Kết thúc các phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index trên thị trường chứng khoán chính của Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục giảm sụt, xuống mức 410,23 điểm, tức là giảm -1,59% so với hôm qua. Đà giảm này có phần nhẹ hơn so với điều có thể gọi là tuột dốc vào hôm qua, khi tỷ lệ rớt giá đạt mức 4,7%.
Tình trạng tại thị trường Hà Nội cũng tương tự, với chỉ số HNX-Index mất thêm -3,44%, sau khi đã bị giảm 5,32%.
Động lực hút giá trên hai thị trường này xuống đáy là các cổ phiếu ngân hàng, đi đầu là cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu ACB, mà theo ghi nhận của nhật báo Anh Financial Times, tiếp tục bị mất 6,6%, sau khi xuống dốc với tỷ lệ tương tự vào hôm qua. Một cách cụ thể, theo ghi nhận của báo chí trong nước, trên thị trường Hà Nội, cổ phiếu ACB vào hôm nay vẫn bị bán ở mức giá sàn 22.500 đồng mỗi đơn vị, sau khi đã bị chạm mức giá sàn 24.100 đồng vào hôm qua.
Nỗi lo ngại đặc biệt gay gắt đối với Ngân hàng ACB vì định chế này do ông Kiên đồng sáng lập và từng tham gia điều hành, cho dù chính quyền Việt Nam liên tiếp xác nhận là ông Kiên bị điều tra về các hoạt động không liên quan gì đến ACB, trong lúc ban lãnh đạo hiện thời của ngân hàng này cũng khẳng định rằng ông Kiên không còn nằm trong ACB nữa.
Theo các nhà quan sát, từ ngày thị trường chứng khoán được thành lập tại Việt Nam đến nay, chưa bao giờ tỷ lệ rớt giá lại dữ dội như vào hôm qua. Hiện tượng này được cho là gắn liền với vụ một “đại gia” trong ngành ngân hàng như ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ, làm dấy lên các mối quan ngại về những đảo lộn sắp đến trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, bị cho là đang bị các khoản nợ xấu tràn ngập.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng xác định rằng các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam lên đến mức 8,6% vào cuối tháng Ba, một tỷ lệ bị giới quan sát cho là thấp hơn nhiều so với thức tế. Theo một chuyên gia tại Singapore, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam thuộc hạng cao nhất trong 6 nền kinh tế Đông Nam Á được hãng thẩm định tài chánh quốc tế Moody’s theo dõi.
Trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, ông Jonathan Pincus, kinh tế gia thuộc chương trình Việt Nam của trường Harvard Kennedy School cũng nhận xét : “Có rất nhiều nợ xấu tại Việt Nam vì có rất nhiều các khoản tín dụng đã được cấp phát cho các dự án vô tích sự. Quyết định cho vay đã được thực hiện trên cơ sở thân thế, quan hệ, hơn là vì chất lượng của dự án ».
Tình trạng tại thị trường Hà Nội cũng tương tự, với chỉ số HNX-Index mất thêm -3,44%, sau khi đã bị giảm 5,32%.
Động lực hút giá trên hai thị trường này xuống đáy là các cổ phiếu ngân hàng, đi đầu là cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu ACB, mà theo ghi nhận của nhật báo Anh Financial Times, tiếp tục bị mất 6,6%, sau khi xuống dốc với tỷ lệ tương tự vào hôm qua. Một cách cụ thể, theo ghi nhận của báo chí trong nước, trên thị trường Hà Nội, cổ phiếu ACB vào hôm nay vẫn bị bán ở mức giá sàn 22.500 đồng mỗi đơn vị, sau khi đã bị chạm mức giá sàn 24.100 đồng vào hôm qua.
Nỗi lo ngại đặc biệt gay gắt đối với Ngân hàng ACB vì định chế này do ông Kiên đồng sáng lập và từng tham gia điều hành, cho dù chính quyền Việt Nam liên tiếp xác nhận là ông Kiên bị điều tra về các hoạt động không liên quan gì đến ACB, trong lúc ban lãnh đạo hiện thời của ngân hàng này cũng khẳng định rằng ông Kiên không còn nằm trong ACB nữa.
Theo các nhà quan sát, từ ngày thị trường chứng khoán được thành lập tại Việt Nam đến nay, chưa bao giờ tỷ lệ rớt giá lại dữ dội như vào hôm qua. Hiện tượng này được cho là gắn liền với vụ một “đại gia” trong ngành ngân hàng như ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ, làm dấy lên các mối quan ngại về những đảo lộn sắp đến trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, bị cho là đang bị các khoản nợ xấu tràn ngập.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng xác định rằng các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam lên đến mức 8,6% vào cuối tháng Ba, một tỷ lệ bị giới quan sát cho là thấp hơn nhiều so với thức tế. Theo một chuyên gia tại Singapore, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam thuộc hạng cao nhất trong 6 nền kinh tế Đông Nam Á được hãng thẩm định tài chánh quốc tế Moody’s theo dõi.
Trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, ông Jonathan Pincus, kinh tế gia thuộc chương trình Việt Nam của trường Harvard Kennedy School cũng nhận xét : “Có rất nhiều nợ xấu tại Việt Nam vì có rất nhiều các khoản tín dụng đã được cấp phát cho các dự án vô tích sự. Quyết định cho vay đã được thực hiện trên cơ sở thân thế, quan hệ, hơn là vì chất lượng của dự án ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét