Pages

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Tướng Nguyễn Chí Vịnh đang mơ giữa ban ngày


Personalities_Politician_ĐCS_Nguyễn Chí Vịnh

NLG bình lựng:
Bài trả lời phỏng vấn
của báo Tuổi Trẻ ngày 22/4/2013
Như mọi lần, báo TT khéo chọn ngày lễ lớn như Tết hay kỷ niệm 30.4 sắp đến để phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, một ngôi sao sáng chói trong lĩnh vực đối ngoại về quốc phòng với lối ăn nói hết sức lưu loát và lập luận khá chặt chẽ. Khác với những phát biểu trước(*), lần này tướng Vịnh hoàn toàn không đề cập đến vấn đề chủ quyền của VN đối với hai quần đảo HS-TS đang bị TQ triển khai mở rộng mọi mặt, quân sự lẫn dân sự (trá hình) theo kế hoạch xác lập chủ quyền của chúng trên biển Đông theo chiếc lưỡi bò ham hố, ngang nhiên xem biển Đông là ao nhà với”quyền lợi cốt lõi”, hăm he sẵn sàng ra tay “chiến đấu” để “bảo vệ vùng biển thiêng liêng của dân tộc Trung Hoa” như Tập Cận Bình tuyên bố gần đây trong chuyến thăm ngư dân và căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam. Nói khác đi, tướng Vịnh cố tình “xem như không biết” động thái này, có thể BBT báo TT đã không dám (hay né tránh) đặt câu hỏi hóc búa về những hoạt động ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của VN và Philippines trong những tháng gần đây, giúp tướng Vịnh không rơi vào một thế kẹt, chọc giận người anh cả đỏ láng giềng tham lam”thâm căn cố đế”? Mặt khác, trong cuộc trả lời phỏng vấn này, chúng ta cũng không nghe tướng Vịnh đề cập đến chiến lược quay lại Châu Á của Hoa Kỳ, xem đây là động thái gây bất ổn cho khu vực theo quan điểm của TQ như lần trả lời phỏng vấn trước. Một thay đổi về nhận thức, hướng đến một sự cải thiện quan hệ “đối tác” Việt-Mỹ hay chỉ là một cách cân đối chiến thuật trong thế cờ “kẹt” giữa Mỹ và Trung quốc ?
Về vịnh Cam Ranh, tướng Vịnh vẫn nhắc lại điều mà TQ mong muốn nhất, ngỡ rằng như thế là “khôn ngoan” nhưng vô tình đã đánh mất lợi thế địa chính trị và quân sự vô cũng quan trọng mà thiên nhiên đã ban tặng cho dân tộc Việt Nam đối với biển Đông. Lẽ ra chúng ta cần thông minh hơn nếu chủ động kêu gọi lập ra một tổ chức(hay liên minh) quốc tế đa phương–với thành phần các nước có liên quan trọng khu vực Châu Á-TBD—để bảo vệ tuyến hàng hải huyết mạch qua lại trên vùng biển rộng lớn này lấy Cam Ranh làm trung tâm quốc tế giám sát và điều phối, ngăn chận mọi khả năng xung đột quân sự hay bá quyền nước lớn trong khu vực mang âm mưu độc chiếm biển Đông. Với lối tư duy sợ sệt, “ăn theo” những lập luận cũ rích như hiện nay chẳng có ai lên tiếng công khai ủng hộ quan điểm “HS-TS là của VN” [vì họ chẳng muốn vì VN mà phải đóng cửa với TQ hoặc bị TQ cô lập, phong tỏa kinh tế...] trong khi VN chẳng có vai trò gì tích cực chủ động trong cộng đồng quốc tế, và hệ quả có thể thấy trước là VN không những chẳng gìn giữ được phần còn lại của quần đảo Trường Sa mà còn bó tay trước những đe dọa ngày càng trắng trợn của các lực lượng hiếu chiến. Phải chăng chúng ta cần chủ động gấp rút xây dựng một cơ cấu hợp tác chiến lược với cộng đồng quốc tế về vấn đề an ninh hàng hải? Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể vừa bảo vệ chủ quyền HS-TS, vừa dùng cơ chế giám sát quốc tế này làm đòn bẩy để ngăn chận Trung quốc lấn chiếm, bắt bớ ngư dân đánh bắt trong vùng biển thuộc chủ quyền VN và đe dọa an ninh , hoạt động khai thác dầu mỏ, khí đốt của chúng ta ở thềm lục địa theo UNCLOS 1982.
Thật đáng thất vọng khi nghe tướng Vịnh một mặt tuyên bố rất cởi mở rằng” chúng ta phải thông tin đầy đủ, khách quan về tình hình đất nước cho người dân, cả về những thuận lợi cũng như khó khăn để tạo sức mạnh đồng thuận. Cơ chế thị trường tác động đến con người theo nhiều chiều khác nhau, tích cực và tiêu cực, một mặt chúng ta phải chấp nhận đặc điểm ấy của sự phát triển và hội nhập, mặt khác chúng ta phải công khai, minh bạch để người dân có định hướng đúng”, mặt khác thì thông tin về TQ có thật là “đầy đủ”,”khách quan” không? Mong rằng đây không là lời nói mị dân thưa Thượng tướng ? Vậy thì xin hỏi sách lược của chúng ta đối với những hoạt động hiếu chiến của TQ sao không thấy Ông cho biết, không hề nghe bộ quốc phòng nước ta lên tiếng trước những phát biểu hăm dọa của Tập Cận Bình hay thái độ đe nẹt láo xược qua chiếc loa của người phát ngôn chính phủ hay bộ quốc phòng TQ ?
Tin đồn rằng VN muốn máy bay thám thính hiện đại P-3C Orion của Hoa Kỳ để chống tàu ngầm của TQ là hư hay thật ? Nếu là sự thật thì rõ ràng VN đang có khuynh hướng muốn thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của 16 chữ vàng ? Hay chỉ là tin đồn nhảm trong động tác giả của nhà cầm quyền. Và cuối cùng là liệu cuộc đàm phán về COC giữa ASEAN và TQ sẽ có kết quả hay chỉ là đòn phép của TQ để tách các nước ASEAN khỏi bó đũa “đoàn kết” và cô lập VN trong vấn đề chủ quyền lãnh hải mà Hun Sen là tên giặc xung kích của chiến lược bảo vệ cái gọi là quyền lợi cốt lõi của TQ trên biển Đông.
Trong tư tưởng đại Hán của nhà cầm quyền Bắc Kinh làm gì có cái gọi là ” luật pháp quốc tế (và) bình đẳng giữa các quốc gia”(**) như Tướng Vịnh nói (có phát biểu giùm cho Bắc Kinh không đấy), xin chớ nuôi mộng giữa ban ngày !
(*)Mời xem lại:
Tướng Vịnh:
“Chỉ trong vài năm qua, Hoa Kỳ bày tỏ tham vọng và trên thực tế họ đã can dự, đã hiện diện rất ồ ạt vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương (có thể thấy rõ nhất qua một số hiệp ước mà Mỹ đã ký với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippines… gần đây). Như vậy ở đây ai là người đã cho Mỹ có một lý do để can dự vào khu vực? Và họ vào dễ dàng như thế, ít gặp phải sự phản đối hay quan ngại như thế?”
và rằng:
“…Tôi đã có lần nói với một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam”
trong
(**) tham khảo thêm:
Cách Trung Quốc dùng “luật” tại Biển Đông
Mưu đồ thiết lập “trật tự biển Đông”
UNCLOS và thái độ hai mặt của Trung Quốc

Không có nhận xét nào: