Trần Quang Cơ
“Đại hội VII và cái giá phải trả cho việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”,
Chương 18 hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ”
Lời Giới Thiệu: Đại hội lần thứ bảy Đảng Cộng sản Viêt Nam (17-27/6/1991) kêt thúc, Đỗ Mười được bàu làm Tổng bí thư ; Lê Đức Anh chiếm vị trí thứ hai trong Đảng. nắm giữ 3 khôi quan trọng nhất : Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao và lên chức Chủ rịch nước ; Đào Duy Tùng là Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban bí thư. Bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Dúy Tùng thâu tóm quyên lực cao nhất trong Đảng, nhưng thực chất người có ảnh hưởng lớn nhất là Lê Đức Anh. Từ sau Đại hội VII, bộ măt bành trướng, bá quyền của tập đòan thống trị Bắc Kinh đối Với Việt Nam ngày càng quỷ quyệt, can thiệp sâu và trắng trợn vào nội bô lãnh đạo Việt Nam. Sự quỳ phục của Lê Đức Anh ngày cảng bộc lộ rõ rêt trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Dưới tiêu đề “Đại hội VII và cái giá phải trả cho việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc:”, trong chương 18 hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ”, nhà ngoại giao kỳ cựu Trần Quang Cơ viết :
“Từ 17 đến 27.6.91 Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội lần thứ VII đưa lại nhiều thay đổi quan trọng về nhân sự: Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư; Lê Đức Anh nay nghiễm nhiên giữ vị trí thứ 2 trong Đảng, Uỷ viên thường trực Bộ Chính trị kiêm Bí thư Trung ương phụ trách cả 3 khối quốc phòng – an ninh – ngoại giao và lên chức Chủ tịch nước. Võ Văn Kiệt được giới thiệu với Nhà nước cử làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Đào Duy Tùng thường trực Ban bí thư. Bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng nắm bộ phận thường trực của Bộ Chính trị và của Ban Bí thư. Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị gạt ra khỏi chức Ủỷ viên Trung ương. Còn Nguyễn Cơ Thạch bị bật ra khỏi Bộ Chính trị và chuẩn bị thôi chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao… (thực ra những thay đổi về nhân sự trong Bộ Chính trị đã được quyết định từ tháng 5 và Trung Quốc đã biết). Dư luận quốc tế xôn xao cho rằng Nguyễn Cơ Thạch là “vật tế thần” trong việc Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đó mới chỉ là một cách nói đơn giản vì vấn đề không chỉ là bình thường hoá quan hệ mà là phụ thuộc hoá quan hệ.
Trước hết vấn đề đặt ra là ai sẽ thay anh Thạch giữ chức bộ trưởng ngoại giao ? Từ đầu tháng 7, tôi đã nhiều lần được triệu tập lên gặp Tổng bí thư Đỗ Mười và Trưởng ban Tổ chức trung ương Lê Phước Thọ (người thay Nguyễn Đức Tâm), để được thông báo và đả thông về dự định đưa tôi làm Bộ trưởng Ngoại giao. Lần gặp sáng ngày 10/7/91, thấy tôi vẫn từ chối, Đỗ Mười đã hiểu lầm tưởng tôi không nhận vì chưa được vào Bộ Chính trị như Bùi Thiện Ngộ – người thay Mai Chí Thọ làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ – nên hứa sẽ giải quyết chuyện đó sau khi nhận chức Bộ trưởng Ngoại giao. Tôi nói chỉ vì lý do “sức khoẻ” mà xin không nhận: “45 năm nay tôi liên tục công tác, cố gắng làm tốt các công việc được giao, không từ nan. Song lần này không thể nhận. Tôi chỉ có nguyện vọng và làm nốt công việc Thứ trưởng Ngoại giao. Đề nghị các anh quyết định theo phương án chúng tôi đề nghị ngày hôm qua: cử anh Vũ Oanh hay anh Vũ Khoan. Nhân đây tôi xin phản ảnh tư tưởng chung của anh em cán bộ nhân viên Bộ Ngoại giao là có sự đối xử chưa công bằng với Ngoại giao”.
Vì sao tôi được người ta chọn để thay Nguyễn Cơ Thạch tuy biết rõ tôi có cùng quan điểm về chính trị đối ngoại với anh Thạch ? Tôi nghĩ có 2 lý do: một là, che đậy ý nghĩa chính trị của việc thay thế Nguyễn Cơ Thạch; hai là, cơ chế mới về đối ngoại sau Đại hội VII có khả năng vô hiệu hoá hoàn toàn mới chủ trương và hành động sai khác với quan điểm của mấy vị trong Ban Thường trực Bộ Chính trị mới.
Sau khi tôi được miễn, đã có một cuộc vânh động khá sôi nổi quanh vấn đề này. Những tên tuổi như Vũ Oanh, Hồng Hà, Hoàng Bích Sơn, Vũ Khoan, Nguyên Dy Niên… được nói tới. Cuối cùng Nguyễn Mạnh Cầm, lúc đó đang là Đại sứ ta tại Liên Xô được chọn, mặc dù khi ấy ânh còn rất lưỡng lự.
Sau Đại hội VII, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, Ní thư Trung ương, phụ trách đối ngoại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Đức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của Tổng bí hư Đỗ Mười, quyết định. Những phần công việc xưa nay vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Đối ngoại chủ trì. Một thí dụ điển hình về vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể: Ngày 5/8/91, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: ‘Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Đức Duy (Đại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh’. Lê Đức Anh cho biết khi ở Trung Quốc, Phó ban Đối ngoại Trung Quốc Chu Lương có đề nghị: vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Đảng xin làm qua Trương Đức Duy. Hôm sau, Hồng Hà với tư cách Trưởng ban Đối ngoại tiếp Đại sứ Campuchia Ouch Borith, đã thông báo: “Theo sự phân công của Bộ Chính trị Việt Nam, từ nay đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Hồng Hà sẽ phụ trách việc thảo luận giải pháp Campuchia và các vấn đề liên quan. Nếu lãnh đạo Campuchia muốn bàn các vấn đề trên thì đề nghị quan hệ và thảo luận trực tiếp với 2 đồng chí đó.
Ngày 9/7/91, vừa được bầu làm Tổng bí thư, Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy tỏ ý muốn cử Đặc phái viên đi Bắc Kinh để thông báo về Đại hội VII và trao đổi về quan hệ giữa hai nước. Trước đó ít ngày–ngày 11/6/91 – Bộ Ngoại giao ta cũng đã gặp đại sứ Trung Quốc đề nghị mở lại đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao hai nước. Ngày 17/7, Trung Quốc trả lời đồng ý gặp cấp Thứ trưởng ở Bắc Kinh từ 5/8 đến 10/8. Hai ngày sau, Trung Quốc trả lời đồng ý việc ta cử Đặc phái viên gặp lãnh đạo Trung Quốc, nhưng lại sắp xếp cuộc gặp Đặc phái viên Đảng trước cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao… Việc làm trên cho thấy một mặt Trung Quốc muốn gặp ta ở cả hai cấp, mặt khác muốn dùng những thoả thuận với cấp Đặc phái viên để ép ta trong cuộc gặp cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Để đề cao công việc này, phía Trung Quốc đã đề nghị thay chữ “Đặc phái viên” thành “đoàn Đại diện đặc biệt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” tuy Đoàn chỉ có 2 thành viên là Lê Đức Anh và Hồng Hà. Hồng Hà lúc đó là Bí thư Trung ương, phụ trách đối ngoại. Phụ tá đoàn là Trịnh Ngọc Thái, phó ban Đối ngoại của Đảng. Tôi nhớ khi đó Bộ Ngoại giao có đề nghị có một Thứ trưởng Ngoại giao là uỷ viên Trung ương đi với đoàn để nắm tình hình vận dụng vào cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao ngay sau đó, nhưng đề nghị không được chấp nhận. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Nghiêm Hoành cũng không được tham dự các hoạt động của đoàn, trong khi đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Trương Đức Duy lại có mặt trong mọi hoạt động chính thức của đoàn tại Trung Quốc.
Ngày 28/7/91, đoàn đã đến Bắc Kinh và trong mấy ngày sau đó đã gặp Kiều Thạch, Lý Bằng, Giang Trạch Dân thông báo khá chi tiết về Đại hội VII. Thông báo cả những ý kiến khác nhau quá trình thảo luận, tranh luận và việc biểu quyết những vấn đề quan trọng trong Đại hội, và cơ cấu nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương mới…, Giang Trạch Dân và Lý Bằng tỏ ra quan tâm đến việc Việt Nam sẽ có Ngoại trưởng mới (thay Nguyễn Cơ Thạch) trong kỳ họp Quốc hội tháng 8/91, Giang tỏ ý hài lòng: “Từ đáy lòng mình, tôi hết sức hoan nghênh kết quả Đại hội VII của các đồng chí Việt Nam”.
Đặc biệt mặc dù chuyến đi có mục đích gặp lãnh đạo Trung Quốc thông báo về Đại hội VII và bàn quan hệ hai nước, nhưng Lê Đức Anh và Hồng Hà đã chủ động xin gặp Từ Đôn Tín tới 2 lần, chiều 297 và tối 317 để tạ lỗi (?). Mở đầu cuộc gặp chiều 29/7, Lê Đức Anh đã nói: “Năm ngoái khi đồng chí Từ Đôn Tín sang Việt Nam đã xảy ra một số trục trặc không hay lắm do phía chúng tôi gây ra (!) Đồng chí Nguyễn Văn Linh và chúng tôi khi biết việc này, chúng tôi không vui lắm. Hôm nay gặp đồng chí, tôi nói tình cảm của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và của tôi… Tình hình trục trặc trong quan hệ là một việc đau lòng, nhất là giữa những người cộng sản. Khúc nhạc cũ đã qua rồi, mong các đồng chí yên tâm”. Còn Từ thì cũng mượn dịp này để than phiền về đại sứ Đặng Ngiêm Hoành: “Một năm nay đồng chí ấy không gặp tôi, trừ khi gặp ở các cuộc chiêu đãi. Đây là lần đầu tiên tôi gặp đồng chí Hoành kể từ tháng 6 năm ngoái” (sự thực là phía Trung Quốc đã có thành kiến với anh Hoành từ trong cuộc đàm phán tháng 6/90 ở Hà Nội). Từ không quên nhắc đến điều kiện không thể thiếu có thể bình thường hoá quan hệ với Việt Nam: “Tôi rất hoan nghênh đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Hồng Hà là từ nay không nói diệt chủng nữa. Khi về Hà Nội nếu gặp Campuchia đề nghị các đồng chí cũng nói ý này… Nếu các đồng chí lãnh đạo Việt Nam sang Trung Quốc mà cái đuôi Campuchia vẫn còn thì chúng tôi khó nói với nhân dân. Mong vấn đề Campuchia được giải quyết thì khi bình thường hoá quan hệ chúng tôi có thể ăn nói với nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới”.
Để dọn đường cho cuộc gặp cấp Thứ trưởng ở Bắc Kinh tháng 8/91, tối 31/7 Hồng Hà đảm bảo với Từ Đôn Tín: “Đồng chí Lê Đức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với Thứ trưởng Nguyễn Dy Niên (người được chỉ định đi đàm phán với Trung Quốc chỉ vì chưa có “tiền sử” với Trung Quốc) trước khi đồng chí ấy đi Trung Quốc. Chúng tôi phải báo cáo với Bộ Chính trị để có ý kiến chỉ đạo không những về nội dung mà cả về tinh thần và thái độ làm việc. Tinh thần của chúng tôi là phấn đấu làm cho cuộc gặp thành công”. Sau khi đã cam kết từ nay không nói đến vấn đề diệt chủng nữa, Hồng Hà hỏi Từ: “Tôi muốn hỏi đồng chí ngoài vấn đề diệt chủng, còn hai vấn đề gai góc là vấn đề quân đội các bên Campuchia và vai trò LHQ thì phương hướng giải quyết nên thế nào, để chúng tôi có thể góp phần làm cho cuộc gặp thứ trưởng Việt – Trung ở Bắc Kinh sắp tới đạt kết quả tốt”. Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại !
Sau khi ở Trung Quốc về, ngày 4/8/91, Lê Đức Anh và Hồng Hà gặp tôi và Nguyễn Dy Niên tại Văn phòng Trung ương Đảng để chuẩn bị cho Niên đi đàm phán với Trung Quốc. Sau khi anh Niên đọc bản đề án của Bộ Ngoại giao, tôi nói: “Anh Hoành (đại sứ ta ở Trung Quốc)vừa điện về phía Trung Quốc thông báo có 3 buổi làm việc nhưng họ nói có thể làm một buổi là xong. Chắc chắn Từ Đôn Tín sẽ đưa văn bản buộc chúng ta phải thoả thuận. Nếu ta nhận, họ sẽ xì ra cho các nước P5, ASEAN và bạn Campuchia. Ta sẽ ở vào thế phản bội đồng minh, phản bội bạn bè. Nếu ta đòi sửa văn bản của Trung Quốc thì sẽ không ra được văn bản, đàm phán sẽ thất bại. Chúng tôi đã xem lại biên bản thấy Trung Quốc gắn rất chặt vấn đề Campuchia với việc bình thường hoá quan hệ, vẫn coi Campuchia là điều kiện. Trung Quốc rất khôn, khi gặp cấp cao chỉ tập trung vào vấn đề quan hệ hai nước, còn cái xương để lại. Gặm cái xương này, chúng ta phải giải quyết vấn đề có tính nguyên tắc. Ta quyết tâm bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc nhưng không được phá quan hệ với Campuchia và không được để thế giới thấy anh Việt Nam là người tráo trở”. Biết tôi quá gai góc, không chịu chấp nhận ý đồ thoả hiệp vô nguyên tắc với Trung Quốc, Lê Đức Anh và Hồng Hà chỉ nói chung chung về chuyến đi Bắc Kinh vừa qua. Hồng Hà nói: “Tinh thần tôi nắm được là ý Trương Đức Duy và Từ Đôn Tín đều lo cuộc gặp Thứ trưởng thất bại. Từ có hỏi: Không biết đồng chí Thứ trưởng nào gặp tôi có nắm được tinh thần này không ?” Tôi liền bảo: “Như vậy càng rõ là họ có yêu cầu cao nên họ sợ ta không thể chấp nhận được”. Hồng Hà nói: “Tôi hiểu họ muốn bình thường hoá quan hệ là chính nên họ lo”. Tôi đáp: “Về mặt này thì phải nói là Việt Nam lo hơn vì Việt Nam mót bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc hơn.” Vào cuối buổi họp, Hồng Hà nói: “Chuyến đi của anh Niên là thuận lợi, sau chuyến đi của anh Lê Đức Anh. Anh Niên cũng là nhân vật mới, không có “tiền sử”. Khi nhắc đến tháng 6/90 họ rất cay cú”. Lê Đức Anh thêm vào: “Sau tháng 6/90 lại có phát biểu với báo chí của hai bên nên càng tích tụ thêm, gắng thêm”. (ý nói đến lần sau đàm phán tháng 6/90, giữa tôi và Từ Đôn Tín có sự phê phán nhau trên báo chí). Và đến chiều, khi họp Thường trực Bộ Chính trị bàn về việc đàm phán với Trung Quốc họ chỉ triệu tập anh Niên, không triệu tập tôi.
Được biết trong cuộc họp này Tổng bí thư Đỗ Mười đã khẳng định là không nên vì vấn đề Campuchia mà cản trở việc bình thường hoá quan hệ của ta với Trung Quốc. Về vấn đề Campuchia, họ chỉ thị cho anh Niên thoả thuận với phía Trung Quốc:
1. Không nói về vấn đề diệt chủng. Lê Đức Anh nói phải dứt khoát thôi vấn đề diệt chủng. Và Tổng bí thư Đỗ Mười nhấn thêm: “Nếu nói vấn đề diệt chủng tức là đồng minh với Mỹ chống Trung Quốc” (!)
2. Nâng cao vai trò SNC Campuchia, hạ thấp vai trò LHQ.
3. Giảm quan các bên Campuchia 50%
Để đảm bảo cuộc đàm phán không đi chệch khỏi quỹ đạo đã dàn xếp trước với Trung Quốc. Hồng Hà còn để Trịnh Ngọc Thái, phó ban Đối ngoại, ở lại Bắc Kinh để tham gia đoàn đàm phán, thực chất để giám sát Nguyễn Dy Niên có theo đúng những điều họ đã thoả thuận trước với Trung Quốc không.
Ngày 10/8/91, sau khi cái gọi là cuộc đàm phán này đạt kết quả đúng ý Trung Quốc (hoan nghênh Sihanouk giữ chức chủ tịch SNC, ủng hộ văn kiện khung của LHQ về giải pháp Campuchia), vào đúng ngày Quốc hội Việt Nam thông qua việc bổ nhiệm Nguyễn Mạnh Cầm thay Nguyễn Cơ Thạch làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham nhận tiếp Nguyễn Dy Niên và ngỏ lời mời tân Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Trung Quốc ngày 16/9/91 để chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao Trung – Việt ở Bắc Kinh.
Ta đã dự kiến sau cuộc đàm phán ở Bắc Kinh sẽ sang PhnomPenh thông báo cho bạn Campuchia nhưng tối 18/8/91 Hồng Hà lại gọi điện chỉ thị: “Theo ý kiến đồng chí Lê Đức Anh, anh Niên không phải đi Campuchia thông báo với bạn nữa và cũng không thông báo cho bất cứ ai về cuộc đàm phán ở Bắc Kinh vừa qua” (mặc dù phía Trung Quốc đã thông báo cho các nước ASEAN và các nước phương Tây rồi). Và còn nói thêm: “Từ nay trở đi, trên giấy trắng mực đen đùng ghi ý đồ của Trung Quốc nữa (?) vì vấn đề này Bộ Chính trị đã nắm rồi.”
Nói chung, từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ, diễn biến trơn tru theo trình tự đã định. Ngày 5-10/11/91, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Pari, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2/79. Nhưng trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc “bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đề quốc” thì họ đã xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đầu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). Trung Quốc nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta.”
Trần Quang Cơ
Hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” (Trích)
Viêt lời giới thiệu : Nhà báo Trần Quang Thành
(Tài liệu riêng, chưa phổ biến)
Nguồn: Blog Chuyển Hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét