Pages

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Biển Đông và hành động “hôi của” từ láng giềng

Trung tuần tháng 6, tôi đọc được mẫu tin về những hành động “hôi của” giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh văn minh thời xã hội chủ nghĩa, lấy cắp tài sản của người khác khi họ bị tai nạn. Thật đau xót khi nhận ra hành động của một xã hội chủ nghĩa khác đến từ Trung Quốc, hiểm họa mất biển Đông với hành động “hôi của” từ láng giềng.
Trích từ một bài báo trong nước trên internet:

“15 giờ chiều 16/6/2011, một người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay ngã năm An Dương Vương (đoạn giao nhau của các đường An Dương Vương – Trần Phú – Sư Vạn Hạnh thuộc phường 8 và 9, quận 5, TP.HCM) thì bị hai tên cướp đi xe máy từ phía sau giật giỏ xách. Nhờ nhanh trí, người đàn ông này giữ chặt giỏ xách của mình nên hai tên cướp không giật được phải đành tẩu thoát. Nhưng vì sự giằng co quá mạnh nên giỏ xách của người đàn ông bị rách toạc và số tiền để trong giỏ bị bay ra đường.
Lợi dụng tình cảnh lúng túng của người đàn ông, những người đi xe máy gần đó cùng một số người dân trong khu vực xảy ra vụ cướp đã ào ra giữa đường lượm mất số tiền bị rơi ra trước ánh mắt thẫn thờ và bất lực của người đàn ông bị nạn. Chỉ trong vòng chưa tới hai phút, số tiền của người đàn ông ấy đã bay vào túi của những người “hôi của” quá vô tâm và đi mất.”
Chúng ta không thể phủ nhận một câu chuyện có thật về hành động hôi của, điều này cũng cho ta một cái nhìn khách quan hơn về hành động “hôi của” biển Đông của Trung Quốc và các nước láng giềng. Một hành động mà liệu rằng nếu chính quyền ViệtNamđể chậm trễ hơn nữa thì biển Đông có được đưa ra xét xử đa phương hay không.? Và khi đó có còn láng giềng nào trong khối ASIAN ủng hộ giải quyết tranh chấp đa phương theo luật quốc tế nữa không.?
Ở một khía cạnh chủ quan, hiện giờ tôi có thể nói lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa (biển Đông) là thuộc chủ quyền của ViệtNam. Nói chính xác hơn đó là lãnh hải của Việt Nam Cộng Hòa, trước đó đã được chính quyền Pháp bảo hộ chủ quyền. Kể từ biến cố năm 1958 bởi công hàm Phạm Văn Đồng công nhận hải phận 12 hải lý bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, dẫn đến hành động dạy cho Việt Nam bài học năm 1979, đó được xem như là những bước khởi đầu để Trung Quốc tiến ra nam Hải. Dẫn đến hành động Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò đứt đoạn tuyên bố chủ quyền với Nam Hải. Sau nhiều năm liền tranh chấp, tranh giành chủ quyền lãnh hải quanh Hoàng Sa và Trường Sa không xong. Đứng trước sự phản đối của Việt Nam và cả khối ASIAN về biển Đông, giới chức chính quyền Trung Quốc đã nghĩ ra kế sách khá thâm hậu, phản khách vi chủ để đạt mục đích nhất tiển hạ song điêu.
Mặc dù Trung Quốc biết rõ họ chỉ là khách trên biển Đông, nhưng lại cố tỏ ra không biết mà khẳng định chủ quyền của họ trên biển Đông. Dưới tư cách ngụy quân tử là chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đã ra thượng sách mời gọi các nước trong khu vực ASIAN đang tranh chấp biển Đông vào bàn đàm phán song phương. Bổng nhiên như vớ được vàng, các nước trước đây không thể mạnh miệng tuyên bố chủ quyền lên biển Đông, thì nay họ cũng nhảy vào đòi hỏi tranh chấp và chấp nhận đàm phán song phương cùng Trung Quốc. Biến không thành có, biến khách thành chủ. Nếu vấn đề biển Đông được đem ra công khai quốc tế thì liệu rằng Trung Quốc có thể đi đêm đàm phán song phương với các nước trong khu vực ASIAN nữa không.??? Chính vì lẽ đó, họ đã dùng mọi cách để phản bác ViệtNamvà Philipines đưa vấn đề biển Đông ra đàm phán đa phương. Mặt khác có thể phía Philipine dùng con bài đưa biển Đông ra đàm phán đa phương để gây áp lực với Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải vào bàn đàm phán song phương hợp tác ăn chia biển Đông trong tay của Việt Nam. Như vậy, công hàm của Phạm Văn Đồng năm 1958 chẳng khác nào đưa Việt Nam vào thế là người bị tai nạn và đánh rơi bọc tiền. Nay các nước khác trong khu vực cũng sẽ đi đêm đàm phán song phương với Trung Quốc để nhằm đạt được mục đích cùng được thăm dò và khai thác tài nguyên từ biển Đông, một hành động hôi của mà trước đây họ khó có thể làm đơn phương. Từ không có gì về chủ quyền với biển Đông, bằng cách tuyên bố đàm phán song phương lên từng nước trong khu vực, Trung Quốc vô tình khiến cho các nước trong khu vực gián tiếp thừa nhận Trung Quốc là chủ quyền của biển Đông (biển Nam Trung Quốc), tách rời khỏi Việt Nam. Từ không có gì về chủ quyền đối với biển Đông, các nước trong khu vực khi đó cũng nghiễm nhiên được ăn chia lợi ích từ đó mà ra.
Quả thật là nhất tiển hạ song điêu, một hành động hùa theo hôi của từ sự xách động của chính quyền Trung Quốc lên các nước trong khu vực ASIAN. Ta cũng có thể thấy rất rõ, trước đây Philipines hết mực lên tiếng phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia Philipine, đòi hỏi giải quyết tranh chấp đa phương. Nay họ đã quay ngoắc 180 độ sang ủng hộ hợp tác song phương cùng khai thác lợi ích từ Hoàng Sa và Trường Sa với Trung Quốc. Một sự tranh thủ hôi của.!
Liệu rằng sắp tới đây sẽ đến những nước nào trong khu vực sẽ lên tiếng hợp tác song phương cùng khai thác lợi ích với Trung Quốc trên biển Đông của Việt Nam.??? Liệu rằng, đến khi đó ViệtNamcó còn đủ sức kêu gọi các nước trong khu vực ASIAN giải quyết tranh chấp biển Đông đa phương để bảo vệ lãnh thổ quốc gia không.?
Đến khi các nước trong khu vực đã công khai hóa hợp tác song phương với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, thì đến một lúc nào đó Trung Quốc sẽ chọn thời điểm thích hợp để tuyên bố chủ quyền không thể chối cải đối với Hoàng Sa và Trường Sa thông qua các hợp tác song phương với các nước trong khu vực đã ký. Khi đó không còn nước nào đủ tư cách để đồng ý giải quyết đa phương trong tranh chấp biển Đông.
Nếu nhân dân Việt Nam không hành động ngay, đi trước Trung Quốc để ngăn chận hành động đàm phán song phương của Trung Quốc lên các nước trong khu vực, thì việc Việt Nam bị mất biển Đông và không thể đàm phán đa phương trong tương lai là một điều hiển nhiên sẽ xảy ra. Chẳng khác nào một đất nước bị tai nạn vì công hàm Phạm Văn Đồng, mất tài sản biển Đông mà còn bị láng giềng hợp sức hôi của.


Mai Sỹ Xuân Lâm

Không có nhận xét nào: