Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
Bước vào năm dương lịch mới, kinh tế thế giới sẽ xoay chuyển ra sao? Câu hỏi này ám ảnh từng hộ gia đình và từng doanh nghiệp tại rất nhiều quốc gia trên địa cầu.
Mục Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu câu giải đáp qua cuộc trao đổi sau đây do Vũ Hoàng thực hiện cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa trong chương trình diễn đàn kinh tế đầu tiên của năm 2012. Thưa ông, kinh tế thế giới trong năm mới sẽ lên xuống ra sao? Đây là câu hỏi trong tâm tư mọi người sau một năm có quá nhiều bất trắc và tai họa cho cả địa cầu. Theo dõi các phân tích và chẩn đoán từ nhiều xuất xứ, ông có thể làm một dự đoán tổng kết cho thính giả hay chăng?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Người ta có thể đoán sai và tôi còn mong rằng phần dự báo của chúng ta cho năm mới sẽ sai nhiều hơn đúng! Nói chung là sau một năm 2011 u ám, năm 2012 vẫn chưa khởi sắc. Dù sao thì năm nay chưa thể là "tận thế" như sấm ký của thổ dân Maya tại Trung Mỹ!
Nói về chuyện đúng sai thì ngay tại Hoa Kỳ, vốn là nơi có thông tin khá cập nhật, vào đầu năm 2011 giới kinh tế đoán là sau 18 tháng suy trầm và 30 tháng èo uột, kinh tế Mỹ sẽ khởi sắc. Vậy mà tới giữa năm sự thể lại không như vậy nên người ta lại e rằng kinh tế Mỹ có thể đụng đáy hai lần, là suy trầm nữa. Rồi vào quý bốn, khi thấy dân Mỹ cà thẻ tín dụng và lấy tiền tiết kiệm đi mua sắm, người ta mong là qua năm 2012 tình hình sẽ khả quan hơn. Đến cuối năm mới thấy dự báo đó là lạc quan và yêu cầu tiết giảm bội chi ngân sách sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tình hình sản xuất trong năm nay. Vì khung cảnh bất trắc ấy mình mới cần thường xuyên kiểm lại các dự báo.
Về dự báo cho năm tới thì đa số cùng nói đến hai hiện tượng liên hệ là "hạ cánh" và "trả nợ". Hạ cánh là khi đà tăng trưởng sẽ giảm. Còn hạ cánh thế nào thì nhẹ nhàng là bị suy trầm, hạ cánh nặng nề là bị suy thoái, hoặc hạ cánh tan tành là bị khủng hoảng. Điều ấy còn tùy hoàn cảnh từng nước. Về dự báo trả nợ thì thuật ngữ kinh tế gọi là "deleveraging". Khi vay mượn thì như dùng đòn bẩy để chuyển được một vật nặng hơn sức mình. Bây giờ là lúc... trả lại đòn bẩy, tức là nhiều nước phải cùng lúc thanh toán nợ nần lưu cữu từ lâu.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ dự đoán tổng quát đó. Thưa ông, trước khi nói đến chuyện nợ nần thì xin ông giải thích vì sao kinh tế thế giới lại cùng hạ cánh trong năm nay?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trong thế giới hội nhập về kinh tế thì địa cầu vẫn là hình tròn của vòng liên hoàn vì các quốc gia buôn bán và trông cậy lẫn nhau nhiều hơn là ta nghĩ. Ví dụ như Úc, tức là Australia, hay xứ Brazil đều cần bán khoáng sản cho Trung Quốc chế biến để lại bán hàng qua Âu Châu hay Hoa Kỳ. Khi thị trường Âu Mỹ đều co cụm thì cả ba xứ Úc, Tầu và Brazil đều gặp bất lợi. Cụ thể hơn, doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của Tầu về chế biến để bán qua Mỹ thì cũng bị khó khăn khi Hoa Kỳ cần chặn bớt hàng của Trung Quốc và cũng giảm mức nhập khẩu vì dân chúng mua sắm ít hơn. Nói chung, sau 30 năm tăng trưởng đều với tốc độ cao, thế giới đang cùng đi vào chu kỳ điều chỉnh, mà nếu xứ này phải tiết kiệm chi tiêu thì xứ khác bị ế khách.
Nhân đây, xin được nhắc lại rằng đầu năm ngoái, khi tổng kết về kinh tế, diễn đàn của chúng ta nhận định là Việt Nam "đi vay thuốc bổ để chạy đua với thiên hạ", với phẩm chất và hiệu năng rất kém của đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước. Hiện tượng đó mới dẫn đến khác biệt trong hạ cánh, nặng hay nhẹ....
Vũ Hoàng: Ông vừa trình bày rất cô đọng một lúc hai vấn đề. Thứ nhất là chiều hướng suy trầm chung của kinh tế toàn cầu trong năm 2012. Đó là "hiện tượng hạ cánh". Thứ hai là tình trạng vay mượn quá đà nay đã "đến kỳ trả nợ". Mà dường như trả nợ là động lực của chuyện hạ cánh cho nên ta có thể nào khởi sự từ vụ nợ nần đó được không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi xin tóm lược thế này để thính giả mường tượng ra toàn cảnh.
Nói cho dễ nhớ, địa cầu có hiện tượng "tứ/lục", gồm một bên là thiểu số vài chục nước ta gọi là "công nghiệp hoá" đóng góp 40% sản lượng toàn cầu. Bên kia là vài trăm nước mà ta gọi là "đang phát triển" thì tạo ra 60% sản lượng còn lại, trong số đó có kinh tế của Việt Nam.
Vũ Hoàng: Bây giờ đến chuyện tại sao đến thời kỳ điều chỉnh, thưa ông, có phải là sự điều chỉnh trong khối công nghiệp hoá tiên tiến hay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa đúng vậy. Người ta kiểm ra là 30 năm qua, từ 1980 đến 2010, 18 quốc gia cốt lõi của tổ chức OECD tiên tiến này đã vay gấp đôi, từ 160% lên tới 320% Tổng sản lượng nội địa GDP của họ. Nếu kể cả chi phí hưu liễm và y tế do dân số bị lão hóa của nhiều nước Âu Châu thì mức nợ của Tây phương thật ra còn nặng hơn và không thể kéo dài, chưa kể đến núi nợ quá lớn của doanh nghiệp tài chính. Bốn năm nay, họ phải xoay trở với bài toán đó và kết cuộc thì chu kỳ 30 năm bành trướng tín dụng đã chấm dứt và đảo ngược vì nhu cầu trả nợ.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa vâng, bốn năm qua, các nước đó loay hoay với bốn loại giải pháp để giảm gánh nợ mà không thành. Bốn loại giải pháp đó là 1) nên tiết kiệm nhiều hơn để trả nợ, là 2) cần đạt mức tăng trưởng cao hơn để còn thu thêm thuế cho công khố, hoặc 3) tái cơ cấu nợ nần, nôm na là xoá bớt gánh nợ, hoặc 4) chủ động gây ra lạm phát với lãi suất nằm ở số âm trong nhiều năm liền, với dụng ý là lạm phát có lợi cho kẻ đi vay hơn là cho chủ nợ.
Những loại giải pháp rất chuyên môn ấy đã gây tranh luận chính trị và khủng hoảng về niềm tin như chúng ta nói kỳ trước vì biện pháp nào cũng có hậu quả xã hội mà chưa chắc sẽ đạt mục đích yêu cầu về kinh tế. Vì ngần ấy việc đều không thành nên năm nay, người ta e rằng việc trả nợ sẽ dẫn tới chu kỳ tăng trưởng thấp trên toàn cầu, và có thể kéo dài trong nhiều năm tới.
Vũ Hoàng: Như vậy, một hậu quả của việc thu vén để trả nợ sẽ là nạn suy trầm toàn cầu?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Nếu gọi là suy trầm thì vẫn còn là lạc quan vì nếu xứ nào cũng thu vén chi tiêu, công như tư, thì sản lượng toàn cầu sẽ giảm, thất nghiệp tăng và mâu thuẫn quyền lợi dễ bùng nổ do phản ứng bảo hộ mậu dịch. Thuật ngữ kinh tế gọi đó là "beggar thy neighbour" tức là trút gánh lo cho xứ khác, làm cho mọi người đều bị thiệt hại. Tôi xin giải thích về chuyện đó.
Khi gặp khó khăn nội bộ, xứ nào cũng cố bán nhiều hơn mà mua ít đi qua biện pháp thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu hoặc can thiệp vào ngoại hối. Hậu quả của chiến lược gọi là "bần cùng hóa bạn hàng" là làm mọi người đều nghèo đi và nạn suy trầm dễ kéo dài lan rộng thành suy thoái. Hiện tượng đáng tiếc này đã xảy ra sau vụ Tổng khủng hoảng năm 1929-1933.
Suốt năm qua, người ta chỉ chú ý đến Hoa Kỳ, dù sao vẫn có nền kinh tế số một và dân số khá trẻ trong các nước công nghiệp hóa. Thật ra nguy cơ suy sụp nặng nhất lại đến từ Âu Châu vì vụ Euro và vai trò cột trụ của nước Đức. Ngoài ra còn có hoàn cảnh của Nhật Bản là quốc gia bị dân số lão hóa rất nặng và chưa ra khỏi 20 năm trì trệ của họ. Nói chung thì xứ nào cũng vậy, từ Trung Quốc đến Nhật hay Đức và Mỹ, đều muốn giảm chi và ráo riết xuất khẩu để thoát hiểm. Nhưng họ sẽ bán cho ai khi mà nước nào cũng muốn mua ít hơn trước?
Vũ Hoàng: Nếu chúng tôi hiểu không lầm thì đấy là hoàn cảnh của vài chục xứ tiên tiến đã góp phần sản xuất ra 40% sản lượng toàn cầu. Chứ mấy trăm xứ khác đã sản xuất ra 60% còn lại. Họ không thể xoay trở được sao, và vì lý do gì các xứ này không là đầu máy kinh tế mới?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Điều ấy mới đáng nói vì trong nhóm này có Trung Quốc và Việt Nam!
Đầu tiên, người ta cứ tưởng một số quốc gia thuộc nhóm "đang phát triển" hoặc lên đến bậc "tân hưng" đã có định mệnh kinh tế riêng khả dĩ tách rời khỏi nhóm công nghiệp. Sự thật thì đa số các nước tạo ra 60% sản lượng toàn cầu vẫn lệ thuộc nặng vào việc bán hàng cho thị trường Tây phương. Bây giờ thị trường Âu Mỹ phải thu vén chi tiêu và gia tăng tiết kiệm, cho nên số cầu sút giảm khiến các nước đang phát triển đều bị ảnh hưởng.
Về ảnh hưởng cho các nền kinh tế trong nhóm 60% này thì ta vẫn quan tâm đến Trung Quốc và Việt Nam hơn cả. Trên diễn đàn này, từ nhiều năm qua chúng ta nói đến hoá nhàm rằng Việt Nam nên chú ý đến việc mở rộng thị trường nội địa và cải thiện hạ tầng vận chuyển bên trong để ít bị lệ thuộc hơn vào xuất nhập khẩu. Bây giờ thì đã đến giờ tính sổ. Thứ hai, từ vài năm qua, ta còn thấy một sự lạ là kinh tế Trung Quốc và Việt Nam đã lại vay mượn quá sức sau khi ào ạt bơm tín dụng để kích thích kinh tế và thổi lên bong bóng đầu cơ.
Xin ngẫm lại mà xem, các nước công nghiệp hóa đều đạt trình độ phát triển cao và quan tâm tới yêu cầu xã hội cho người dân nên đi vay quá khả năng trả nợ và giờ này bị điêu đứng vì quy luật gọi là "có vay có trả". Trung Quốc và Việt Nam thì chưa lên đến trình độ ấy, mà cũng chẳng cho người dân được hưởng, rồi lại đi vay và bơm tiền vào các dự án ảo để chỉ một thiểu số ở trên là có lợi mà thôi. Một chế độ kinh tế chính trị bất công đó cũng có quy luật vay trả, chứ không thể vượt qua được.
Vũ Hoàng: Ông nói tới bốn loại giải pháp các nước cố áp dụng từ bốn năm qua mà không xong, trong các chương trình tổng kết kế tiếp chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về từng giải pháp cụ thể. Nhưng để kết thúc chương trình kỳ này thì ông nghĩ sao về quy luật vay trả đó?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đã đi vay thì có ngày phải trả, cả vốn lẫn lời, lãi đơn cùng lãi kép. Khi đã đi vay thì nghĩa vụ trả nợ vẫn thực tế đè nặng lên việc chi thu. Đó là hoàn cảnh éo le của các nước dân chủ đến kỳ phải thu vén chi tiêu để trả nợ khi họ vẫn cần kích thích sản xuất để đạt mức tăng trưởng cao hơn hầu còn kiếm ra tiền trả nợ. Đó là một vòng luẩn quẩn khó gỡ và nhiều phần thì sẽ tai họa suy trầm cho thiên hạ.
Còn các chế độ độc tài và bất công thì cứ tưởng rằng sẽ thoát hiểm nhờ bơm tín dụng, tăng chi và còn cạo sửa kế toán đến độ hết biết là ai vay ai và vay bao nhiêu nữa. Chúng ta đã nói đến hiện tượng này với chuyện nợ nần của Trung Quốc hay hồ sơ Vinashin điển hình của Việt Nam.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, một cách ngắn gọn thì những rủi ro gì có thể xảy ra năm nay?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi e là ta sẽ thấy nhiều bất trắc hơn những gì đã gặp năm 2008, tức là một kịch bản khá đen tối!
Đà tăng trưởng bình quân của toàn cầu có khi sụt đến cái đáy nguy nan là 2,5% một năm, là định mức về "suy trầm toàn cầu". Chuyện ấy xảy ra nếu giới hữu trách của khối công nghiệp hóa không lấy được chính sách đúng đắn, là điều rất khó cho nên ta càng phải tìm hiểu thêm.
Trong hoàn cảnh chung đó, mức tăng trưởng của Việt Nam lại giảm nữa mà nếu không khéo thì còn bị tai họa kép, là vừa suy trầm vừa lạm phát. Năm nay, yêu cầu cải cách được chính quyền Hà Nội nói đến sẽ là chuyện sinh tử, về cả kinh tế lẫn chính trị.
Nhìn trên toàn cảnh, và đây là nghịch lý nên phải nói ra cho giới buôn bán: so với các nước, Hoa Kỳ vẫn là nơi an toàn hơn cả nên giới có tiền đầu tư vẫn tìm đến. Vì vậy, Mỹ kim sẽ lên giá, ngay trong giả thuyết thị trường tín dụng Mỹ bị hạ điểm nữa! Ngược lại, giá vàng thế giới có thể sụt, khá nhanh và mạnh, ngay cả trong giả thuyết có đột biến về an ninh tại Trung Đông.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này. Qua bài tổng kết kỳ tới, chúng ta sẽ nói thêm về từng giải pháp cụ thể của các nước mà ông đã tóm lược trong kỳ này.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa trong chương trình diễn đàn kinh tế đầu tiên của năm 2012. Thưa ông, kinh tế thế giới trong năm mới sẽ lên xuống ra sao? Đây là câu hỏi trong tâm tư mọi người sau một năm có quá nhiều bất trắc và tai họa cho cả địa cầu. Theo dõi các phân tích và chẩn đoán từ nhiều xuất xứ, ông có thể làm một dự đoán tổng kết cho thính giả hay chăng?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Người ta có thể đoán sai và tôi còn mong rằng phần dự báo của chúng ta cho năm mới sẽ sai nhiều hơn đúng! Nói chung là sau một năm 2011 u ám, năm 2012 vẫn chưa khởi sắc. Dù sao thì năm nay chưa thể là "tận thế" như sấm ký của thổ dân Maya tại Trung Mỹ!
Nói về chuyện đúng sai thì ngay tại Hoa Kỳ, vốn là nơi có thông tin khá cập nhật, vào đầu năm 2011 giới kinh tế đoán là sau 18 tháng suy trầm và 30 tháng èo uột, kinh tế Mỹ sẽ khởi sắc. Vậy mà tới giữa năm sự thể lại không như vậy nên người ta lại e rằng kinh tế Mỹ có thể đụng đáy hai lần, là suy trầm nữa. Rồi vào quý bốn, khi thấy dân Mỹ cà thẻ tín dụng và lấy tiền tiết kiệm đi mua sắm, người ta mong là qua năm 2012 tình hình sẽ khả quan hơn. Đến cuối năm mới thấy dự báo đó là lạc quan và yêu cầu tiết giảm bội chi ngân sách sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tình hình sản xuất trong năm nay. Vì khung cảnh bất trắc ấy mình mới cần thường xuyên kiểm lại các dự báo.
Về dự báo cho năm tới thì đa số cùng nói đến hai hiện tượng liên hệ là "hạ cánh" và "trả nợ". Hạ cánh là khi đà tăng trưởng sẽ giảm. Còn hạ cánh thế nào thì nhẹ nhàng là bị suy trầm, hạ cánh nặng nề là bị suy thoái, hoặc hạ cánh tan tành là bị khủng hoảng. Điều ấy còn tùy hoàn cảnh từng nước. Về dự báo trả nợ thì thuật ngữ kinh tế gọi là "deleveraging". Khi vay mượn thì như dùng đòn bẩy để chuyển được một vật nặng hơn sức mình. Bây giờ là lúc... trả lại đòn bẩy, tức là nhiều nước phải cùng lúc thanh toán nợ nần lưu cữu từ lâu.
Hạ cánh và trả nợ
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ dự đoán tổng quát đó. Thưa ông, trước khi nói đến chuyện nợ nần thì xin ông giải thích vì sao kinh tế thế giới lại cùng hạ cánh trong năm nay?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trong thế giới hội nhập về kinh tế thì địa cầu vẫn là hình tròn của vòng liên hoàn vì các quốc gia buôn bán và trông cậy lẫn nhau nhiều hơn là ta nghĩ. Ví dụ như Úc, tức là Australia, hay xứ Brazil đều cần bán khoáng sản cho Trung Quốc chế biến để lại bán hàng qua Âu Châu hay Hoa Kỳ. Khi thị trường Âu Mỹ đều co cụm thì cả ba xứ Úc, Tầu và Brazil đều gặp bất lợi. Cụ thể hơn, doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của Tầu về chế biến để bán qua Mỹ thì cũng bị khó khăn khi Hoa Kỳ cần chặn bớt hàng của Trung Quốc và cũng giảm mức nhập khẩu vì dân chúng mua sắm ít hơn. Nói chung, sau 30 năm tăng trưởng đều với tốc độ cao, thế giới đang cùng đi vào chu kỳ điều chỉnh, mà nếu xứ này phải tiết kiệm chi tiêu thì xứ khác bị ế khách.
Nhân đây, xin được nhắc lại rằng đầu năm ngoái, khi tổng kết về kinh tế, diễn đàn của chúng ta nhận định là Việt Nam "đi vay thuốc bổ để chạy đua với thiên hạ", với phẩm chất và hiệu năng rất kém của đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước. Hiện tượng đó mới dẫn đến khác biệt trong hạ cánh, nặng hay nhẹ....
Vũ Hoàng: Ông vừa trình bày rất cô đọng một lúc hai vấn đề. Thứ nhất là chiều hướng suy trầm chung của kinh tế toàn cầu trong năm 2012. Đó là "hiện tượng hạ cánh". Thứ hai là tình trạng vay mượn quá đà nay đã "đến kỳ trả nợ". Mà dường như trả nợ là động lực của chuyện hạ cánh cho nên ta có thể nào khởi sự từ vụ nợ nần đó được không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi xin tóm lược thế này để thính giả mường tượng ra toàn cảnh.
Nói cho dễ nhớ, địa cầu có hiện tượng "tứ/lục", gồm một bên là thiểu số vài chục nước ta gọi là "công nghiệp hoá" đóng góp 40% sản lượng toàn cầu. Bên kia là vài trăm nước mà ta gọi là "đang phát triển" thì tạo ra 60% sản lượng còn lại, trong số đó có kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam "đi vay thuốc bổ để chạy đua với thiên hạ", với phẩm chất và hiệu năng rất kém của đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước.Nhóm công nghiệp hóa này là các nước sớm theo kinh tế tự do và chính trị dân chủ nên đã lên tới trình độ phát triển cao mà cũng có thay đổi về cơ cấu dân số và hình thái sinh hoạt. Rất đại lược thì đấy là các hội viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển, gọi tắt là OECD, thành hình từ năm 1961, nay đã có 34 thành viên. Đa số trong nhóm này là các nước Tây phương, từ châu Âu, Bắc Mỹ qua châu Úc. Còn lại là mấy trăm nước mới theo kinh tế thị trường và cố gắng vươn lên trình độ phát triển ấy, với rất nhiều dị biệt và cả nhu cầu cạnh tranh giữa từng nước với nhau.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Bây giờ đến chuyện tại sao đến thời kỳ điều chỉnh, thưa ông, có phải là sự điều chỉnh trong khối công nghiệp hoá tiên tiến hay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa đúng vậy. Người ta kiểm ra là 30 năm qua, từ 1980 đến 2010, 18 quốc gia cốt lõi của tổ chức OECD tiên tiến này đã vay gấp đôi, từ 160% lên tới 320% Tổng sản lượng nội địa GDP của họ. Nếu kể cả chi phí hưu liễm và y tế do dân số bị lão hóa của nhiều nước Âu Châu thì mức nợ của Tây phương thật ra còn nặng hơn và không thể kéo dài, chưa kể đến núi nợ quá lớn của doanh nghiệp tài chính. Bốn năm nay, họ phải xoay trở với bài toán đó và kết cuộc thì chu kỳ 30 năm bành trướng tín dụng đã chấm dứt và đảo ngược vì nhu cầu trả nợ.
Trút gánh lo cho xứ khác
Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày, những nước tiên tiến này xoay trở thế nào mà sau cùng vẫn đi tới việc phải trả lại cái đòn bẩy của sự thịnh vương đó?cảng Marseille chụp hôm 16/3/2011. Ảnh minh họa. AFP |
Những loại giải pháp rất chuyên môn ấy đã gây tranh luận chính trị và khủng hoảng về niềm tin như chúng ta nói kỳ trước vì biện pháp nào cũng có hậu quả xã hội mà chưa chắc sẽ đạt mục đích yêu cầu về kinh tế. Vì ngần ấy việc đều không thành nên năm nay, người ta e rằng việc trả nợ sẽ dẫn tới chu kỳ tăng trưởng thấp trên toàn cầu, và có thể kéo dài trong nhiều năm tới.
Vũ Hoàng: Như vậy, một hậu quả của việc thu vén để trả nợ sẽ là nạn suy trầm toàn cầu?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Nếu gọi là suy trầm thì vẫn còn là lạc quan vì nếu xứ nào cũng thu vén chi tiêu, công như tư, thì sản lượng toàn cầu sẽ giảm, thất nghiệp tăng và mâu thuẫn quyền lợi dễ bùng nổ do phản ứng bảo hộ mậu dịch. Thuật ngữ kinh tế gọi đó là "beggar thy neighbour" tức là trút gánh lo cho xứ khác, làm cho mọi người đều bị thiệt hại. Tôi xin giải thích về chuyện đó.
Khi gặp khó khăn nội bộ, xứ nào cũng cố bán nhiều hơn mà mua ít đi qua biện pháp thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu hoặc can thiệp vào ngoại hối. Hậu quả của chiến lược gọi là "bần cùng hóa bạn hàng" là làm mọi người đều nghèo đi và nạn suy trầm dễ kéo dài lan rộng thành suy thoái. Hiện tượng đáng tiếc này đã xảy ra sau vụ Tổng khủng hoảng năm 1929-1933.
Suốt năm qua, người ta chỉ chú ý đến Hoa Kỳ, dù sao vẫn có nền kinh tế số một và dân số khá trẻ trong các nước công nghiệp hóa. Thật ra nguy cơ suy sụp nặng nhất lại đến từ Âu Châu vì vụ Euro và vai trò cột trụ của nước Đức. Ngoài ra còn có hoàn cảnh của Nhật Bản là quốc gia bị dân số lão hóa rất nặng và chưa ra khỏi 20 năm trì trệ của họ. Nói chung thì xứ nào cũng vậy, từ Trung Quốc đến Nhật hay Đức và Mỹ, đều muốn giảm chi và ráo riết xuất khẩu để thoát hiểm. Nhưng họ sẽ bán cho ai khi mà nước nào cũng muốn mua ít hơn trước?
Không xứ nào là vô hại
Một trạm mua bán xăng dầu ở Hà Nội chụp tháng 01/2012. RFA photo |
Nguyễn Xuân Nghĩa: Điều ấy mới đáng nói vì trong nhóm này có Trung Quốc và Việt Nam!
Đầu tiên, người ta cứ tưởng một số quốc gia thuộc nhóm "đang phát triển" hoặc lên đến bậc "tân hưng" đã có định mệnh kinh tế riêng khả dĩ tách rời khỏi nhóm công nghiệp. Sự thật thì đa số các nước tạo ra 60% sản lượng toàn cầu vẫn lệ thuộc nặng vào việc bán hàng cho thị trường Tây phương. Bây giờ thị trường Âu Mỹ phải thu vén chi tiêu và gia tăng tiết kiệm, cho nên số cầu sút giảm khiến các nước đang phát triển đều bị ảnh hưởng.
Về ảnh hưởng cho các nền kinh tế trong nhóm 60% này thì ta vẫn quan tâm đến Trung Quốc và Việt Nam hơn cả. Trên diễn đàn này, từ nhiều năm qua chúng ta nói đến hoá nhàm rằng Việt Nam nên chú ý đến việc mở rộng thị trường nội địa và cải thiện hạ tầng vận chuyển bên trong để ít bị lệ thuộc hơn vào xuất nhập khẩu. Bây giờ thì đã đến giờ tính sổ. Thứ hai, từ vài năm qua, ta còn thấy một sự lạ là kinh tế Trung Quốc và Việt Nam đã lại vay mượn quá sức sau khi ào ạt bơm tín dụng để kích thích kinh tế và thổi lên bong bóng đầu cơ.
Xin ngẫm lại mà xem, các nước công nghiệp hóa đều đạt trình độ phát triển cao và quan tâm tới yêu cầu xã hội cho người dân nên đi vay quá khả năng trả nợ và giờ này bị điêu đứng vì quy luật gọi là "có vay có trả". Trung Quốc và Việt Nam thì chưa lên đến trình độ ấy, mà cũng chẳng cho người dân được hưởng, rồi lại đi vay và bơm tiền vào các dự án ảo để chỉ một thiểu số ở trên là có lợi mà thôi. Một chế độ kinh tế chính trị bất công đó cũng có quy luật vay trả, chứ không thể vượt qua được.
Vũ Hoàng: Ông nói tới bốn loại giải pháp các nước cố áp dụng từ bốn năm qua mà không xong, trong các chương trình tổng kết kế tiếp chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về từng giải pháp cụ thể. Nhưng để kết thúc chương trình kỳ này thì ông nghĩ sao về quy luật vay trả đó?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đã đi vay thì có ngày phải trả, cả vốn lẫn lời, lãi đơn cùng lãi kép. Khi đã đi vay thì nghĩa vụ trả nợ vẫn thực tế đè nặng lên việc chi thu. Đó là hoàn cảnh éo le của các nước dân chủ đến kỳ phải thu vén chi tiêu để trả nợ khi họ vẫn cần kích thích sản xuất để đạt mức tăng trưởng cao hơn hầu còn kiếm ra tiền trả nợ. Đó là một vòng luẩn quẩn khó gỡ và nhiều phần thì sẽ tai họa suy trầm cho thiên hạ.
Còn các chế độ độc tài và bất công thì cứ tưởng rằng sẽ thoát hiểm nhờ bơm tín dụng, tăng chi và còn cạo sửa kế toán đến độ hết biết là ai vay ai và vay bao nhiêu nữa. Chúng ta đã nói đến hiện tượng này với chuyện nợ nần của Trung Quốc hay hồ sơ Vinashin điển hình của Việt Nam.
Đến ngày tính sổ, mấy xứ độc tài ấy càng dễ hạ cánh tan tành vì thất vọng kinh tế có tác dụng cộng hưởng với bất mãn xã hội.Khi gặp khó khăn thì với bên ngoài, họ phủ nhận các cam kết và trở lại chế độ bảo hộ mậu dịch để ngăn ngừa cạnh tranh. Với bên trong thì họ quỵt nợ quốc dân, bồi thường không thoả đáng và bị dân chúng phản đối thì đàn áp. Đến ngày tính sổ, mấy xứ độc tài ấy càng dễ hạ cánh tan tành vì thất vọng kinh tế có tác dụng cộng hưởng với bất mãn xã hội. Nôm na là khi kinh tế sa sút thì chế độ bất công càng dễ sụp đổ. Mà sự sa sút đó đã bắt đầu....
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, một cách ngắn gọn thì những rủi ro gì có thể xảy ra năm nay?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi e là ta sẽ thấy nhiều bất trắc hơn những gì đã gặp năm 2008, tức là một kịch bản khá đen tối!
Đà tăng trưởng bình quân của toàn cầu có khi sụt đến cái đáy nguy nan là 2,5% một năm, là định mức về "suy trầm toàn cầu". Chuyện ấy xảy ra nếu giới hữu trách của khối công nghiệp hóa không lấy được chính sách đúng đắn, là điều rất khó cho nên ta càng phải tìm hiểu thêm.
Trong hoàn cảnh chung đó, mức tăng trưởng của Việt Nam lại giảm nữa mà nếu không khéo thì còn bị tai họa kép, là vừa suy trầm vừa lạm phát. Năm nay, yêu cầu cải cách được chính quyền Hà Nội nói đến sẽ là chuyện sinh tử, về cả kinh tế lẫn chính trị.
Nhìn trên toàn cảnh, và đây là nghịch lý nên phải nói ra cho giới buôn bán: so với các nước, Hoa Kỳ vẫn là nơi an toàn hơn cả nên giới có tiền đầu tư vẫn tìm đến. Vì vậy, Mỹ kim sẽ lên giá, ngay trong giả thuyết thị trường tín dụng Mỹ bị hạ điểm nữa! Ngược lại, giá vàng thế giới có thể sụt, khá nhanh và mạnh, ngay cả trong giả thuyết có đột biến về an ninh tại Trung Đông.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này. Qua bài tổng kết kỳ tới, chúng ta sẽ nói thêm về từng giải pháp cụ thể của các nước mà ông đã tóm lược trong kỳ này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét