Pages

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Đoàn văn Vươn, một Dan Josif của Việt Nam?



Bảo Giang (Danlambao) – “Kết quả, dầu có hay là không thì cái kết quả của Tiên Lãng cũng vẫn là: Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, khó tránh khỏi cái tội có âm mưu giết người, vì đã gài mìn, nổ súng, chống lại kẻ dùng bạo lực đi cưỡng chế quyền tự do, quyền tư hữu của nhân dân do nhà nước chủ trương. Nhưng dù thế nào thì, Tiên Lãng cũng trở thành một mốc điểm của thời sự, của lịch sử với tiếng súng vang dội của Đoàn văn Vươn, Đoàn Văn Quý. Họ nổ súng vào đầu tội ác. Họ can đảm chấp nhận cái mất cho mình, cái mất cho gia đình mình, để bù lại, xã hội nếu không còn Đoàn văn Vươn thì vĩnh viễn vẫn còn tiếng súng phản biện chống bạo ác để bảo về quyền sống, bảo vệ Công Lý cho con người, cho xã hội được hưởng mai hậu. Đó là một hành động can trường đáng trân trọng. Xa hơn, đó cũng chính là tiếng súng lệnh khai tử chế độ bạo tàn này. Bởi vì, vài ba con tép riu ở Tiên Lãng bị đem ra làm vật tế thần trong một cuộc chơi của tòa án, không còn khả năng lừa bịp dân ta. Và bạo lực cộng sản không còn là điều đáng sợ. Hơn thế, nó không còn khả năng cứu vãn và giữ chế độ này tiến thân an toàn vào trong vòng tay nô lệ cho lá cờ năm sao của Trung cộng.”

*
“Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi.” (Xuân Diệu)
Đến hôm nay, hẳn nhiên là không còn một người Việt Nam nào kinh ngạc, hay thấy lạ lùng trước cảnh cán bộ, đảng viên nhà nước cộng sản Việt Nam thi đua nhau chiếm đoạt tài sản của nhân dân Việt Nam để cho vào túi riêng. Bởi lẽ, sự kiện này đã khởi đầu ngay sau cái hội nghị ở gốc đa Tân Trào. Đến nay, nó trở thành nếp, thành chuyện thường nhật trong sinh hoạt của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Chỉ tính riêng các cơ sở của tôn giáo thì đã có đến hơn 2250 cơ sở bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Còn của dân chúng thì không còn sách vở nào ghi lại được nữa. Sở dĩ có chuyện cướp giữa ban ngày tiếp tục chồng chất lên trong xã hội như thế là vì các đoàn đảng viên của nhà nước cộng sản Việt Nam đã thuộc nằm lòng bài ca: “Lôi cổ bọn nó ra đây, bắt quỳ xuống, đọa đày chết thôi”.
Nói về thơ, Xuân Diệu có tài làm thơ tình, ít người sánh kịp. Mà nói về cái “ác đảng tính” của Xuân Diệu thì có lẽ mọi người phải sợ. Sợ vì chính nó trở thành nền cho cho công tác đấu tố và cướp giật tài sản của nhân dân của đất nước do nhà nước cộng sản Việt Nam thực hiện. Nhìn lại, khoảng 60 năm qua, từ khi bài giáo huấn này biến thành dòng máu luân lưu, thành bản chất trong đời sống của của bộ đảng viên từ trung ương cho đến địa phương, người dân bỗng trở thành những sinh vật làm nô lệ cho cả chế độ và giai cấp thừa hành của nó. Rồi nhìn từ bất cứ góc độ nào, cán cộng đều tự cho mình cái quyền hạn đứng trên người, trên luật lệ, trên cả đất nước, nên mặc tình mặc sức ngoảnh mặt làm ngơ, hơn thế, còn tạo thêm ra những thống khổ cho sinh vật được gọi là đồng loại. Càng tạo ra nhiều, họ càng thấy hạnh phúc!
Như thế, nếu chế độ cộng sản không còn tổ chức những công tác bóc lột người qua hình thức “quy hoạch”, “cưỡng chế” nữa, mới là cái sự lạ đời. Nên chuyện TKS, Thái Hà, Loan Lý, Cồn Dâu, Đầm Tôm, Văn Giảng… và sẽ còn nhiều những cái tên khác nữa, cũng chỉ là những chuỗi tên vùng của mỗi địa phương sẽ được thấm nhuộm nước mắt, máu và sự tủi nhục khốn cùng của người dân, nhưng là niềm vui, niềm hãnh diện, cuộc chiến thắng cực lỳ to lớn của đảng và nhà nước cộng sản bó buộc phải xảy ra. Nó xảy ra như một chuyên đề không có lối thoát, nhưng không thể mãi mãi ở trên đỉnh của thắng cuộc. Bởi vì, không phải một mình tôi, mình anh, nhưng là đồng bào Việt Nam đều đã khẳng định rằng: Bất công và bạo tàn này phải bị tận diệt. Nó không thể ra tay hành ác được nữa. Bằng chứng, ngay tại phần đất hiền hòa nhỏ bé ở Đầm Tôm, Tiên Lãng, cơn sóng đã nổi lên:
Anh Đoàn văn Vươn vì giữ nhà, giữ vườn, đã quyết định nổ súng nhắm bắn thẳng vào những tên cán cộng giả danh bộ đội, công an nhân dân ở Tiên Lãng, Hải Phòng, nhưng thực chất là những tên ác ôn côn đồ, mang lòng lang dạ sói, dùng bạo lực công quyền để chiếm đoạt tài sản của người khác về làm của riêng. Anh đã là một tiền đề cho cả nước nức lòng. Anh đã làm một việc, không phải là một phản ứng nhất thời. Nhưng là một hành động dũng cảm như Dan Josif của Rumania vào ngày 22/12/1089. Có khác là khác vì ở trong hai tình thế khác nhau.
Hôm ấy, đảng cộng sản Roumania tổ chức một cuộc tuần hành biểu dương sức mạnh để ủng hộ Ceaucescu. Nhưng một chuyện tình cờ đã tạo nên lịch sử mới. Cuộc biểu dương sức mạnh của đảng cộng sản Roumani bỗng chốc chuyển hướng, thành ngày tàn của chế độ chỉ vì một câu hô đả đảo Ceaucescu. Sau một giây ngỡ ngàng, hàng trăm rồi hàng ngàn ngàn tiếng hô vang dội chuyền đi theo làn sóng người. Rồi chàng công nhân Dan Josif, tay cầm khẩu súng lục đưa lên cao. Từ một tiếng nổ nhỏ, biến thành tiếng vang lớn, dội vào lòng người rồi chính anh dẫn đầu đoàn người biểu tìnhnhào vào chiếm lấy tòa nhà của bộ chính trị. Từ đấy đã kết thiúc triều đại cuối cùng của cộng sản Roumani. Dĩ nhiên, hành động của Dan Josif là do lòng yêu nước thúc đẩy. Hơn thế, anh đã không kịp tính toán cho một tiếng hô khởi đầu. Anh đã không kể gì đến bản thân mình, nhưng chính là vì cuộc sống tự do của người dân Roumania …
Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Quý ở Tiên Lãng dù ở trong một hoàn cảnh khác, nhưng cũng có cùng một giấc mơ, bảo vệ Công Lý, bảo vệ quyền sống của con người. Họ đã nổ súng chống lại cường hào. Nó như một phát súng lệnh khai tử chế độ cộng sản Việt Nam. Dù rằng, trước mắt, anh có thể sẽ mất, nhưng xã hội sẽ được. Nghĩa là, anh sẽ ngồi tù. Vợ con anh bị nhiều thiệt thòi. Riêng cái mảnh đất kia, sau ba bữa nửa tháng, câu chuyện êm dần xuống sẽ được nhà nước âm thầm giải quyết bằng một phương cách riêng rẽ, như cho thuê lại, thêm thời hạn hay trao cho mảnh đất khác với một số bồi thường nào đó. Về phía phe cánh đảng nhà nước sẽ vờ ngưng công tác, chặt vài ba con tép ở cấp xã, huyện và chuyển đổi công tác đi nơi khác là…. hết chuyện. Phần chúng ta thì sao? Sẽ không để cho câu chuyện của Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng chỉ là dư âm của tiếng súng phản biện của người nông dân, hay để cho nó rơi vào dĩ vãng?
Hỏi như thế là chúng ta phải để ý đến sự kiện cộng sản Việt Nam Nguyễn tấn Dũng, trực tiếp can dự vào vụ cưỡng đoạt ầm ỹ này bằng câu hỏi lấp lửng: “việc ao cá, nhà của ông Vươn bị phá có chủ trương không”? Câu hỏi mới khôi hài làm sao chứ? Bảo nó là chuyện cười còn là may đấy. Chính ra phải nói là chuyện lợm giọng mới đúng. Bởi lẽ, câu trả lời không một người nào không biết, hơn thế, người dân còn biết rất rõ. Nó là một chủ trương lớn, là trọng tâm, cơ bản và tiên quyết của đảng và nhà nước theo truyền thống có trước mùa đấu tố 1953-56. Kể từ đó, nó thành máu và hơi thở cho cán cộng kiếm bổng lộc một cách “hợp pháp”. Theo đó, khi đặt ra câu hỏi là Dũng có ý mở ra một câu trả lời buộc mọi cấp cán cộng nhớn nhỏ, không chỉ ở Tiên Lãng, Hải Phòng, mà ngay từ trung ương, xuống tới mọi địa phương đều phải trả lời, báo cáo là Không. Không, để lừa dối toàn dân. Không để chối tội cho đảng. Và Không, để cứu chính những kẻ đã vừa làm công tác “đấu tố” nhân dân để tạo thêm uy thế cho đảng.

A. Tại sao câu trả lời phải khẳng định là Có?

Theo tiến trình của lịch sử, những sự kiện sau đây đã nối tiếp nhau để trả lời cho chữ có:
Thứ nhất: Ngay sau hội nghị gốc đa Tân Trào, hiệu ứng “Xô Viết Nghệ Tĩnh” đã nổ ra. Cái gọi là cuộc nổi đậy của người nông dân vùng Nghệ An – Hà Tĩnh này thực chất chỉ là một tập dượt cho phương thức chiếm đoạt quyền tư hữu của người dân Việt Nam bằng bạo lực của cộng sản mà thôi. Bởi vì, ngay sau đó, hầu như tất cả mọi thành phần bất hảo đi theo cộng sản Việt Nam trong vùng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã nhảy vọt. Chúng nhảy một bước từ đầu đường xó chợ trở thành chủ nhân ông, trở thành lãnh đạo, chiếm giữ toàn bộ tài sản do nông dân vùng lên chiếm lại từ tay các điền chủ trước kia. Và những người nông dân vì bị khích động, tham gia vào phong trào “Xô Viết Nghệ Tĩnh” ngay lập tức trở thành những kẻ nô lệ cho chủ nhân mới còn tàn bạo, ác độc gấp trăm ngàn lần điền chủ và thực dân góp lại. Đó là cộng sản. Nên người dân lương thiện chỉ nghe đến Xô Viết Nghệ Tĩnh là bỏ chạy để Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh trở thành cái vòi của con bạch tuộc Hồ chí Minh và ngày nay là nơi có những loại tội phạm thuộc loại đại ác có tỷ lệ cao nhất nước.
Thứ hai. Hiệp định Geneve chia đôi đất nước vào ngày 20-7-1054 đã đẩy người dân Việt Nam vào một khúc quanh tàn nhẫn. Hơn một triệu người Việt Nam liều chết bằng cách này hay cách khác đã gồng gánh, chạy trốn khỏi miền bắc do Hồ chí Minh và cộng sản lãnh đạo. Và còn hàng triệu triệu người khác, vì không may, vì chậm chân nên đành phải ở lại. Sự kiện bị ở lại này đã dẫn đến việc toàn thể đồng bào ở miền bắc nước ta phải rỉ máu, và tràn nước mắt trong thống khổ. Rồi tất cả phải hứng chịu một sách lược vô đạo, nói toạc ra là cuộc cướp của giết người lớn nhất trong lịch sử ở Việt Nam do Hồ chí Minh, Trường Chinh và đảng cộng sản thực hiện với cái mỹ từ “cải cách ruộng đất”. Kết quả là có hơn 172000 ngàn người dân Việt Nam đã bị giết chết vì mùa đấu tố 1954-56. Con số người bị chết này đến nay vẫn chẳng có một tài liệu nào ghi chính xác, nhưng theo cuốn Kinh tế Việt Nam do chính nhà nước cộng sản Việt Nam xuất bản đã xác nhận là có đến 34; số người bị giết, bị bức hại là bị oan!
Đến sau 30-4-1975, toàn thể đồng bào ở miền nam Việt Nam, trong đó có một số người trước kia đã từng nuôi ăn, và bao che cho cộng sản Việt Nam trong thời chiến, đã được dịp trắng mắt ra để mà nhìn thấy những hoạt cảnh, gói bọc bằng những mỹ từ “kinh tế mới”, “chế độ hộ khẩu”, “cải tạo công thương nghiệp” do cộng sản vẽ ra. Kết quả lại hàng triệu người bỏ nước chạy trốn ra hải ngoại, trong số này có hàng trăm ngàn người chết trên đường vượt biên, vượt biển. Rồi hàng triệu triệu đồng bào ta còn ở lại trắng mắt, trắng tay, sống đời thống khổ và con cái, trẻ thơ bị đày vào cuộc khủng hoảng giáo dục.
Chuyện cũ chưa qua, bước sang thời gọi là “đổi mới”. Có thể nói một cách tổng quát là toàn thể những cán cộng, rất ư là vô văn hóa từ trong cuộc chiến, nhưng gặp thời “đổi mới” tức là đổi cách ăn cướp, đã hoàn toàn lột bỏ những phong cách của rừng rú, mũ cối, dép râu và thay vào đó là những khu nhà khang trang, xe cộ, quần áo lịch lãm. Dĩ nhiên, tất cả những sang trọng này đều là những tài sản được chiếm đoạt từ tư nhân hay là của công mà có. Nó không có lấy một tý vốn công sức nào của những chủ nhân mới. Nói đơn giản hơn, những cán cộng vô sản, vô văn hóa này đã “đổi mới” cách ăn cướp tài sản của đất nước, của người dân bằng những kế hoạch nhớn như: “Vùng quy hoạch”, “vùng an ninh quốc phòng”, “khu giải tỏa”,” giải phóng mặt bằng” để chiếm hữu tài sản của tư, của công rồi trờ thành những tư bản đỏ với khối tài sản, mà những tay tư bản ở thế giới phải nể mặt! Hỏi, những khối tài sản của lớp cán bộ từ hạ tầng cơ ở xã thôn, phường khóm đến trung ương này, có bao nhiêu phần trăm là là do công sức, mồ hôi và sự chuyên cần của họ tạo ra? Hãy nhìn từng đoàn người dân oan, nhìn cuộc sống lam lũ của người dân thì tức khắc có câu trả lời chính xác.

B. Nhưng tại sao phải trả lời là KHÔNG?

Cái túi của kẻ cướp không bao giờ đầy. Đã hả hê như thế, chúng vẫn tiếp tục thi đua, tìm cách bóp cho người dân không còn hơi thở, miếng ăn. Đó là trường hợp của những Thái Hà, Tòa Khân Sứ, Tam Tòa, Đồng Chiêm Loan Lý, Cồn Dâu… và nay là đầm tôm ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Trong những vụ việc này, người dân Việt Nam đã là những chứng nhân. Chứng kiến tận mắt một chính nhân quân tử và một thợ lừa xuất hiện. Đó là TGM Ngô Quang Kiệt và kẻ lừa đảo của thế kỷ Nguyễn tấn Dũng. Nay thêm một nông dân phản biện bằng tiếng súng, ông Đoàn văn Vươn.
Chuyện cũ ai cũng biết, ngay khi xin gặp TGM Ngô Quang Kiệt ở hậu cung tòa GM để bàn bạc, và tìm cách giải quyết êm thắm về quyền sở hữu của Tòa GM trong vụ TKS, hầu hạ thấp nhiệt độ áp lực từ đồng bào trong những chiều hát kinh Hòa Bình đang làm biến dạng khuôn mặt của nhà nước. Nguyễn tấn Dũng (như một con chiên ngoan đạo, mang chuyện từ ở Kiên Giang ra mà nói với Ngài, vì cả hai cùng ở miền tây, rồi khoanh tay) hứa trao trả lại từng phần và rồi, toàn bộ khu đất cho tòa GM Hà Nội. Một chính nhân như TGM Ngô quang Kiệt thì tin vào những lời lẽ ấy mà chờ đợi. Kết quả, ngày 19-9-2008, Dũng bất thần xua quân, cho xe ủi đất đến tàn phá khu đất, (vì không được ăn), để mở ra cái gọi là công viên cây xanh như nhiều người dự đoán từ trước, TGM Kiệt trắng mắt ra. Tệ hơn thế, còn bị Nguyễn tấn Dũng cho đàn em, lâu la bêu riếu trên tất cả mọi hệ thống truyền thanh truyền hình như là một kẻ phản bội tổ quốc vì câu nói“Đất này không phải của Tàu, cũng không phải của Tây, nhưng trực thuộc tòa GM Hà Nội” với đầy đủ những văn bản chúng minh. Tại sao Ông bị đấu tố như thế? Rất đơn giản, vì Ông là Người dám chống lại cái sách lược đi chiếm đoạt của cộng sản!
Nay lại đến câu chuyện của Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng. Thợ lừa lại xuất hiện bằng câu hỏi rất lợm giọng: “Có là chủ trương không”? Nếu không phải là chủ trương thì tìm ở đâu ra những vụ việc: “xô viết – Nghệ Tĩnh”, “cải cách ruộng đất”, “cải tạo công thương nghiệp”, “quy hoạch”, “giải tỏa mặt bằng” để làm giàu cho các cán bộ đảng viên?
Về chuyện “quy hoạch”, “giải tỏa” của cộng sản Việt Nam, tôi cho là người dân Việt Nam hiền hòa và chân thật quá. Họ hiền lành và chân thật ngay trước những con hổ lang, dạ sói. Họ hiền lành và chân thật nuôi hổ báo để chúng quay lại cắn giết mình. Phần người Việt ở Hải Ngoại thì…. chín bỏ làm mười, cộng với ích kỷ. mỗi năm đem về hơn 10 tỷ đô la để biếu cho lang sói mạnh lên để chúng cắn xé đồng bào mình cho khỏe hơn. (theo tài liệu của GAO, năm vừa qua là 18 tỷ mỹ kim). Thật vậy, trong suốt chiều dài 80 năm qua, kể cả giai đoạn đối đầu trong chiến tranh hai phe Quốc – cộng, người Việt Nam cứ cần mẫn hiền lành làm ăn và có nhiều kẻ còn nuôi nấng cho hổ báo lớn lên để chúng cắn giết người Việt Nam, mà hầu như không có nhiều phản ứng tích cực. Vụ nhân văn Giai Phẩm, vụ Quỳnh Lưu hay hàng vạn vạn nhưng cành vạn tuế trong tay trong ngày nhà nước đưa 8 anh chị em giáo dân Thái Hà ra tòa cũng chỉ là những tiếng thét đau thương tắm máu của đồng bào, không hơn không kém. Kế đến là hàng ngàn đồng bào khác, nhịn nhục, lang thang khắp các phố chợ với những tờ dân oan trên tay không một tia hy vọng. Nay, ở Tiên Lãng, nước mắt chảy ngập đồng sâu, nhưng đã pha máu của loài sấu hoang dã vì biện chứng Đoàn văn Vươn!
Chuyện của Đoàn Văn Vươn nếu ở vào thời đấu tố, thời hậu 30-4-1975 hay đi trước làn sóng của những Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Cù huy Hà Vũ, Trần huỳnh duy Thức, Lê công Định, Điếu Cày… thì không phải một Đoàn văn Vươn, một Đoàn văn Quý nhưng cả gia đình ấy đã phải gục xuống và chết ở trong đám bùn lầy ấy mà không một ai hay biết, làm gì có chuyễn ầm ỹ thế? Thật là chẳng may cho cán cộng ở Tiên Lãng vì những cái điện thoại di động biết ghi hình, ghi tiếng nói. Tuy nhiên, vì là chủ trương lớn của đảng và nhà nước, nên Dũng không thể nào không ra tay cứu đàn em và đặt ra câu hỏi “Có là chủ trương không” để giải quyết vấn đề. Hỏi thế là Dũng muốn, mọi cái loa phóng thanh ô uế của đảng, của nhà nước phải đồng loạt hô vang: Không! Không phải là chủ trương của đảng, chỉ là sai lầm của vài ba cán bộ thi hành. Phải hô như thế để tiếp tục lừa gạt nhân dân, để cứu đảng và cứu chính những kẻ đi cưỡng chế tài sản của nhân dân có mặt ở ngay trong hàng ngũ lãnh đạo ở trung ương.
Kết quả, dầu có hay là không thì cái kết quả của Tiên Lãng cũng vẫn là: Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, khó tránh khỏi cái tội có âm mưu giết người, vì đã gài mìn, nổ súng, chống lại kẻ dùng bạo lực đi cưỡng chế quyền tự do, quyền tư hữu của nhân dân do nhà nước chủ trương. Nhưng dù thế nào thì, Tiên Lãng cũng trở thành một mốc điểm của thời sự, của lịch sử với tiếng súng vang dội của Đoàn văn Vươn, Đoàn Văn Quý. Họ nổ súng vào đầu tội ác. Họ can đảm chấp nhận cái mất cho mình, cái mất cho gia đình mình, để bù lại, xã hội nếu không còn Đoàn văn Vươn thì vĩnh viễn vẫn còn tiếng súng phản biện chống bạo ác để bảo về quyền sống, bảo vệ Công Lý cho con người, cho xã hội được hưởng mai hậu. Đó là một hành động can trường đáng trân trọng. Xa hơn, đó cũng chính là tiếng súng lệnh khai tử chế độ bạo tàn này. Bởi vì, vài ba con tép riu ở Tiên Lãng bị đem ra làm vật tế thần trong một cuộc chơi của tòa án, không còn khả năng lừa bịp dân ta. Và bạo lực cộng sản không còn là điều đáng sợ. Hơn thế, nó không còn khả năng cứu vãn và giữ chế độ này tiến thân an toàn vào trong vòng tay nô lệ cho lá cờ năm sao của Trung cộng.
Chuyện rõ trắng đen là thế. Hỏi xem, đã đến lúc tất cả mọi người dân Việt phải nắm lấy tay nhau, đồng lòng đồng sức hô vang: “Hỡi toàn thể Công Nông Thương Binh Việt Nam, hãy đoàn kết lại chưa! Hỡi toàn thể Sỹ – Nông – Công – Thương Binh Việt Nam. Thế giới đã đổi thay, đã xé bỏ lý thuyết tam vô của cộng sản, lẽ nào dân ta không tỉnh thức để cho toàn dân tộc đắm chìm trong thống khổ điêu linh?
Thưa đồng bào Việt Nam ở Hải ngoại, Nước mắt nào không thống khổ. Lê Thị Công Nhân đã vào tù, đã khóc và van nài đồng bào đừng gởi tiền về Việt Nam nữa. Nếu đồng bào còn nghĩ đến dân tộc này, xin ngừng tiếp tế nuôi sống lũ cộng sản vô thần. Thay vào đó, đề nghị thân nhân của chúng ta vượt khó, để cùng với đồng bào Việt Nam đứng dậy, xây dựng lại một đất nước Việt Nam trong Độc Lập, trong Tự Do, Công Bằng, Dân Chủ. Để đất nước ta có được một ngày mai tươi sáng, không còn bóng ác của cộng sản, chúng ta sẽ về bên nhau trong tình thương mến. Cho đồng bào ta có cơ hội xây dựng lại cuộc sống Ấm No, Hạnh Phúc trong tình người, trong bản sắc Văn Hóa Nhân Bản Việt Nam ở ngay trên chính mảnh đất của cha ông ta để lại.

Không có nhận xét nào: