Pages

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Một số ý kiến chuyên gia về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ đi thăm châu Á lần đầu tiên vào tuần tới, cuộc thảo luận giữa ông với Bắc Kinh sẽ chú trọng đến thái độ ngày càng hung hăng của Bắc Triều Tiên và những tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Thông tín viên Đài VOA Scott Stearns tường trình về những đối thủ hàng hải của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền như thế nào.

Bắc Kinh nói rằng việc tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông là để bảo vệ chống lại những cuộc tấn công trên biển và trên không tại vùng biển tranh chấp.

Tuy nhiên Việt Nam cho rằng việc tuần tra của Trung Quốc gây nguy hại cho con đường hàng hải. Việt Nam nói Trung Quốc bắn vào một tàu của ngư dân Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.

Trung Quốc nói họ không làm gì sai trái cả. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi cho biết:

“Việc phản ứng của đơn vị Trung Quốc liên hệ chống lại tàu thuyền đánh cá bất hợp pháp của Việt Nam là thích đáng và hợp lý.”

Tại Biển Đông, Bắc Kinh dùng chính sách giải quyết riêng bới từng nước đồi chủ quyền. Ông Christian LeMiere thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế  về Chiến lược nói.

“Rõ ràng Việt Nam ở trong một vị thế rất yếu nếu phải đàm phán song phương với Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam có thể tìm kiếm sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Ấn Độ, hay ít nhất chứng tỏ là những quốc gia này có dính líu trong cuộc đàm phán thì Việt Nam mới có thể ở trong một vị thế mạnh hơn.”

Trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, Philippines  đang đưa  Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc trong khi vẫn tái xác nhận những liên minh cũ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói:

“Philippines là một trong 5 đồng minh của Hoa Kỳ tại châu Á-Thái Bình Dương, và là một mối quan hệ rất, rất quan trọng tại thời điểm này khi có những căng thẳng về Biển Đông, nơi mà Hoa Kỳ ủng hộ bộ qui tắc ứng xử COC và Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc về một số những căng thẳng và chúng ta muốn thấy được giải quyết qua một thủ tục trọng tài.”

Vậy thì Việt Nam có thể cùng với Philippines đưa vấn đề ra trước cơ quan trọng tài Liên Hiệp Quốc hay không? Giáo sư Ruth Wedgwood, trường đại học John Hopskin nói có thể như vậy.

“Đối với tôi, điều hợp lý là cùng với Philippines và tuyên bố song song với Philippines là Cảnh sát Biển Trung Quốc, dù theo lệnh của Tỉnh trưởng Hải Nam hay theo chỉ thị của Bắc Kinh, rõ ràng là không nên làm áp lực buộc các nước láng giềng trong vùng phải trở lại với giới hạn 3 dặm của thời xa xưa. Trung Quốc đang làm áp lực một cách nặng nề.”

Chính là vì áp lực này làm cho giáo sư Lê Quán Hằng thuộc trường đại học American tin là Việt Nam, Malaysia và Brunei sẽ không tham gia chung với Philippines.

Bà nói truyền thống xâm lược của Trung Quốc làm cho Việt Nam đặc biệt dè dặt.

“Những gì Việt Nam muốn làm đều bị Trung Quốc từ chối. Việt Nam hiểu là không thể làm gì hơn bởi vì trong vòng 10 năm qua, Hải quân Trung Quốc đã được hiện đại hóa một cách nhanh chóng.”

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết hơn 3 triệu kilômét vuông vùng biển từ Singapore đến eo biển Đài Loan, khu vực có phân nửa tàu bè thương mại trên thế giới qua lại.

Scott Stearns
04.04.2013

(VOA)

Không có nhận xét nào: