Lê Quang Trung. Đồng Xa, Cầu Giấy(diendancongnhan)
Tại sao phải “đa đảng” và “quân đội chỉ trung thành với tổ quốc và nhân dân”?
Ở các nước dân chủ, đa đảng, các đảng cạnh tranh nhau, ra sức thi thố tài năng để dân biết mà lựa chọn đảng nào lãnh đạo đất nước cho xứng đáng, tại các diễn đàn họ tranh luận thẳng thắn, kịch liệt thậm chí cãi chửi nhau ở nghị trường, các đảng thậm chí “đánh nhau” nhưng xã hội không những không bị bất ổn về các mặt , mà ngược lại vẫn ổn định , phát triển rất nhanh về mọi mặt trên nền tảng văn minh và công bằng , người dân vẫn an lành hạnh phúc? vì sao thế?
1-Vì có đa đảng, nên có cạnh tranh minh bạch, thẳng thắn, công khai, công bằng. Do đó, đảng cầm quyền phải là đảng có năng lực và uy tín nhất. Nguyên thủ quốc gia cũng là người được dân trực tiếp bầu lên.
Vì đa đảng, nên các đảng thất cử luôn luôn “soi” đảng cầm quyền tìm ra chỗ yếu kém để “tấn công” do đó đảng cầm quyền phải luôn hoàn thiện mình , phải giữ mình trong sạch, không để tai tiếng, nếu không thì sẽ mất uy tín, bị loại khỏi ghế cầm quyền ngay.
Vì đa đảng, nên người dân khi thấy đảng đương cầm quyền có những yếu kém, không xứng đáng lãnh đạo nhà nước và xã hội thì người ta có quyền chọn những đảng khác thay thế (nhiều hàng thì chọn hàng tốt mà mua)
Do vậy, nên các nước đa đảng có kinh tế phát triển nhanh, người lãnh đạo luôn tìm cách “lấy lòng” người dân thực sự, xã hội đa đảng là xã hội văn minh, công bằng và dân chủ.
Nhờ có đa đảng, mà trật tự an toàn xã hội và chính trị không bị rối loạn , mà trái lại rất ổn định: bởi mục đích của các đảng đều phải hoạt động trên cơ sở tôn trọng hiến pháp là phải lấy phục vụ lợi ích người dân và đặt lợi ích quốc gia, của nhân dân lên hàng đầu- điều này đã được người dân hiến định trong nội dung hiến pháp, không đảng (dù cầm quyền)nào được phép tự cho mình đặc quyền , đặt ra hiến pháp .
2-Vì quân đội của họ không thuộc riêng một đảng phái chính trị nào, không buộc phải trung thành với một lực lượng chính trị nào. Nên họ không bị đảng (kể cả đảng cầm quyền) biến thành công cụ riêng để đàn áp đôi lập, đàn áp dân chúng.
Quân đôi cách mạng, “quân đội nhân dân” là quân đội chỉ trung thành với tổ quốc và nhân dân, .ngoài ra không phải và không thể phải trung thành với riêng một thế lực chính trị hoặc đảng phái cá nhân nào khác
Vì thế, trong khi xây dựng bản hiến pháp nước ta, kẻ nào ngăn không cho đa đảng, ngăn không cho phi đảng hóa quân đội (mà chúng thường đánh tráo với khái niệm là “ phi chính trị hóa quân đội” ), bắt quân đội phải trung thành với riêng đảng cầm quyền, ý đồ đó là biến quân đội thành công cụ riêng của đảng cầm quyền dùng khi cần cho đàn áp đối lập , đàn áp người dân, giúp kẻ cầm quyền độc tài tồn tại , ý đồ đó là bỏ mục tiêu chiến đầu của quân đội là vì tổ quốc và nhân dân, thì kẻ đó mới đích xác là “phản động” và “thế lực thù địch” .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét