Khi vấn đề Biển Đông mới bắt đầu nóng lên, nhiều nhà quan sát quốc tế đã nghĩ: Rồi nó sẽ sớm được giải quyết ổn thỏa bằng luật pháp quốc tế vì đây là tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới và không ai “cho phép bất ổn xảy ra”. Nhưng Trung Quốc đã cho thấy mọi chuyện không dễ dàng như vậy.
| ||
Sự ảo tưởng về một “vấn đề Biển Đông sẽ sớm được giải quyết ổn thỏa bằng luật pháp quốc tế” đã từng xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo ở Jakarta, Tokyo, Washington, Brussels, Singapore, Seoul, Canberra hay thậm chí là cả New Delhi. Mọi việc đáng nhẽ đã phải đi theo hướng đó nhưng có điều, đến tận bây giờ trong khi Trung Quốc đã thay tàu hải giám, ngư chính bằng tàu chiến, máu của nhiều ngư dân Đông Nam Á đã đổ nhưng luật pháp quốc tế vẫn im ắng một cách lạ thường.
“Cực chẳng đã”, ngày 22/1/2013, Philippines đã quyết định “đánh thức” cộng đồng quốc tế bằng cách đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế về Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Dù đây mới chỉ là một lá đơn kiện chưa quá nặng tính pháp lý nếu so với Tòa án quốc tế vì Công lý (International Court of Justice) vì nó vẫn đòi hỏi cả 2 bên trong đơn kiện phải tự nguyện đồng ý ra “đối mặt nhau” trước hội đồng trọng tài, nhưng nó cho thấy các nước Đông Nam Á và cả cộng đồng quốc tế đang “bất lực” như thế nào trước sự ngang ngược Trung Quốc. Tất nhiên, Trung Quốc đã từ chối hợp tác cùng Philippines và khẳng định không chấp nhận đơn kiện này.
Đến tận lúc này gần như cả thế giới vẫn giữ thái độ im lặng. Vì sao lại thế? Sự giải thích đơn giản nhất là các nước không tin là hành động này của Philippines có thể mang lại sự ổn định cho khu vực, thậm chí là còn khiến tình hình trở nên “nhạy cảm” hơn. Tuy vậy, thế giới vẫn tán dương hành động của Manila và cho rằng chính “cú đấm nhẹ” đó sẽ khiến cộng động quốc tế có thái độ “cô lập Trung Quốc” mạnh mẽ hơn và làm hằn sâu hơn quan điểm cho rằng thực tế vẫn còn khá nhiều cách để “chơi lại” thái độ diều hâu của chính quyền Bắc Kinh. Dù chỉ là một lá đơn kiện chưa đủ sức nặng về pháp lý nhưng ít nhất Philippines cũng đẩy Trung Quốc vào một thế lúng túng: Họ sẽ giải thích với thế giới thế nào về cái gọi là “sự trỗi dậy hòa bình và không đe dọa ai” trên thế giới?
Nhưng cũng có một số ý kiến quan ngại khi cho rằng hành động này của Philippines sẽ ảnh hưởng đến tương lai của khối ASEAN bởi trong giai đoạn này các nước Đông Nam Á rất cần thuyết phục Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán để xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho các bên ở Biển Đông (COC) nhằm giải quyết các tranh chấp trên vùng biển này. Nếu Philippines làm Trung Quốc “phật ý” tương lai của COC sẽ trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Hãy nhớ thêm rằng hồi năm ngoái, Trung Quốc đã rất thành công trong việc sử dụng con bài Campuchia để phá hỏng các Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN và có thể lần này họ sẽ mượn cớ lá đơn kiện của Philippines để trì hoãn xây dựng COC.
Trong lúc này, tại Biển Đông và biển Hoa Đông, các cơ quan hàng hải của Trung Quốc vẫn liên tục sử dụng, khai thác sự rủi ro trong các “tai nạn” trên biển để làm công cụ cho chính sách của mình – một chiến thuật đủ để “dọa dẫm” láng giềng, đủ để gây sự chú ý của quốc tế đối với các tuyên bố chủ quyền của họ trong khi các bên liên quan lại không thể có bằng chứng đủ mạnh để chứng minh “Trung Quốc hiếu chiến và chủ động gây xung đột”.
Nhiệm vụ của Manila mới chỉ là bắt đầu nhưng giới chuyên gia quốc tế khẳng định hành động này hoàn toàn không viển vông. Họ đã thực hiện các hành động pháp lý rất cẩn trọng như không cố đòi hỏi một sự phân định rõ ràng về chủ quyền, lãnh hải mà thay vào đó là yêu cầu Trung Quốc phải giải thích nước này đã dựa vào căn cứ nào của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 để vẽ ra cái gọi là “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) của họ. Thêm vào đó, Philippines cũng khẳng định Trung Quốc không có sở hữu bất kỳ đảo thực sự nào ở bãi cạn Scarborough và họ đã xây dựng trái phép các công trình trên những mỏm đá ở khu vực này để làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và làm căn cứ quấy rối ngư dân Philippines dù họ đang hoạt động trong vùng thuộc chủ quyền của Philippines theo UNCLOS.
Trừ phi Trung Quốc bằng cách này hay cách khác tham gia vào vụ kiện nếu không chắc chắn Philippines sẽ thu được những lợi ích cho những đòi hỏi của họ trong đơn kiện khi mà hội đồng trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết cuối cùng. Kể cả khi Trung Quốc phủ nhận kết luận đó, nó sẽ vẫn là tiền lệ và là cơ sở tranh luận cho những nước khác vận dụng khi đối đầu với Trung Quốc.
Rõ ràng, canh bạc của Philippines rất “đáng để đặt cược”.
“Cực chẳng đã”, ngày 22/1/2013, Philippines đã quyết định “đánh thức” cộng đồng quốc tế bằng cách đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế về Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Dù đây mới chỉ là một lá đơn kiện chưa quá nặng tính pháp lý nếu so với Tòa án quốc tế vì Công lý (International Court of Justice) vì nó vẫn đòi hỏi cả 2 bên trong đơn kiện phải tự nguyện đồng ý ra “đối mặt nhau” trước hội đồng trọng tài, nhưng nó cho thấy các nước Đông Nam Á và cả cộng đồng quốc tế đang “bất lực” như thế nào trước sự ngang ngược Trung Quốc. Tất nhiên, Trung Quốc đã từ chối hợp tác cùng Philippines và khẳng định không chấp nhận đơn kiện này.
Đến tận lúc này gần như cả thế giới vẫn giữ thái độ im lặng. Vì sao lại thế? Sự giải thích đơn giản nhất là các nước không tin là hành động này của Philippines có thể mang lại sự ổn định cho khu vực, thậm chí là còn khiến tình hình trở nên “nhạy cảm” hơn. Tuy vậy, thế giới vẫn tán dương hành động của Manila và cho rằng chính “cú đấm nhẹ” đó sẽ khiến cộng động quốc tế có thái độ “cô lập Trung Quốc” mạnh mẽ hơn và làm hằn sâu hơn quan điểm cho rằng thực tế vẫn còn khá nhiều cách để “chơi lại” thái độ diều hâu của chính quyền Bắc Kinh. Dù chỉ là một lá đơn kiện chưa đủ sức nặng về pháp lý nhưng ít nhất Philippines cũng đẩy Trung Quốc vào một thế lúng túng: Họ sẽ giải thích với thế giới thế nào về cái gọi là “sự trỗi dậy hòa bình và không đe dọa ai” trên thế giới?
Nhưng cũng có một số ý kiến quan ngại khi cho rằng hành động này của Philippines sẽ ảnh hưởng đến tương lai của khối ASEAN bởi trong giai đoạn này các nước Đông Nam Á rất cần thuyết phục Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán để xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho các bên ở Biển Đông (COC) nhằm giải quyết các tranh chấp trên vùng biển này. Nếu Philippines làm Trung Quốc “phật ý” tương lai của COC sẽ trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Hãy nhớ thêm rằng hồi năm ngoái, Trung Quốc đã rất thành công trong việc sử dụng con bài Campuchia để phá hỏng các Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN và có thể lần này họ sẽ mượn cớ lá đơn kiện của Philippines để trì hoãn xây dựng COC.
Trong lúc này, tại Biển Đông và biển Hoa Đông, các cơ quan hàng hải của Trung Quốc vẫn liên tục sử dụng, khai thác sự rủi ro trong các “tai nạn” trên biển để làm công cụ cho chính sách của mình – một chiến thuật đủ để “dọa dẫm” láng giềng, đủ để gây sự chú ý của quốc tế đối với các tuyên bố chủ quyền của họ trong khi các bên liên quan lại không thể có bằng chứng đủ mạnh để chứng minh “Trung Quốc hiếu chiến và chủ động gây xung đột”.
Nhiệm vụ của Manila mới chỉ là bắt đầu nhưng giới chuyên gia quốc tế khẳng định hành động này hoàn toàn không viển vông. Họ đã thực hiện các hành động pháp lý rất cẩn trọng như không cố đòi hỏi một sự phân định rõ ràng về chủ quyền, lãnh hải mà thay vào đó là yêu cầu Trung Quốc phải giải thích nước này đã dựa vào căn cứ nào của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 để vẽ ra cái gọi là “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) của họ. Thêm vào đó, Philippines cũng khẳng định Trung Quốc không có sở hữu bất kỳ đảo thực sự nào ở bãi cạn Scarborough và họ đã xây dựng trái phép các công trình trên những mỏm đá ở khu vực này để làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và làm căn cứ quấy rối ngư dân Philippines dù họ đang hoạt động trong vùng thuộc chủ quyền của Philippines theo UNCLOS.
Trừ phi Trung Quốc bằng cách này hay cách khác tham gia vào vụ kiện nếu không chắc chắn Philippines sẽ thu được những lợi ích cho những đòi hỏi của họ trong đơn kiện khi mà hội đồng trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết cuối cùng. Kể cả khi Trung Quốc phủ nhận kết luận đó, nó sẽ vẫn là tiền lệ và là cơ sở tranh luận cho những nước khác vận dụng khi đối đầu với Trung Quốc.
Rõ ràng, canh bạc của Philippines rất “đáng để đặt cược”.
Lê Trí
(Infonet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét