Pages

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Nhận định ban đầu về Luật Biểu tình

Giáo sư Nguyễn Đăng Dung
Giáo sư Dung lưu ý các bộ luật, luật đã
thông qua, nhưng nếu phát hiện sai sót, đều
 có thể sửa hoặc thay thế.
Một chuyên gia về luật học trong nước vừa lên tiếng với BBC, bình luận về sáng kiến lập pháp của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam giao cho Bộ Công an chuẩn bị Dự luật về Biểu tình.
Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến Pháp, thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc Thủ tướng Chính phủ đề xuất luật với Quốc hội là hợp hiến.

Nhưng ông cũng lưu ý, theo điều 87 của Hiến pháp Việt Nam, nhiều chủ thể khác cũng có quyền trình dự án luật hoặc trình kiến nghị về dự luật và dự án luật ra Quốc hội, như "đại biểu quốc hội, chính phủ, thành viên Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội lớn thành viên của Mặt trận."

Giáo sư Dung giải thích thêm các đoàn thể lớn đó phải thuộc tầm cỡ "công - nông - thanh - phụ" hay có thể hiểu là các hội đoàn công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ ở cấp trung ương v.v...

'Thông lệ quốc tế'


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái) mới đưa
 ra sáng kiến Chính phủ trình dự án Luật biểu
 tình và giao cho Bộ Công an chuẩn bị.
Giáo sư nhận xét việc hành pháp đứng ra chuẩn bị một dự luật như "Luật Biểu tình" là hợp với thông lệ quốc tế, nhưng ông giải thích thêm:
"Về nguyên tắc, tùy từng nước, nhưng về cơ bản, có thể giao cho bên hành pháp. Hành pháp giao cho bên Bộ nào, thì Bộ đó làm."
Trước câu hỏi vì sao Chính phủ lại giao Luật Biểu tình cho Bộ Công An làm, liệu có thể giao cho bộ khác hoặc giao cho một nhóm bộ, trong đó có bộ này triển khai xây dựng dự luật được không, Giáo sư Dung cho hay:

"Đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm gạt bỏ, tìm ra những quyền lợi của Bộ để gạt đi, để lấy quyền lợi của nhân dân. Đó là trách nhiệm của người Đại biểu Quốc hội. Nó như kiểu một người trình dự án và một người phản biện"
Giáo sư Nguyễn Đăng Dung

"Bên hành pháp, người ta muốn đưa cho ai thì đưa. Nguyên tắc là ai làm quản lý thì sẽ trình dự án theo phương án quản lý của người đó."
Tuy nhiên, chuyên gia luật hiến pháp cũng lưu ý về nhược điểm của phương án giao cho bên hành pháp soạn luật này và bình luận về cách thức xử lý:
"Đấy cũng là một cái dở. Đây cũng là thông lệ quốc tế, nhưng có điều là Bộ nào quản lý thì bao giờ cũng đưa quyền lợi của Bộ đó vào. Cái đó là nguyên tắc,"
"Nhưng thay vì như thế, người Đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm gạt bỏ, tìm ra những quyền lợi của Bộ để gạt đi, để lấy quyền lợi của nhân dân."
"Đó mới chính là trách nhiệm của người Đại biểu Quốc hội. Nó như kiểu một người trình dự án và một người phản biện."

'Làm lại luật'


Biểu tình ở Hà Nội
Luật biểu tình có thể điều chỉnh, hướng dẫn
 hành vi và quy định trách nhiệm của cả người
 biểu tình lẫn chính quyền và các bên liên quan.
Nhà nghiên cứu lập pháp từ Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho hay trong trường hợp một luật hay một bộ luật bất kỳ được lập "không hợp lý", hay thậm chí "sai hoàn toàn" ở một khóa hay nhiệm kỳ Quốc hội, thì sau đó đều có thể có phương án thay hoàn toàn, hoặc sửa chữa:
"Có thể thay đổi được tức là làm luật lại hay là thay đổi luật đang hiện hành," Giáo sư Nguyễn Đăng Dung nói với BBC Việt ngữ.
Được biết, Điều 87 Hiến pháp Việt Nam quy định Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Ngoài ra, Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội.
Thủ tục trình Quốc hội dự án luật, kiến nghị về luật "do luật định".

Không có nhận xét nào: