Vào năm Thành Thái thứ 19, tức năm 1906, trường Sư phạm Hà Nội mới mở ra. Trường lấy những ông Cử nhân, Tú tài Hán học, hoặc những người đã đậu nhất trường, nhị trường các kỳ thi Hương để học chữ Quốc ngữ, đợi khi mãn khoá thì bổ nhiệm làm giáo viên. Chương trình học và thi có những bài toán pháp, địa dư, cách trí và chữ Nho dịch ra Quốc văn.
Có một ông họ Hoàng, hàm tri huyện, là giáo học trường sư phạm ra đầu bài chữ nho cho thí sinh dịch.
Đầu bài lấy từ phần chính văn của sách Đại học, một trong Tứ Thư:
“Tri chỉ, nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc.”
Các giáo sinh đều dịch theo đúng nghĩa:
“Có biết đến cùng, sau mới định trí, định trí sau mới tĩnh, tĩnh sau mới yên, yên sau mới có thể nghĩ ngợi tinh tường, nghĩ ngợi tinh tường sau mới lĩnh hội được điều phải điều hay.”
Riêng trong số giáo sinh có ông Cử nhân Nguyễn Văn Bật, sinh vào khoảng năm 1880, quê ở Sơn Tây, ngày thường hay tỏ vẻ bất bình vì xem thường tri huyện họ Hoàng không phải là khoa bảng xuất thân nên có ý dịch khôi hài để chế nhạo:
“Người ta phải biết ăn ở cho phải chẳng thì chí hướng mới định. Muốn thế phải đến làng Tri Chỉ mà ở. Chỗ đã định rồi thì phải tìm thú vui, thứ vui không đâu bằng phố Năng Tĩnh, Nam Định. Chỗ ấy có lắm cô đầu ở. Đã có thú vui rồi mới nghĩ ngợi được mọi cơ mưu. Thí dụ như người làm quan phải nghĩ làm sao lấy được nhiều tiền. Khi đã có nhiều rồi phải có trò chơi thỏa thích như đánh tổ tôm, làm thế nào ù được nhiều, lấy vợ làm sao đẻ được nhiều con, thế mới gọi là năng đắc.”
Làng Tri Chỉ là một làng thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên, nơi sản xuất rất nhiều cô đào danh ca.
Ông tri huyện họ Hoàng xem bài dịch rất lấy làm căm tức, đưa trình hội đồng. Hội đồng gốm có Phó bảng Phạm và một số người khác. Ông Phó bảng Phạm kêu ông Cử Bật đọc bài, Cử Bật cứ thản nhiên đọc nguyên văn như trên không ngượng nghịu gì. Ai nấy đều bưng miệng cười.
Phó bảng Phạm hỏi Cử Bật:
“Nghĩa sách thầy học như vậy à?”
Cử Bật thưa:
“Bài dịch này tôi chủ ý để riêng ông huyện Hoàng xem, chứ không ngờ đến tai Hội đồng, xin ngài châm chước cho.”
Ông Phó bảng Phạm liền phạt Cử Bật không được dự thi kỳ nào nữa.
Ông Cử Bật vì dịch đùa mà đường công danh bế tắc. Còn ông Phó bảng Phạm xem ra cũng nghiêm khắc.
*
Đây là chuyện do cụ Phùng Tất Đắc kể lại. Hơn 100 năm sau, ở nước Việt Nam xã nghĩa cũng có một ông, ông này làm tới chức Bộ Trưởng Thông Tin & Truyền Thông của Đảng và Nhà nước ta là ông Lê Doãn Hợp. Báo chí tặng cho ông này cái nickname “Hợp Lề Phải”. Mới đây “báo, đài lề phải” ở hải ngoại có phỏng vấn ông này và đài Bọn Bọ Chét có đưa lên cho bàng dân thiên hạ biết cái tài chọc cho chúng chửi của ông “Hợp Lề Phải” phát tiếng bằng cái lưỡi của con bò này..
Nghe ông này nói còn bắt tức cười hơn ông Cử nhân Nguyễn Văn Bật dịch nhiều.
“Hợp Lề Phải” đã từng “nổi tiếng” vì “định hướng”: “Báo chí lề phải là báo chí đi đúng theo sự chỉ đạo của đảng CSVN”.
Nay, trước khi được Đảng “phát tang” chức Bộ Trưởng Truyền Nhiễm cho về vườn, cũng bắt chước tên “Sự Đái” Lưng Cong Phệ nói bậy cho chúng chửi về câu tuyên bố về lãnh thổ, lãnh hải:
“Bây giờ ta yếu ta dâng lãnh hải, bán lãnh thổ cho TC. Mai sau con cháu ta mạnh lên chúng nó sẽ đòi lại”.
Đại sứ gì mà nói… ngu như bò!
Xin hãy nghe “Hợp Lề Phải” “dịch” lại những gì mà hắn đã nói:
“Vấn đề báo chí đi đúng lề đường bên phải là tôi nói đầy đủ nhưng mà nhiều anh em báo chí cứ cắt gọn đi, tức là có câu giữa nhưng không có câu trước, câu sau.
Trong khi anh em báo chí nói thì tôi có nói như thế này: Gần như tất cả mọi nghề nghiệp trên thế giới, muốn an toàn và tự do đều phải làm đúng luật. Cái đó là văn minh của loài người.
Tôi nói cái ý đó là tất cả mọi ngành nghề trong đất nước này muốn an toàn và tự do thì phải làm đúng luật, cũng như người tham gia giao thông sẽ an toàn và tự do nếu mình đi đúng lề đường bên phải. Chứ còn mình ra đường xe máy mình đi, mình nhảy sang đường ô tô mình đi làm sao an toàn được.
Phải nói đầy đủ như vậy, nhiều khi nó cứ cắt đi thì “lề đường bên phải” như trói buộc, nhưng không phải”.
Độc giả đã thấy cái phát đại ngôn của cái lưỡi con bò “Hợp Lề Phải” chưa? Ông Cử nhân Nguyễn Văn Bật thì dịch nghĩa để chọc ông Huyện Hoàng dốt nát. Ông “Hợp Lề Phải” thì “dịch” để cho mọi người thấy cái lưỡi… ngu như bò của mình!
Chưa hết!
Khi được tờ báo của Việt kiều cò mồi hỏi về báo chí tư nhân. “Hợp Lề Phải” nhà ta bèn “nổ” như sau:
“Báo chí tư nhân để cho ra đời thì VN phải có một lộ trình và phải giải quyết 3 vấn đề. Ba vấn đề này giải quyết tốt thì báo chí VN mới có thể tiến kịp thời đại và thế giới được”.
Nghe khiếp chưa quý vị?
Xin nghe tiếp 3 vấn đề của ông “Hề Lải Phợp”:
-Thứ 1 luật lệ. Luật lệ VN nói thật chúng tôi mới vào cuộc mấy chục năm Đổi Mới nên luật lệ phải sửa liên tục và nó không theo kịp cái vận động cuộc sống và hội nhập thế giới. Các luật hiện nay còn quá lỏng và các chế tài xử lý không nghiêm.
-Cái thứ hai, mà tôi cho là rất quan trọng, là tính chuyên nghiệp của người làm báo. Chúng tôi hiện có 17.000 phóng viên nhưng mà tính chuyên nghiệp chưa cao.
-Và cái thứ ba là dân trí. Chúng ta phải nâng dân trí lên để dân có thể coi là lực lượng giám sát báo chí cao nhất, tối thượng nhất.
“Dân trí Việt Nam còn thấp lắm!”
Đúng là miệng nhà quan VC có… phân, có cứt!
Năm ngoái, khi tai nạn giao thông xảy ra ở Cầu Ghềnh ở Biên Hoà vì mấy ông gác cầu chễnh mãng công việc thì ông Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải của VC mắng dân là KHÔNG CÓ VĂN HÓA GIAO THÔNG!
Nay, vì bị báo chí công kích về chuyện “Lề Phải”, được báo , đài cò mồi ở hải ngoại hỏi về báo chí tư nhân thì anh “Hề Lải Phợp” lại xấc xược “phán”:
“Dân trí Việt Nam còn thấp lắm!”
Câu nói của cụ Tản Đà:
“Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên bọn chúng dễ làm quan”
hồi thời Pháp thuộc xem ra đúng với lời tuyên bố chê bai “17.000 phóng viên báo chí tính chuyên nghiệp chưa cao” khinh miệt nhân dân Việt Nam “dân trí còn thấp” và “LUẬT LỆ PHẢI SỬA LIÊN TỤC VÀ NÓ KHÔNG THEO KỊP CÁI VẬN ĐỘNG CUỘC SỐNG VÀ HỘI NHẬP THẾ GIỚI” của tên Bộ Trưởng sắp về vườn Lê Doãn Hợp!
Đúng là những lời nói của những kẻ có cái lưỡi của con bò!
LÃO MÓC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét