an nó đánh tôi gần chết rồi. bớ... bớ...
Nghe tiếng thị la cầu cúu, lại gặp gáo nước lạnh, Báo run cả người, xuống nước:
- Lấy hộ tôi cái áo.
Thị làm lành ngay:
- Đã ăn uống gì chửa?
- Có gì mà ăn với uống?
- Thế mấy hôm nay nhà đi đâu?
Thay vì trả lời, Báo kể:
- Ông quan nhớn ở đầu làng trên lăn ra chết rồi?
- Ai ? cái lão quan hoạn không vợ con ấy à?
- Bé mồm một tý. Ai cũng bảo là lão không vợ. Không ngờ, lão vừa nằm xuống là con đàn cháu đống kéo nhau về.
- Chôn chửa?
- Chảy nước rồi mà lũ gia nhân, đám đầy tờ, con nuôi con nhận của lão còn bàn cứ để lại. Nếu cần thì ướp thuốc!
- Rõ thối, chết không chôn để thối cho cả làng à?
- Thối cũng phải chịu. Đám gia nhân còn đang tính tẩy cả cái hồ sơ gốc Tầu của lão nữa đấy?
- Không phải ngưòi bên ta à?
- Chẳng ai dám quyết. Tôi đang sửa hồ sơ đây. Còn đám mõ đảng thì gõ trống, thổi kèn đưa ông ta lên đến tận đỉnh chói loà!
- Liệu đấy mà làm. Chẳng được ăn cái giải gì, lại khốn vì cái tội sửa hồ sơ cho lão!
- Bạc thế mà nói được à. Cái hàm quan cán này cũng của người ta ban cho. Nó bảo gì mà không phải làm theo. Bà liệu bé mồm một tý. Bức vách có lỗ tai, hàng rào có khe hở đấy...
Chuyện là thế. Rồi cái ngày chị em Bắc đưọc chọn vào đoàn học sinh đi thăm thành phố, và thăm “ lăng Bác” cũng có lắm đề tải. Với lũ trẻ thì xem ra có đầy phân khởi và hãnh diện. Với làng xóm, thật khó tránh tiếng ra tiếng vào. Người thỉ bảo rằng tại nhà ấy có cái bằng liệt sỹ chống lưng. Kẻ lại bảo vì chúng là con ông giáo! Phía ông giáo Bằng thì chẳng có lấy một chút phấn khởi nào. Riêng chị An, phần thương con đi xa, phần lo lắng cho chúng, nên chị đã sửa soạn từ quần áo, giày dép cho đến nắm sôi, chai nước cho con mang theo ăn đường. Đến lúc nhìn thấy cái khăn đỏ quần quanh cổ của đứa cháu lúc trời mờ sáng, tự nhiên bà đội Lộc thở dài. Bà hết nhìn con Bắc, lại đên thằng Nam. Bà không nói lời nào nên không thể diễn tả được ánh mắt của bà vào lúc ấy ẩn chứa những gì? Xót thương hay vui mừng cho tương lai của con cháu?
Sau tuyến đường dài, chiếc xe chở học sinh dừng lại trong khuôn viên quảng trưòng Ba Đình. Đoàn hướng dẫn hùng dũng bước xuống. Họ khoa chân múa tay như những ông thấy bói mù, nay bỗng được sáng mắt nhìn thấy cảnh lạ mà họ từng tưởng tượng trước kia. Riêng đám học sinh thì ôm bụng nhăn nhó. Đứa mót đái, đứa đòi đi ỉa. Chúng nhốn nháo chạy quanh tìm kiếm nhà cầu. Kết qủa, không tìm ra nhà cầu, chỉ thấy đứng sừng sững trước mặt là một cái “ lăng” thật lớn. Chúng chỉ chỏ, bảo nhau, như có người thật nằm trong đó mày ạ. Nghe thế, có đứa sợ qúa, lại nhịn không được, đái cả ra quần. Thấy vậy, vị trưởng đoàn liền ra lệnh tập họp học sinh vào đội ngũ để vào viếng “ bác”
Trong nghiêm trang, yên lặng, đoàn học sinh đếm từng bước một đi về phía “ lăng bác”. Khi đến trước những bậc thềm cao dẫn vào trong, trò Nam bỗng nhiên tung tăng nhẩy lên trước mấy bậc, rồi đứng quay mặt về phía đoàn học sinh, nói lớn tiếng:
- Chuột chết, có chuột chết. Thối qúa. Chôn nó đi!
- Chuột chết, đảng hết. Chôn nó đi. Chôn nó đi!
Nói xong, Nam ngã vật xuống trên bậc thềm. Nữ giáo viên dẫn đầu đoàn cũng là vị phụ trách trưòng trò Nam theo học, chạy vội đến đỡ em dậy. Người Nam mềm nhũn ra như một sợi bún, bất tỉnh. Cùng lúc ấy, lũ trẻ hoảng loạn, đứa thì gào thét gọi nhau không thành tiếng. Đứa bình tĩnh hơn thì thuật lại chuyện chính mắt thấy tai nghe về việc của Nam trước khi ngã xuống cho những người đứng sau cùng nghe. Câu chuyện càng lúc càng náo động. Nhưng thật nhanh, viên trưởng đoàn, có giọng nói lơ lớ như kiểu “ ngộ ái ni” đến. Y nắm bắt tình hình rất nhạy. Y nghiêm mặt ra lệnh. Cấm tuyệt đối không ai được nói câu chuyện này ra ngoài. Nếu có ai hỏi thì bảo là trò Nam được bác giáng, dặn bảo: “Bác Hồ sống mài trong quần chúng em”!
Lạ! Câu chuyện chỉ đơn giản thế mà rồi như mưa tuôn, như thác lũ, trở thành chuyện long trời lở đất. Gió thổi đến đâu, tin đến đó. Ở bất cứ nơi nào, từ cái chòi giữa đồng trống, hay căn nhà sàn bên vách núi, đến cái nhà trốc mái với bức vách gió lùa ở làng quê, lên tận những nhà tầng, đỉnh cao chói lọi ở giữa phố. Sang nhà ông quan đầu huyện, đầu tỉnh, đầu xã. Vào trong dinh thự, khách sạn, nhập dinh chủ tịch, tướng phủ, vào trại binh, đồn công an. Không một nơi nào, nhà nào mà không ám cái mùi hôi thối nồng nặc của con chưột chết. Nhà càng cao, dinh thự càng lớn, quan tước càng trọng, mùi hôi thối bốc lên càng nhiều. Người người xanh xao, ho lao thổ huyết vì dị ứng cái mùi ô uế ấy. Riêng phận quan cán vì tranh ăn nên phải qùy mọp đầu xuống đất, bái lạy mà hít lấy cái cái mũi ấy không một chút hổ ngươi, rồi gây họa cho đời!
Thật là một tai bay vạ gío cho dân, cho nước. May là trong bối cảnh chờ chết, cả nước điêu linh, cả làng thống khổ, toàn dân chờ ngày khóac áo nô lệ cho giặc Tàu. Bỗng nhiên, em bé ra dấu, trẻ thơ lên tiếng, ngưòi già đứng đậy và ngưòi ngưòi cùng tiến lên: Chôn nó đi.
“Chôn Nó Đi” trở thành một hiệu lệnh. Thành một phong trào làm thay đổi đất nước.
“Chôn Nó Đi” là một giải pháp duy nhất và cấp bách cho toàn bộ mọi vấn đề Chính Trị, Xã Hội, Văn Hóa, và Tôn Giáo tại Việt Nam. Chuột chết, đảng hết. Chôn Nó Đi.
Viết vào mùa thu đau thương thứ 68 của dân tộc Việt Nam.
Bảo giang
Tháng tám-2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét