Pages

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Hội Y tế Người Việt tại Hoa Kỳ: Mỗi thế hệ một chặng đường

Hoà Ái, phóng viên RFA

Vietnamese American Medical Association (VAMA) vừa tổ chức “Đại hội Kỷ niệm 40 năm-Những thành quả và đóng góp của y giới người Mỹ gốc Việt” hồi cuối tháng 8 tại Washington

Vietnamese American Medical Association (VAMA) vừa tổ chức “Đại hội Kỷ niệm 40 năm-Những thành quả và đóng góp của y giới người Mỹ gốc Việt” hồi cuối tháng 8 tại Washington
 www.vamausa.org




Hội Y tế người Việt tại Hoa Kỳ-Vietnamese American Medical Association (VAMA) vừa tổ chức “Đại hội Kỷ niệm 40 năm-Những thành quả và đóng góp của y giới người Mỹ gốc Việt” hồi cuối tháng 8 tại vùng Hoa Thịnh Đốn. Sau đây, Hòa Ái có cuộc trao đổi với Bác sĩ Trần Văn Sáng, cựu Chủ tịch Hội Y tế Miền Đông Bắc Hoa Kỳ, đồng thời là Trưởng Ban Tổ chức Đại hội vừa nêu, để nghe chia sẻ về hoạt động kể từ những ngày đầu tiên giới y sĩ VN đặt chân đến đất nước này.


Hòa Ái: Xin chào Bác sĩ Trần Văn Sáng.
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Xin kính chào quý khán thính giả của đài ACTD và và xin chào Hòa Ái.
Hòa Ái: Thưa Bác sĩ, câu hỏi đầu tiên là “Hội Y tế người Việt tại Hoa Kỳ” được thành lập như thế nào và với mục đích gì?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: “Hội Y sĩ tại Hoa Kỳ” có tên “Vietanmese Medical Association of US” đầu tiên được thành lập vào năm 1989 tại Anaheim, California. Lúc bấy giờ tất cả các y sĩ VN tại Hoa Kỳ phần lớn rời khỏi VN vào năm 1975, sau đó lần lượt họ đến Hòa Kỳ. Trong những ngày đầu tiên họ gặp khó khăn trong vấn đề học để trở lại ngành nghề. Và sau khi trở lại hành nghề rồi thì họ có một tâm tình muốn gặp gỡ bạn hữu và tất cả những người họ không biết sẽ gặp lại hay không. Chính vì vậy mà họ quyết định thành lập Hội Y sĩ tại Hoa Kỳ. Cho đến 10 năm sau,  năm 1998, tên Hội được đổi lại thành “ Vietnamese Medical Association in America”, viết tắt là VAMA. Mục đích thành lập Hội chỉ là thân hữu, bạn hữu, đồng nghiệp và những người cùng cảnh ngộ muốn trao đổi và giúp đỡ nhau để giúp cho các thế hệ sau.
Hòa Ái: Tính cho đến bây giờ là 40 năm, trong Hội có 4 thế hệ với “mỗi thế hệ-một chặng đường”. Mỗi thế hệ có hoạt động chính yếu như thế nào, thứ Bác sĩ?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Thật sự quan niệm về “4 thế hệ” chỉ được đem ra trong ngày kỷ niệm “40 năm-Thành quả và Sự đóng góp” của Hội đối với người Mỹ và cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ mà thôi. Chính vì 40 năm đó thì mới có ý niệm “4 thế hệ”. Tại sao 4 thế hệ? Thế hệ số 1 là những bác sĩ đầu tiên đến Hoa Kỳ. Họ có thể đã hành nghề, đã từng là giáo sư, đã từng giữ chức vụ hay đã thành công trước năm 1975. Sau qua đây thì họ làm lại cuộc đời với nghề y.  Nhưng sau thế hệ đó thì có một số các anh em ngày xưa học trong trường Y khoa nhưng bị dở dang hay không có cơ hội chấm dứt học trình của mình để trở thành bác sĩ rồi qua Mỹ tiếp tục học hoặc qua Mỹ rồi mới học vào bác sĩ thì đó là thế hệ 1.5 hay thế hệ số 2. Vì họ biết thân phận của họ và họ làm việc rất hăng sai Hiện nay, thế hệ đó rất thành công tại Hoa Kỳ không những trong lãnh vực chuyên môn mà họ giữ những chức vụ rất cao trong nghiên cứu, trong các bệnh việc và các tổ chứ y tế của Hoa Kỳ. Thế hệ thứ ba là thế hệ hoàn toàn không liên hệ gì tới những ngày xa xưa hết. Họ lớn lên ở đây, họ được nuôi dưỡng và có đủ điều kiện học hành rất dễ dàng và cũng rất thành công. Tại vì thế hệ đầu tiên sẽ hồi hưu, hiện nay họ tầm khỏang 7-8 chục tuổi, có người 90 tuổi thì thế hệ số bốn là thế hệ con cháu của họ sẽ nối tiếp làm những công việc trước đây cha ông họ đã làm.
Hòa Ái: Theo Hòa Ái được biết hiện giờ Hội gồm có những hội về y tế của người Việt ở các vùng địa phương. Trong các hội địa phương cũng có những hoạt động trở lại VN. Thưa Bác sĩ có thể chia sẻ thêm chi tiết về điều này.
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Trong hội địa phương, đặc biệt trong vùng của Virginia-Maryland-Washington DC gọi là “Hội Y tế Miền Đông Bắc Hoa Kỳ”, tức là “Vietnamese Medical Society of North-East America”, trong đó gồm có các dược sĩ, y sĩ và nha sĩ. Các anh  em trong hội thường có các chương trình vì họ muốn làm gì đó cho VN. Không phải do Hội Y tế Miền Đông Bắc Hoa Kỳ về VN nhưng các thành viên của hội này có những hoạt động riêng rẽ, ví dụ như “Hope for Tomorrow” về giúp cho đồng bào VN về chửa răng, phòng chống ung thư răng miệng…Họ tham gia vào một trong những nhóm này. Họ kết hợp với “Operation Smile” của Mỹ cũng về VN để giải phẫu vá miệng hàm ếch…Bên cạnh đó còn các hoạt động khác của cá nhân, gia đình là những người có thân nhân ở VN hay cha mẹ trước đây là bác sĩ ở VN thì họ muốn trở về những nơi cha ông mình đã từng làm việc để giúp đồng bào hoàn toàn trên tinh thần thiện nguyện. Họ là giới trẻ, không biết nhiều về VN nên họ muốn gặp gỡ người VN, muốn biết cuộc sống của người VN như thế nào để về Mỹ họ sẽ tìm cách giúp đỡ mặt này mặt khác, gọi là “medical mission to Vietnam”. Hiện nay có rất nhiều hội đoàn ở nhiều nơi về VN giúp.
Hòa Ái: Thưa câu hỏi sau cùng dành cho Bác sĩ nói riêng với vai trò là một trong những người đầu tiên hoạt động trong lãnh vực y tế thì với một lời nhắn nhủ cho những thế hệ trẻ y giới người Mỹ gốc Việt sẽ là gì và sự hỗ trợ của riêng Bác sĩ hay của những người trong thế hệ thứ nhất như Bác sĩ cho các thế hệ sau trong lãnh vực y tế ra sao?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Bác sĩ chỉ nói về kinh nghiệm cá nhân của những người đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống mà mình đã trải qua được và mình có được ơn làm việc trở lại. Những điều mà giới đầu tiên muốn chia sẻ với thế hệ trẻ là thực sự thế hệ trẻ hiện nay có rất nhiều ưu điểm, có đủ các điều kiện và nếu chịu khó học thì sẽ rất thành công, nhất là ở xứ sở mà lúc nào họ cũng có điều kiện để thành công. Thêm nữa, họ có thể dùng tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng. Đó là điều cộng đồng cần tại vì có nhiều người trong cộng đồng VN rất cần hỗ trợ về y tế, đôi khi họ không có bảo hiểm. Anh em nào có khả năng, có tiền bạc, tài chính nên đóng góp cho cộng đồng tại Hoa Kỳ trước, phối hợp với những người lớn tuổi trong ngành y để học hỏi kinh nghiệm, đóng góp cho cộng đồng của mình và đóng góp cho cho những tài năng sau này. Đây là công việc mà Hội đang làm hiện nay.
Hòa Ái: Cảm ơn thời gian của Bác sĩ chia sẻ với đài ACTD
.

Không có nhận xét nào: