TTXVN (Niu Yoóc 29/12)
Theo tạp chí “Daily Beast” của Mỹ ngày 28/12, Chính quyền Obama đang cố gắng bảo đảm với Ixraen rằng Mỹ sẽ tấn công quân sự chống Iran nếu chương trình hạt nhân của Têhêran vượt quá “vạch đỏ”, đồng thời khuyên can Ixraen không hành động đơn phương.
Vừa qua Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố nếu Ixraen tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, hành động đó có thể đẩy Trung Đông vào một cuộc đối đầu và xung đột mà sau đó chắc chắn Ixraen phải sử dụng các tên lửa đạn đạo. Ngay lập tức, Đại sứ Ixraen tại Oasinhtơn Michel Oren đã gửi công hàm ngoại giao chính thức bác bỏ tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Panetta. Và Nhà Trắng tái khẳng định với Ixraen rằng Mỹ đã đề ra “vạch đỏ” riêng để sẵn sàng phát động cuộc tấn công quân sự chống Iran, do đó không cần Giêruxalem hành động đơn phương. Tuyên bổ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta là dấu hiệu mới nhất trong mối quan hệ dễ kích động mà Chính quyền Obama đang cố gắng lèo lái Chính phủ của Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu theo đường lối của Mỹ. Do đảng Cộng hòa lôi kéo các nhà tài trợ và cử tri Do Thái ở Mỹ ủng hộ đảng này trong cuộc bầu cử năm 2012, nên Tống thống Obama đang đứng trước một thách thức làm thế nào để Iran không thể sản xuất được một quả bom hạt nhân nào đồng thời kiềm chế Ixraen không phát động một cuộc tấn công đánh đòn phủ đầu chống Iran. Ngược lại, ý nghĩa cuộc tấn công Iran đem lại lợi ích lớn cho đất nước và sự không tin tưởng Tổng thống Mỹ của người Ixraen tiếp tục là một nhân tố phức tạp, đã được thể hiện rõ trong bài diễn văn nhân lễ Giáng sinh 24/12 của Bộ trưởng Các Vấn đề Chiến lược Ixraen Moshe Ya’alon tại thủ đô Giêruxalem, trong đó ông ta sử dụng tuyên bố của Bộ trưởmg Quốc phòng Mỹ Panetta để khẳng định Mỹ không sẵn sàng phát động một cuộc tấn công quân sự chống Iran. Ồng Ya’alon cho rằng chiến lược ngăn chặn Iran đẩy mạnh hoạt động sản xuất các loại vũ khí hạt nhân của phương Tây phải bao gồm 4 yếu tố, trong đó yếu tố cuối cùng là một cuộc tấn công quân sự.
Ông nói: “Yếu tố thứ tư của chiến lược tổng hợp này phải là cuộc tấn công quân sự đáng tin cậy. Nhưng chúng tôi biết các nhà lãnh đạo phương Tây nói rằng không có hành động quân sự đáng tin cậy. Vì đây không phải một lựa chọn thực tế. Và cái giá của hành động quân sự quá cao”.
Mất lòng tin giữa các nhà lãnh đạo Ixraen và Mỹ về Iran là căng thẳng âm ỉ trong mối quan hệ giữa hai nước từ năm 2009. Các nhà phân tích của Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thường xem xét các tình huống để dự đoán sự kiện gì ở Iran sẽ thúc đẩy Thủ tướng Netanyahu cho phép quân đội phát động một cuộc tấn công quân sự phá hủy cơ sở hạ tâng cua Iran. Bất chấp các yêu cầu thường xuyên của Oasinhtơn từ năm 2009, Chính phủ Ixraen không đồng ý xin phép hoặc thông báo trước với Mỹ bất cứ cuộc tấn công quân sự nào sắp xảy ra. Các nỗ lực để hai nước đồng minh có chung quan điểm được thúc đẩy trong tháng 12/2011. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ixraen Ehud Barak đến thăm Oasinhtơn để thảo luận các vẩn đề Iran. Cũng thời gian này, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Wendy Sherman và Cố vấn kiểm soát vũ khí đặc biệt của Ngoại trưởng Hillary Clinton Robert Einhorn có mặt tại Ten Avíp để trao đổi về vấn đề Iran, về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã xem lại tuyên bố của ông về vấn đề hạt nhân của Iran và ông cho biết Mỹ chuẩn bị sử dụng sức mạnh chống Iran nhằm ngăn chặn nước này sản xuất vũ khí hạt nhân. Các hoạt động ngoại giao mới đang thúc đẩy các cuộc trao đổi ý kiến giữa hai nước về các biện pháp, được gọi là “các vạch đỏ”, nhằm biện minh cho một cuộc tấn công đánh đòn phủ đầu các cơ sở hạt nhân của Iran, ông Matthew Kroeing, cố vấn đặc biệt về Iran của Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ tháng 7/2010-7/2011, đã đưa ra một “vạch đỏ” để có thể phát động một cuộc tấn công quân sự chống Iran. Ông này cho biết Mỹ nên tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran nếu Têhêran trục xuất các nhân viên thanh sát hạt nhân quốc tế và bắt đầu làm giàu urani ở câp độ 90% để sản xuất vũ khí hạt nhân hoặc lắp đặt các máy ly tâm hiện đại tại cơ sở làm giàu urani chủ yểu ở thành phố Qom. Ông Kroeing cũng cho biết năm 2009 Iran thông báo sẽ xây dựng 10 địa điểm làm giàu urani mới. Ông nói: “Tôi không tin họ đang xây dựng 10 cơ sở mới, nhưng tôi ngạc nhiên nếu Iran không tìm cách xây dựng một số cơ sở làm giàu bí mật Tiến bộ trong các cơ sở mới sẽ là nhân tố chủ yếu trong đánh giá của chúng ta về chương trình hạt nhân của Iran và đề ra chính sách liên quan đến vấn đề này, kể cả quyết định sử dụng sức mạnh quân sự”.
Cho đến gần đây, các quan chức cũ và hiện nay của Chính quyền Obama chỉ tuyên bổ công khai rằng tất cả các lựa chọn vẫn đặt trên bàn nhằm chấm đút chương trình hạt nhân của Iran. Một phần của lý do này là, khi bước vào Nhà Trắng bản thân ông Obama cam kết theo đuổi các cuộc đàm phán với Iran. Khi cách tiếp cận ngoại giao thất bại, Nhà Trắng thưòng phối hợp chặt chè với Ixraen bắt đầu tăng sức ép quốc tế và kinh tế đối với Iran. Tất cá các sáng kiến phá hoại ngầm như sử dụng loại vi rút Stuxnet tấn công và phá hoại các hệ thống máy tính ở cơ sở máy ly tâm Natanz của Iran tiếp tục được triển khai nhanh chóng. Mỹ dự kiến vi rút Stuxnet đã làm chậm hoạt động làm giàu hạt nhân của Iran gần một năm, mặc dù nhiều dự đoán trước đó của Mỹ cho rằng thiệt hại có thể kéo dài hơn nữa. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta cho biết việc phát triển vũ khí hạt nhân của Iran đã chạm “vạch đỏ”. Các cố vấn của Nhà Trắng gần đây bắt đầu nhắc đến chủ đề này nhiều hơn trong các cuộc nói chuyện với các chuyên gia nước ngoài. Ông Patrick Clawson, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu chính sách Cận Đông khẳng định: “Nếu phát hiện Iran vượt quá vạch đỏ, các cố vấn sẽ thuyết phục Tổng thống cho phép sử dụng sức mạnh quân sự để ngăn chặn Iran”. Ông Henry Sokolski, giám đốc điều hành Trung tâm giáo dục chính sách cấm phổ biến hạt nhân nói: “Mỹ không nên đề nghị áp dụng lệnh cấm vận dầu lửa trừ phi có ý định thực hiện biện pháp tiếp theo và biện pháp tiếp theo của Chính quyền rõ ràng là hành động quân sự và những người rời khỏi Chính quyền như ông Dennis Ross cho biết đây chính là những gì nằm trong suy nghĩ của Chính quyền Mỹ hiện nay”. Thật nực cười, Bộ trưởng Quổc phòng Panetta thường là quan chức được chính quyền sử dụng để liên hệ với Ixraen. Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết: “ông Panetta đã nói thẳng với Ixraen và dường như họ đánh giá cao hành động đó. Ixraen coi ông Panetta là một nhân vật trung gian trung thực”.
Các tuyên bố trên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta được đưa ra đúng thời điểm diễn ra của cuộc đối thoại chiến lược giữa các quan chức ngoại giao, quân sự và tình báo Ixraen và Mỹ tại Oasinhtơn. Tại cuộc đối thoại, phía Ixraen đưa ra một đánh giá mới về chương trình hạt nhân của Iran, trong đó khẳng định nỗ lực xây dựng các lò phản ứng bí mật của Iran để tạo ra nhiên liệu hạt nhân đã có từ lâu chứ không phải như Mỹ tuyên bố. Một số tin tức tình báo được dựa trên cơ sở các mẫu đất thu được gần những cơ sở bị nghi ngờ. Hiện nay một phần của vấn đề giữa Mỹ và Ixraen chính là những bất đồng về những tin tức tình báo như vậy. Trước đây, Ixraen cũng như Mỹ vẫn tin rằng Iran đã ngừng hoạt động sản xuất vũ khí – hoặc việc nghiên cứu và thử nghiệm gắn một khối thuốc nổ hạt nhân vào một đầu đạn – vào năm 2003 ngay sau khi Mỹ xâm lược Irắc. Nhưng Ixraen cho biết Iran bắt đầu trở lại hoạt động làm giàu urani vào năm 2005. Sau đó năm 2007 và năm 2011, Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ cũng khắng định Iran vẫn chưa chấm dứt hoạt động chế tạo vũ khí hạt nhân. Ixraen còn cho biết một tài liệu gần đây của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tiết lộ các kế hoạch chi tiết của Iran trong việc nghiên cứu và sản xuất vũ khí hạt nhân. Báo cáo của IAEA, được công bố tháng 11/2011, nhấn mạnh các nước thành viên của cơ quan này đã chia sẻ tin tức tình báo khẳng định Iran đã tiến hành nhiều vụ thử chất nổ liên quan đến nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Một quan chức cấp cao của Chính quyền Obama nói: “Mỹ và Ixraen nhất trí cho rằng Iran đang tiếp tục một số nghiên cứu và thiết kế vũ khí nếu Têhêran quyết định thúc đẩy hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân”. Bất đồng tin tức tình báo là vấn đề nghiêm trọng, một phần do một trong những nhân tố để đề ra các vạch đỏ về chương trình hạt nhân của Iran là xác định chính xác Têhêran đạt được tiến bộ ở mức nào trong việc xây dựng các cơ sở làm giàu bí mật bên ngoài cơ sở Natanz – nơi các thanh sát viên của IAEA vẫn đang giám sát các máy ly tâm ở đó. Năm 2009, Chính quyền Obama phát hiện một cơ sở như vậy ở trong một dãy núi ngoài thành phố Qom. Sau đó IAEA trừng phạt Iran vì không báo cáo đầy đủ hoạt động ở cơ sở Qom cho đến khi Mỹ phát hiện được địa điểm này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét