Pages

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

VN: chưa ai khiếu nại xe máy cháy nổ

Xe máy bốc cháy
Gần 40 vụ cháy nổ xe máy xảy ra ở Việt Nam
 trong năm 2011
Hội bảo vệ người tiêu dùng nói chưa nhận được bất cứ đơn, thư khiếu nại nào của các nạn nhân trong hàng chục vụ nổ ô tô xe máy ở Việt Nam.
Tiến sỹ Vương Ngọc Tuấn, người phụ trách Văn phòng tư vấn khiếu nại của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam đã khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn BBC qua điện thư hôm 4/1/2012.

Ông Tuấn nói cho tới nay hội chỉ nhận được đơn đề nghị hỗ trợ của ông Nguyễn Công Thành, người có con và cháu chết trong vụ cháy xe máy Honda.
Công ty Honda đã cử người tới thăm hỏi và "trực tiếp đến gia đình hỗ trợ 50.000.000", theo ông Tuấn.
Hội bảo vệ người tiêu dùng nói trong năm 2011 đã xảy ra tổng cộng 89 vụ cháy xe trong đó có 50 ô tô và 39 xe máy làm hai người chết và hai người bị thương.
Gần một nửa số sự cố này xảy ra ở thủ đô Hà Nội.

Tiến sỹ Tuấn cũng cho biết hơn 70% vụ cháy xe máy vẫn chưa xác định được nguyên nhân trong khi cũng có tin nói rằng kết quả thử mẫu xăng trong ít nhất hai vụ cho thấy xăng không phải là nguyên nhân gây cháy nổ trong hai vụ liên quan.
Một nửa trong số 50 vụ cháy ô tô hiện cũng chưa biết lý do.
Hội bảo vệ người tiêu dùng cho hay Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 cho những người tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ có tám quyền trong đó có quyền "khiếu nại, tố cáo, khởi kiện" và quyền "yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa dịch vụ không đủ tiêu chuẩn".
"Hội đã có các công văn gửi tới cơ quan công an, nhà sản xuất - công ty Honda Việt Nam kiến nghị nhanh chóng vào cuộc tìm ra nguyên nhân đích thực của vụ việc để có biện pháp xử lý thỏa đáng."
Tiến sỹ Vương Ngọc Tuấn từ Hội bảo vệ người tiêu dùng
Ông Tuấn nói với BBC người tiêu dùng có thể gửi khiếu nại tới các cơ quan có liên quan như Bộ Công thương hoặc tới tới các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như hội của ông.
"Là một tổ chức xã hội bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, Hội quan tâm theo dõi các sự kiện xảy ra gây thiệt hại cho người tiêu dùng, sẵn sàng hỗ trợ khi nhận được các đề nghị hay khiếu nại từ người tiêu dùng.
"Hội đã có các công văn gửi tới cơ quan công an, nhà sản xuất - công ty Honda Việt Nam kiến nghị nhanh chóng vào cuộc tìm ra nguyên nhân đích thực của vụ việc để có biện pháp xử lý thỏa đáng."
'Tính mạng con người'
Báo Tuổi Trẻ hôm 5/1 nói đại diện ba hãng xe máy có xe bị cháy, nổ bao gồm Honda, Yamaha và SYM đã từ chối tham gia cuộc Bấm tọa đàm trực tuyến liên quan tới xe cháy nổ.
Một số chuyên gia tham gia tọa đàm nói không có bằng chứng về việc xăng xe gây ra cháy nổ cho dù một trong số họ nói một trong những chất có trong xăng xe ở Việt Nam, Methanol, "là một dung môi có tính oxy hóa mạnh khi hòa trộn với không khí nó sẽ là một hỗn hợp nổ".
Tuy nhiên người ta nói rằng theo quy định hiện nay ở Việt Nam nồng độ Methanol cho phép nhỏ hơn 0,5% so với mức 3% của Châu Âu.
Trong tọa đàm, một độc giả cũng đặt câu hỏi về chuyện trong năm 2011 Petrolimex "nhập về trên hai triệu tấn Methanol" và đặt câu hỏi về việc sử dụng số hóa chất này.
Nhận xét về các vụ cháy nổ xe gần đây, Luật gia Lê Hiếu Đằng nói trong cuộc tọa đàm rằng "quyền lợi của người tiêu dùng chưa được các cơ quan có trách nhiệm cũng như các hãng sản xuất bảo vệ theo quy định của pháp luật" nhất là khi vấn đề "liên quan đến tính mạng con người".
Trong khi đó ông Đỗ Ngọc Chính, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nói Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về chất lượng phương tiện giao thông trong khi Bộ Công thương chịu trách nhiệm về dầu khí.
Các chuyên gia khuyên người tiêu dùng bảo hành, bảo trì phương tiện giao thông đúng thời hạn, không lắp thêm các thiết bị, phụ tùng thiếu tiêu chuẩn và chỉ mua xăng ở những cơ sở có uy tín.

Không có nhận xét nào: