Manila ngày 27/01/2012. Lính tuần duyên Mỹ huấn luyện cho lính tuần duyên Philippines. Reuters |
Hôm nay, 29/01/2012, tờ Hoàn cầu Thời báo – Global Times của Trung Quốc lại lên giọng đe dọa Philippines về quan hệ quốc phòng của nước này với Hoa Kỳ. Trong một bài xã luận bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Hoa, tờ báo trực thuộc Nhân dân Nhật báo đã đòi chính quyền thi hành các "biện pháp trừng phạt" đối với Manila, sau khi Philippines đồng ý cho phép Mỹ tăng lực lượng quân sự trên lãnh thổ của mình.
Như tin chúng tôi đã loan, ngày 27/01 vừa qua, chính quyền Philippines chính thức xác nhận chủ trương gia tăng các cuộc tập trận với Mỹ, và cho phép Hoa Kỳ tăng cường quân số qua lại trên lãnh thổ Philippines. Đề nghị của Manila đã rất được Washington hoan nghênh, vì Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược gia tăng tiềm lực quân sự của mình tại vùng Đông Nam Á, nhằm sẵn sàng ứng phó tại Biển Đông.
Nội dung xã luận tờ báo cho rằng Trung Quốc "phải đáp trả" hành động của Philippines bằng hai phương cách. Đối với Manila, Bắc Kinh phải suy tính đến việc “làm nguội” – từ ngữ trong nguyên văn – tức là giảm thiểu các quan hệ kinh tế song phương.Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải sử dụng "đòn bẩy" – tức là ảnh hưởng của mình, để làm gián đoạn các hoạt động kinh tế giữa Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Theo AFP, Trung Quốc đang trong dịp nghỉ Tết cho nên chính quyền chưa phản ứng chính thức, yêu cầu bình luận của AFP gởi đến bộ Ngoại giao Trung Quốc cho đến hôm nay vẫn chưa được trả lời. Thay vào đó, Trung Quốc đã để cho tờ Hoàn cầu Thời báo, vốn nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa nhiều khi quá khích, lên tiếng đả kích và hù dọa Philippines, cũng như các nước khác trong vùng.
Bài xã luận của Global Times nhận định là việc trừng phạt Manila sẽ “cho các láng giềng của Trung Quốc thấy rằng tìm đối trọng với Trung Quốc bằng cách quay sang Mỹ không phải là một sự lựa chọn tốt”. Đối với tờ báo : “Các biện pháp trừng phạt được cân nhắc kỹ đối với Philippines sẽ khiến nước này phải suy nghĩ khi chọn việc bỏ mất một người bạn như Trung Quốc, để trở thành đối tác vô dụng của Hoa Kỳ.”
Trung Quốc và Philippines, cùng với Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan, đã có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo lên nhau tại vùng Biển Đông. Bản thân Bắc Kinh đã đòi hỏi một khu vực không dưới 80% diện tích của vùng này. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã không ngần ngại có những hành động hung hăng đối với Philippines và Việt Nam nhằm áp đặt chủ quyền của mình. Theo giới quan sát, chính các hành vi thiếu thân thiện đó đã đẩy các nước này về phía Mỹ.
Nội dung xã luận tờ báo cho rằng Trung Quốc "phải đáp trả" hành động của Philippines bằng hai phương cách. Đối với Manila, Bắc Kinh phải suy tính đến việc “làm nguội” – từ ngữ trong nguyên văn – tức là giảm thiểu các quan hệ kinh tế song phương.Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải sử dụng "đòn bẩy" – tức là ảnh hưởng của mình, để làm gián đoạn các hoạt động kinh tế giữa Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Theo AFP, Trung Quốc đang trong dịp nghỉ Tết cho nên chính quyền chưa phản ứng chính thức, yêu cầu bình luận của AFP gởi đến bộ Ngoại giao Trung Quốc cho đến hôm nay vẫn chưa được trả lời. Thay vào đó, Trung Quốc đã để cho tờ Hoàn cầu Thời báo, vốn nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa nhiều khi quá khích, lên tiếng đả kích và hù dọa Philippines, cũng như các nước khác trong vùng.
Bài xã luận của Global Times nhận định là việc trừng phạt Manila sẽ “cho các láng giềng của Trung Quốc thấy rằng tìm đối trọng với Trung Quốc bằng cách quay sang Mỹ không phải là một sự lựa chọn tốt”. Đối với tờ báo : “Các biện pháp trừng phạt được cân nhắc kỹ đối với Philippines sẽ khiến nước này phải suy nghĩ khi chọn việc bỏ mất một người bạn như Trung Quốc, để trở thành đối tác vô dụng của Hoa Kỳ.”
Trung Quốc và Philippines, cùng với Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan, đã có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo lên nhau tại vùng Biển Đông. Bản thân Bắc Kinh đã đòi hỏi một khu vực không dưới 80% diện tích của vùng này. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã không ngần ngại có những hành động hung hăng đối với Philippines và Việt Nam nhằm áp đặt chủ quyền của mình. Theo giới quan sát, chính các hành vi thiếu thân thiện đó đã đẩy các nước này về phía Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét