Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 xuất hiện hôm 5/01/2001, biểu tượng của quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung QuốcREUTERS/Kyodo
Trung Quốc từng khoe là họ đã hoàn thành được loại chiến đấu cơ tàng hình J-20, thuộc « thế hệ thứ năm » tức là tối tân nhất hiện nay, và sẽ đưa vào hoạt động kể từ năm tới 2016. Thế nhưng, chuyên san quốc phòng Hán Hòa (Kanwa) viết bằng tiếng Hoa, trụ sở tại Canada trong số tháng 10 này đã dội một gáo nước lạnh trên tham vọng của Bắc Kinh khi cho rằng J-20 của Trung Quốc chưa thể được gọi là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm.
Theo báo mạng Đài Loan Want China Times ngày 03/10/2015, thì thẩm định của giới chuyên gia rất rõ : Nếu không có một động cơ mạnh hơn và đáng tin cậy hơn hiện nay, chiến đấu cơ tàng hình J-20 của tập đoàn sản xuất Trung Quốc Thành Đô (Chengdu Aircraft Industry Group), dù đã bay thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2011, vẫn có thể sẽ không được coi là một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Các chuyên gia về hàng không quân sự được tạp chí Hán Hòa trích dẫn, cho biết : Loại J-20 vẫn được trang bị bằng các động cơ AL-31F của Nga dùng cho loại Su-27, hay WS-10 của Trung Quốc, dùng cho loại J-10. Cả hai kiểu phi cơ này đều thuộc thế hệ thứ tư. Với các động cơ này, J-20 không thể đạt được hiệu suất trong hai lãnh vực bay siêu âm, hoặc được điều khiển một cách cực kỳ dễ dàng.
Do đó, J-20 không đủ điều kiện để được coi là một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mặc dù có khả năng tàng hình.
Theo chuyên san Hán Hòa, J-20 có thể được đưa vào sản xuất chính thức vào năm tới. Nhưng trong thời gian đầu, sẽ không sản xuất được nhiều, và phải chờ thêm một thời gian nữa thì mới đạt được tốc độ mỗi năm có từ 14 đến 18 chiếc, giống như tiến độ đối với loại J-10 hiện nay, cũng do tập đoàn Thành Đô chế tạo.
Mặt khác một chuyên gia quân sự cũng cho rằng sẽ là một phép lạ trong lịch sử hàng không nếu J-20 có thể được không quân Trung Quốc đưa vào hoạt động ngay vào năm tới 2016.
Theo giới chuyên gia, tập đoàn Mỹ Lockheed Martin đã phải mất 16 năm để đưa chiếc F-22 Raptor vào hoạt động sau chuyến bay thử đầu tiên vào năm 1998. Đối với loại F-35 Lightning II, thì phải mất 15 năm. Nga thì phải chờ đến năm tới mới đưa được loại chiến đấu cơ tàng hình T-50 của họ vào hoạt động sau chuyến bay đầu tiên vào năm 2010.
Nếu Trung Quốc có thể có được loại J-20 sẵn sàng chiến đấu vào năm tới thí đó sẽ là một kỷ lục, vì chỉ mất 5 năm. Tuy nhiên, các chuyên gia được tạp chí Hán Hòa trích dẫn dường như đều nghĩ rằng đó có thể là một mục tiêu quá xa vời.
1 nhận xét:
TRÒ CƯỜI TRÒ HỀ CHO MỸ NÓ CƯỜI CHO THÔI .TUY ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA VŨ KHÍ DO THÁI ĐẠO DIỄN NHƯNG MỨC ĐỘ CŨNG CHỈ CÓ GIỚI HẠN THÔI KG THÔI TÀU CỘNG PHÁ NHÀ XOG PHÁ LÀNG PHÁ THẾ GIỚI AI CHỊU CHO ĐƯỢC .ĐỒ NGU LÀM ĐỒ ĐỂU HÙ VN THÔI .
Đăng nhận xét