Pages

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Suy nghĩ của anh nông dân văn hóa lớp 3



Trịnh Tuyên* - Bên cạnh nhà tôi có anh nông dân tên là Lê Văn Ủy, chừng năm mươi tuổi, thời bé, chỉ học hết lớp ba rồi bỏ học. Nguyên nhân là cô giáo dạy quá kém, anh ta làm toán đúng, cô bảo sai, anh ta văng tục rồi vĩnh viễn bỏ học. Con người này có cá tính rất bộc trực.
Tối qua khi ngồi với tôi uống nước chè, xem chương trình thờisự. Đến đoạn đài truyền hình đưa tin tòa án HẢI PHÒNG xét xử anh em nhà Đoàn Văn Vươn tội giết người, riêng Đoàn Văn Vươn phải chịu án phạt năm năm tù giam, những người khác tội “chống thi hành cồn vụ”, anh tỏ ra giận dữ: – Cướp đất nhà người ta, phá nhà người ta, lại còn xử tù người ta. Đúng là chỉ ở Việt Nam mới có chuyện lạ đời như thế!

Tôi ngạc nhiên nhìn anh ta từ đầu đến chân, cứ như anh vừa lột xác thành một người khác. Lâu nay anh ta chỉ quanh quẩn ruộng đồng, chăn trâu cắt cỏ, có đi đến đâu, vậy mà cũng đưa ra chính kiến thật xác đáng. Thì ra với cách nhìn bộc trực, anh đã quy nạp tòa án với những người ra lệnh cưỡng chế sai pháp luật đối với gia đình Đoàn Văn Vươn là một.
Tôi nói với anh ta rằng, ở Việt Nam, khi những người được lãnh đạo chính quyền ra lệnh đi bắt bớ hoặc cưỡng chế người dân, giả dụ như nhà anh Vươn, dù sai pháp luật, cũng phải chấp hành, chống lại là tù mọt gông. Tôi lại dẫn ý kiến của một vị giáo sư nào đó nói rằng : Ở nước Đức phát xít, ngay từ đầu thế kỷ trước, điều 113 trong bộ luật hình sự của họ đã ghi rõ ràng mạch lạc rằng : Chỉ những người thực thi đúng quy định của pháp luật, mới được thừa nhận là người thi hành công vụ, ai chống lại mới phạm tội “ chống thi hành công vụ”. Còn những người thực thi công vụ sai pháp luật, người dân có quyền tự vệ như đối với một lũ kẻ cướp! Khuôn mặt anh ta bổng rạng rỡ: – Hóa ra, luật pháp của nhà nước phát xít còn có điều luật bảo vệ người dân, chống lại kẻ lạm quyền. Còn ở Việt Nam, luật pháp sinh ra là để bảo vệ giới lãnh đạo? – Thì đúng thế đấy! Tôi thực sự vui mừng về nhận thức của một nông dân Việt Nam thời mở cửa.
Tôi lại nghĩ, đó là nhận thức của một anh nông dân, văn hóa lớp ba, chứ còn trong quân đội ta, đại đa số tốt nghiệp đại học, và chí ít, cũng phổ thông trung học, hẳn họ nhận thức cao hơn. Khi hiến pháp bắt buộc họ trung thành với đảng, nhưng đảng lại không trung thành với nông dân, tức là cha mẹ họ, thì liệu họ có trung thành với đảng hay không?
Tác giả gửi cho Quê Choa
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, )
Nguồn Blog Quê Choa
* Nguyên là sỹ quan CS Điều tra, Công an Thanh Hóa

Không có nhận xét nào: