Trong một ngày đẹp trời thứ sáu 15.08.2014 tại Berlin, một nhóm người Việt tị nạn đã có cuộc gặp gỡ trò chuyện tại văn phòng của ông Tom Koenigs - nghị sĩ đặc trách về Nhân Quyền của chính phủ Đức.
Ngài nghị sĩ này có một lịch sử khá thú vị liên quan đến Việt Nam. Năm 1972, lúc mới 28 tuổi, ông ta đã hiến tặng toàn bộ tài sản thừa kế của mình „hai giỏ xách đựng đầy tiền“, ước chừng đến 5 triệu Đức Mã – do gia quyến trong ngành ngân hàng để lại, cho Việt Cộng trong chiến tranh Việt Nam.
Một cuộc trò chuyện trong không khí dân chủ đã diễn ra với phần kể chuyện của ông Nghị sĩ cũng như của người tham dự đặt câu hỏi chất vấn.
Câu hỏi hóc búa đặt ra: “ Ông có ngờ rằng, số tiền ông hiến tặng cho Việt Cộng có thể dùng để mua vũ khí ?“. Ông ấy đã trả lời :“ Tôi không loại trừ khả năng này..., tôi đã không hỏi họ dùng số tiền đó để làm gì. Nhưng nếu ngày nay trong trường hợp này, thì tôi sẽ hiến tặng cho những tổ chức nhân đạo như Unicef để biết tiền của tôi sẽ dùng vào mục đích gì...“
Ngài nghị sĩ này có một lịch sử khá thú vị liên quan đến Việt Nam. Năm 1972, lúc mới 28 tuổi, ông ta đã hiến tặng toàn bộ tài sản thừa kế của mình „hai giỏ xách đựng đầy tiền“, ước chừng đến 5 triệu Đức Mã – do gia quyến trong ngành ngân hàng để lại, cho Việt Cộng trong chiến tranh Việt Nam.
Một cuộc trò chuyện trong không khí dân chủ đã diễn ra với phần kể chuyện của ông Nghị sĩ cũng như của người tham dự đặt câu hỏi chất vấn.
Câu hỏi hóc búa đặt ra: “ Ông có ngờ rằng, số tiền ông hiến tặng cho Việt Cộng có thể dùng để mua vũ khí ?“. Ông ấy đã trả lời :“ Tôi không loại trừ khả năng này..., tôi đã không hỏi họ dùng số tiền đó để làm gì. Nhưng nếu ngày nay trong trường hợp này, thì tôi sẽ hiến tặng cho những tổ chức nhân đạo như Unicef để biết tiền của tôi sẽ dùng vào mục đích gì...“
Nói thêm, sau khi hiến tặng tài sản trên, ông Tom Koenigs cũng đã từng có thời gian vất vả làm tài xế taxi, công nhân để chi tiêu cho cuộc sống, trước khi chính thức đặt chân vào chính trường Đức quốc.
Trong thập niên 60 đầu thập niên 70, theo trào lưu phản đối chiến tranh Việt Nam nổ ra khắp thế giới nhất là ở Mỹ và Châu Âu. Tại Đức, hàng ngàn người Đức xuống đường hô vang „Hồ Chí Minh... Hồ Chí Minh...“ đòi Mỹ chấm dứt tham chiến tại Việt Nam. Trong những người xuống đường đó cũng có nhiều khuôn mặt không xa lạ trong chính trường Đức sau này. Sau cuộc chiến Việt Nam 1975, nước Đức gần như quên đi số phận của những người thua cuộc. May mắn là có con tàu Cap Anamur của hai người khởi xướng „ Con tàu cho thuyền nhân Việt Nam“- ông bà Rupert Neudeck và ông Heinrich Böll, tự phát cứu vớt người Việt vượt biển những năm 1979 và thập niên 80, làm dư luận Đức quốc một lần nữa phải quan tâm.
Theo ông, CHXHCN Việt Nam có chân trong Hội đồng Nhân quyền Quốc tế không phải là điều xấu. Bởi trong bản tường trình mỗi ba năm của Việt Nam về Nhân quyền trong nước sẽ được hội đồng đem ra mổ xẻ...
Trong thập niên 60 đầu thập niên 70, theo trào lưu phản đối chiến tranh Việt Nam nổ ra khắp thế giới nhất là ở Mỹ và Châu Âu. Tại Đức, hàng ngàn người Đức xuống đường hô vang „Hồ Chí Minh... Hồ Chí Minh...“ đòi Mỹ chấm dứt tham chiến tại Việt Nam. Trong những người xuống đường đó cũng có nhiều khuôn mặt không xa lạ trong chính trường Đức sau này. Sau cuộc chiến Việt Nam 1975, nước Đức gần như quên đi số phận của những người thua cuộc. May mắn là có con tàu Cap Anamur của hai người khởi xướng „ Con tàu cho thuyền nhân Việt Nam“- ông bà Rupert Neudeck và ông Heinrich Böll, tự phát cứu vớt người Việt vượt biển những năm 1979 và thập niên 80, làm dư luận Đức quốc một lần nữa phải quan tâm.
Theo ông, CHXHCN Việt Nam có chân trong Hội đồng Nhân quyền Quốc tế không phải là điều xấu. Bởi trong bản tường trình mỗi ba năm của Việt Nam về Nhân quyền trong nước sẽ được hội đồng đem ra mổ xẻ...
Trước câu hỏi „Hình như giới chính trị gia và dân Đức hầu như quên đi tình trạng Nhân Quyền ở Việt Nam sau cuộc chiến 75 !? “, ông cũng công nhận điều này. Bởi nhiều lẽ, trong đó có một điều quan trọng là chính người Việt tại Đức cũng đã không có đủ nỗ lực tạo sự chú ý cho người Đức về nhiều vấn đề đáng được quan tâm như tình trạng Nhân Quyền tồi tệ ở Việt Nam.
Về vấn đề Nhân Quyền ở Việt Nam, ông kể lại trong lần thăm Việt Nam cuối cùng, ông cũng từng bị theo dõi chặt chẽ bởi công an chìm của Việt Nam. Chuyện liên quan của người đồng nghiệp người Đức Heiner Bielefeld - Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo, bị sách nhiễu bởi chính quyền CSVN cũng đã được truyền thông Đức loan tin. (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/08/140805_un_rapporteur_disrupted.shtml )
Hôm nay, chàng thanh niên trẻ Tom Koenigs ngày nào từng hiến tặng toàn bộ tài sản thừa kế của mình ủng hộ cho lý tưởng Cộng Sản Việt Nam đẹp đẽ..., đã trở thành một quý ông Tom Koenigs đưa tay đón nhận bộ hồ sơ những tù nhân lương tâm bị cầm tù bất chấp Nhân Quyền của chính thể chế mà ông từng ủng hộ.
Về vấn đề Nhân Quyền ở Việt Nam, ông kể lại trong lần thăm Việt Nam cuối cùng, ông cũng từng bị theo dõi chặt chẽ bởi công an chìm của Việt Nam. Chuyện liên quan của người đồng nghiệp người Đức Heiner Bielefeld - Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo, bị sách nhiễu bởi chính quyền CSVN cũng đã được truyền thông Đức loan tin. (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/08/140805_un_rapporteur_disrupted.shtml )
Hôm nay, chàng thanh niên trẻ Tom Koenigs ngày nào từng hiến tặng toàn bộ tài sản thừa kế của mình ủng hộ cho lý tưởng Cộng Sản Việt Nam đẹp đẽ..., đã trở thành một quý ông Tom Koenigs đưa tay đón nhận bộ hồ sơ những tù nhân lương tâm bị cầm tù bất chấp Nhân Quyền của chính thể chế mà ông từng ủng hộ.
Huỳnh Minh Tú
( Theo FB Huỳnh Minh Tú )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét